THE CHAP QUYEN TAI SAN THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIET NAM

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Thế chấp quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 241 - 267)

Nghiên cứu sinh : Nguyễn Hoang Long Người nhận xét: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Cơ quan: Văn phòng Luật sư Yến Đức, Đoàn Luật sư tp Hà Nội

1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì vấn dé xác định những tai sản nào là đối tượng của các giao lưu dân sự, thương mại đóng vai trò quan trọng, vì hiện nay có nhiều loại tài sản sở hữu trí tuệ mới được hình thành như các loại tiền ảo, trò chơi điện tử... Đây là những tài sản ảo khó kiểm soát cho nên pháp luật của các nước điều chỉnh khác nhau về các loại tài sản ảo. Khái niệm tài sản ảo và tài sản vô hình tương đối giống nhau vì các loại tài sản này con người không nhìn thấy, không kiểm soát được trong lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Mặt khác, hiện nay tồn tại khái niệm quyền tai sản mà các nhà nghiên cứu cho là đây là tài sản vô hình vì quyền tài sản không nhìn thấy. Tuy nhiên, quyền tài sản thì con người kiểm soát được bằng các công cụ pháp lý khác nhau như đăng ký, văn bản xác nhận nghĩa vụ trả nợ, thanh toán.... Nhưng về lý luận thì cần phải có một khái niệm chuẩn về quyền tài sản, dé quy chiếu những lợi ích nào là quyền tài sản, từ đó xác định được các đối tượng của quan hệ dân sự và thương mại là các quyên tài sản. Đặc biệt là xác định đối tượng của thé chấp quyền tài sản. Đây

là tài sản có giá tri lớn nhưng khó kiêm soát và xử lý tài sản thê chap.

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật Việt Nam về thé chấp quyền tai sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nằm giải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau gồm: BLDS năm 2015; Luật Nhà ở 2014; Luật Đất đai năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ sửa đối năm 2009; Luật Doanh nghiệp năm 2020... và các văn bản hướng dẫn. Những văn bản trên còn có những quy định về quyên tài sản không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn nhau dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng không thống nhất. Vì những lẽ trên, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện khái niệm quyền tài sản và xây dựng pháp luật về quyên tài sản.

2. Sự phù hợp giữa nội dung nghiên cứu với tên đề tài và mã số chuyên

ngành

Nội dung nghiên cứu phù hợp với tên dé tài và mã số chuyên ngành LDS-

TTDS.

3. Sw không trùng lặp của dé tài nghiên cứu, số liệu, kết quả nghiên cứu, kết luận của tuận án so với các công trình khoa học. luận văn. Luận án đã công

bo.

Luan án không trùng lặp nội dung với các công trình nghiên cứu đã công

4, Tính trung thực và rõ rang và day đủ trong trích dan tài liệu nghiên

Trinh dẫn tài liệu có chỉ dẫn nguồn rõ rang theo quy định.

5. Độ tin cậy và tinh hợp lý, hiện đại cua phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê có

độ tin cậy cao.

6. Đóng góp mới của luận án cho lĩnh vực chuyển ngành. Ý nghĩa khoa học thực tiễn, giá trị và độ tin cậy của đồng góp đó

- Luận án hoàn thiện khái niệm quyên tài sản, phân loại quyén tài sản theo

các tiêu chí khác nhau nhăm xác định những quyên tài sản nào là tài sản thê châp

- Luận án phân tích thực trạng pháp luật về thế chấp quyén tài sản và cho thấy pháp luật về thé chấp quyền tai sản chưa đồng bộ, thiếu nhiều quy định cụ thé cho nên can thiết phải hoàn thiện pháp luật về thé chấp quyền tài sản.

- Luận án dự báo trong tương lai thì quyền tài sản sẽ là tài sản thế chấp phổ biến vì thời đại ngày nay là thời đại của trí thức và công nghệ, cho nên sản phẩm trí tuệ ngày càng phát triển và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Một số kiến nghị trong luận án có thé áp dung dé hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền tài sản.

7. Uu điểm, nhược điểm về nội dung. kết cấu, hình thức của luận án.Những van dé cần bỗ sung sửa chữa

* Ưu điểm của luận án:

- Luận án xây dựng hoàn thiện khái niệm quyển tài sản, phân loại quyền tài sản, đặc điểm pháp lý của quyền tài sản.

- Trên cơ sở các khái niệm đã xây dựng, luận án phân tích các quyên tài sản đáp ứng tiêu chí cần và đủ dé có thé thành tài sản thé chấp.

- Qua việc nghiên cứu pháp luật của một SỐ quốc gia về tài sản, luận án so

sánh với pháp luật Việt Nam quy định về quyền tài sản từ đó rút ra những điểm cơ bản có tính tương đồng và một số điểm khác nhau và đưa ra hướng tiếp cận về quyền tài sản phù hợp với pháp luật của các nước trong khu vực và các nước có nên lập pháp tiên tiến.

- Luận án đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật vẻ thế chấp quyền tài sản.

Từ các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về thé chấp quyên tài san, Luận án đã phân tích, bình luận các quy định đó và đánh giá những ưu điểm và

hạn chế của các quy định, qua đó cho người đọc thấy toàn cảnh về chế định thế chấp quyền tài sản trong pháp luật Việt Nam.

- Luận án phân tích thực trạng thực thi pháp luật về thế chấp quyền tài sản hiện nay còn những hạn chế và gặp khó khăn trong việc định giá quyền tài sản và

xử lý quyên tài sản đê bảo đảm nghĩa vụ.

- Một số kiến nghị có giá trị tham khảo.

* Hạn chế của luận án:

- Khi phân tích quyền tài sản là các quyền khác đối với tài sản. Luận án phân tích quyền khác đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng, hướng hoa lợi từ

tài sản trừ người thuê, mượn... (trang 23). Việc phân tích như luận án chưa làm rõ

được bản chất của quyền khác đối với tài sản là một vật quyên do luật định và các quyền khác đối với tài sản được xác lập thông qua hợp đồng thuê, mượn. Nhưng nếu thuê, mượn lâu dài nhằm xác lâp quyền khác thì là quyền bề mặt hoặc hưởng dụng. Vậy căn cứ phát sinh quyền khác thông qua giao dich. Bản chất của quyên khác đối với tài sản là quyên tài sản do luật định, quyên của chủ thé xác lập quyền khác đối với tài sản không phụ thuộc vào chủ sở hữu tài sản.

- Quan điểm của NCS về tài sản chia làm hai loại vât hữu hình và vật vô hình ( trang 26). Quan niệm này cũng cần phải xem lại chính xác chưa. Vật là thế giới vật chất vậy phải là hữu hình không thé vô hình. Nên nghiên cứu theo hướng tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tuy nhiên, cần phải tìm ra được các tiêu chí

để xác định tài sản vô hình là đối tượng của giao lưu dân sự thương mại.

- Theo quan điểm của tác giả, “các quyền khác đối với tài sản là một bộ phận cấu thành của khái niệm quyền tài sản, nói cách khác khái niệm quyền tai sản có phạm vi nội hàm rộng hơn khái niệm quyền khác đối với tài sản” (trang

7 “Na A aaysy . Quan hic ù

Uo New ay cần phải luận>

nội hàm khái niệm giống nhau. Tuy nhiên, quyên tài sản phân thành nhiều loại và mỗi loại quyền tài sản có tính chất riêng, cho nên quyền khác với tài sản sẽ có khác biệt với các quyền tài sản khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ...

(trang 37).

- Phân tích bản chất của thế chấp là quan hệ vật quyền và trái quyền (mục 1.3.2. trang 49 ). Tuy nhiên, ban chất của tính trái quyền trong thé chấp chưa làm rõ. Nếu thế chấp được coi là một vật quyền thì quyền của các chủ thê độc lập nhau.

Bên thế chấp có quyên định đoạt tài sản ngay cả trong trường hợp đang thế chấp

không can có sự đồng ý của bên nhận thé chấp, như vậy bên thé chấp có nhiều khả năng khai thác tài sản của mình hiệu quả hơn và bên nhận thế chấp là chủ thé được xác lập quyền trên tài sản thế chấp có nghĩa là trong suốt thời hạn thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền truy đòi tài sản thế chấp không phụ thuộc vào chủ thể nào đang nam giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015 quy định bên thế chấp muốn định đoạt tài sản thế chấp phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Ngược lại, nếu bên nhận thế chấp đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản thế chap có nghĩa là biện pháp thé chấp chấm dứt. Bên nhận thé chấp không còn quyền truy đòi tài sản từ người thứ ba. Đây là quan hệ trái quyền trong thế chấp.

- Cần xem lại nhận định sau: “Dưới góc độ thực tiễn, đối tượng của biện pháp thé chấp da phan là các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng” (trang 67). Thế chấp quyên tài sản khi xử lý sẽ gặp nhiều rủi ro, nên đối tượng của thế chấp đa phân là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thé chấp như QSDD, nha ở, xe 6 tô, hàng hóa... còn quyên tài sản thé chấp sẽ gặp nhiều rủi ro.

- Nghiên cứu sinh cho rằng hiện nay chưa có quy định cụ thé về xử lý tài sản thế chấp là quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, những thiếu sót này đã làm cho quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp “kém hấp dan”

hơn những loại tài sản bảo đảm khác, gián tiếp gây khó khăn cho quá trình huy động vốn dé phát triển sản xuất, kinh doanh (trang 73). Nếu như mỗi loại tài sản cần phải có quy định về xử lý riêng thì phải ban hành bao nhiêu văn bản pháp luật cho đủ. Cho nên pháp luật quy định nguyên tắc chung về xử lý tài sản bảo đảm, còn các loại tài sản khác nhau thì cần phải tuân theo quy định về sử dụng, định đoạt loại tài sản đó theo quy định của luật chuyên ngành hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp.

- Đối với các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt phát sinh từ GDDS có thé chia ra làm hai nhóm: (i) quyền hửởng dụng, quyền bề mặt được phát sinh thông qua một GDDS có dén bù và (ii) quyền hưởng dụng, quyền bề mặt phát sinh thông qua một GDDS không có dén bù (căn cứ phát sinh là hợp đồng

không có đền bù hoặc di chúc).(Trang 84). Đây là quan niệm cần nghiên cứu thêm.

Bởi lẽ quyền hưởng dụng là quyền không có đền bù nếu có đền bù thì là quyền sử dụng (cần phân biệt giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng).

- Về xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản, luận án phân tích các trường hợp xử lý TSBD và các phương thức xử lý TSBĐ là quyền tai sản. Tuy nhiên, các phương thức xử lý quyên tài sản có những đặc thù riêng cần phải phân tích để đánh giá mỗi phương thức xử lý TS là quyên tài sản có khó khăn, hạn chế nào từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Ví dụ các khỏan nợ có thời hạn khác với thời hạn của nghĩa vụ chính thì xử lý như thế nào cho phù hợp và bảo đảm lợi ích của bên thé chấp và bên nhận thé chấp hoặc quyền cầu béi thường về giải phóng mặt bằng là hiện vật như nhà chung cư... thì sẽ xử lý thế nào cho phù hợp.

- Khi ghiên cứu về xử lý tài sả thê chấp là quyền yêu cầu thanh toán từ các hợp đồng (vụ án trang 136). Luận án tìm hiểu một số vụ việc liên quan và đã phân tích đánh giá được khó khăn, hạn chế của việc xử lý tài sản thế chấp là quyền yêu cầu thanh toán hợp đồng như các bên ký thỏa thuận thanh toán trước khi hợp đồng thế chấp đến hạn xử lý tài sản nhằm chốn tránh nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. Đây là một vấn đề quan trọng cần phải đưa ra kiến nghị nhằm kiểm soát quá trình thanh toán hợp đồng đã được đăng ký thế chấp.

- Xem lại kiến nghị thứ nhất (trang 145) NCS kiến nghị sửa đổi Điều 115 BLDS 2015 là: “Quyền tài sản là tài san vô hình dem lại lợi ích cho chủ thé hưởng quyền ” kiến nghị này cần phải có lập luận vững chắc có căn cứ khoa học và thực tiễn vì tài sản vô hình là một khái niệm mà trong luật chưa công nhận và nội hàm

của khái niệm này chưa được làm rõ.

- Kiến nghị thứ hai về bé sung Điều 303 về xử lý tài sản thế chấp: “.... Viéc xử lý tài sản bảo dam có giá trị lớn theo điểm c khoản 1 Điều này phải có sự đồng ý của Toà án” ( trang 146). Nếu khi nhận tài sản thế chấp để bù trừ nghĩa vụ theo thỏa thuận lại cần phải có sự đồng ý của Tòa án sẽ gây ra bất

hợp lý như sau:

Thứ nhất, trong Luật tố tụng cần có những quy định về thủ tục này.

Thứ hai, nếu đã thỏa thuận nhận tài sản trừ nghĩa vụ ma xin ý kiến của Tòa án thì thỏa thuận không có giá trị. Có nghĩa là bên nhận thế chấp phải khởi kiện, sau đó yêu cầu Tòa án cho nhận tài sản thế chấp. Cần xem lại kiến nghị này.

- Kiến nghị thứ tư bỗ sung khoản 3 Điều 317 BLDS năm 2015 theo hứớng:

“3. Các bên không được xác lập thé chap tai sản dé đảm bảo thực hiện

nghĩa vụ của người thứ ba” (trang 149).

Nghiên cứu sinh cho rằng trường hợp này cần xác lập bảo lãnh. Kiến nghị này cần phải nghiên cứu lại vì áp dụng biện pháp bảo lãnh có nhiều rủ ro như bên

bảo lãnh không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không chịu thực hiện thay nghĩa

vụ cho người được bảo lãnh. Mặt khác, người thứ ba dùng tài sản thế chấp đảm bảo nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ thì người nhận thé chấp xử lý ngay tài sản thế chấp dé bao dam nghĩa vụ.

Như vậy, trường hợp này không có vấn đề gì khó khăn phức tạp và cũng không thể lừa đảo như luận án phân tích vì bên nhận thế chấp đã giữ các giấy tờ về QSDĐ và đăng ký thế chấp.

Kiến nghị này chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn vì sao không cho phép người thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Luật quy định người thứ ba có quyền thé chấp tài san dé bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên có nghĩa vụ vay vốn tại các tổ chức tín

dụng trong khi chính họ không có tài sản bảo đảm.

8. Sự phân ánh kết quả của luận án trong các công trình nghiên cứu và nhận định về chất lượng của công trình, tap chi đăng bài cho nghiên cứu sinh

Kết quả nội dung các công trình nghiên cứu, bài tạp chí đăng trên các tạp chí theo danh mục quy định của Bộ GD & ĐT đã được thể hiện trong nội dung

của luận án.

9, Kế luận

nghị Hội đồng cham luận án cho phép NCS bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường.

Xác nhận chữ ký của cơ quan

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2023 Người nhân xét

TS. Nguyễn Minh TuấnHe

NHẬN XÉT LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

Đề tài: Thế chấp quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Long

Hội đồng nghiệm thu: cấp Trường

Người nhận xét: TS. Vương Thanh Thuý

Vị trí trong Hội đồng: Ủy viên

Sau khi đọc Luận án của Nghiên cứu sinh (“NCS”) Nguyễn Hoàng Long, tôi có một số nhận xét sau:

1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Luận án của NCS Nguyễn Hoàng Long với dé tài: “Thé chấp quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam” có tính cấp thiết, tính thời sự, có ý nghĩa

khoa học và ý nghĩa thực tiễn. |

2. Sự không trùng lặp của đề tài nghiên cứu, số liệu, kết quả nghiên cứu, kết

luận của Luận án so với các công trình khoa hoc, luận văn, luận án đã công

bố

Đề tài nghiên cứu, số liệu, kết quả nghiên cứu, kết luận của Luận án không trùng lặp so với các công trình khoa học, luận văn, luận án đã công bố.

3. Tính trung thực, rõ ràng và day đú trong trích dẫn tài liệu tham kháo Các tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng và đầy đủ. Các tài liệu tham

khảo đảm bảo tính trung thực và khoa học.

4. Độ tin cậy và tính hợp lý, hiện đại của phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án đảm bảo tính hợp lý, hiện đại, có độ tin cậy cao

5. Đóng góp mới cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành, ý nghĩa khoa học,

thực tiễn, giá trị và độ tin cậy của những đóng góp đó

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Thế chấp quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 241 - 267)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(267 trang)