Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở xử lý nhà máy xử lý chất thải (Trang 56 - 59)

B. Hệ thống xử lý khí thải của lò đốt ACTREES công suất 100 kg/giờ

11. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

11.4. Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố

- Đối với cơ sở xử lý và vận chuyển:

Để giải quyết tốt các vấn đề phòng và ứng cứu sự cố, doanh nghiệp lập thành một hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường tại các cơ sở. Hệ thống bao gồm Ban giám đốc, nhân viên và toàn bộ công nhân tại cơ sở.

Hệ thống có vai trò chủ đạo, chỉ huy mọi hoạt động môi trường thường nhật hàng ngày với các công tác: quan trắc chất lượng môi trường, kiểm tra trang thiết bị xử lý ô nhiễm, kiểm tra tình hình giữ gìn vệ sinh môi trường tại các cơ sở… Vấn đề về quản lý, bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố được báo cáo định kỳ trong các cuộc họp giao ban công việc chung và đầu tuần hàng tháng và năm. Định kỳ hàng năm 2 lần, hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường sẽ tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố PCCC, sự cố rò rỉ cho lực lượng công nhân viên tại các cơ sở.

Để phòng ngừa sự cố, doanh nghiệp xây dựng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Các biện pháp phòng ngừa sự cố mà doanh nhiệp thực hiện là:

− Tổ chức các khóa học và mời chuyên gia tập huấn về công tác phòng chống cháy nổ, an toàn lao động.

− Xây dựng chi tiết các bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu và từng công đoạn sản xuất.

− Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động và nâng cao nhận thức phòng chống sự cố cho toàn bộ công nhân viên.

− Định kỳ gửi cán bộ, công nhân viên theo các lớp học, hội thảo về xử lý chất thải, vệ sinh môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường, các trường học và các ban ngành liên quan tổ chức, cụ thể:

+ Tập huấn, nâng cao nhận thức chuyên môn về quản lý chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

+ Tham dự hội thảo và trainning chuyên đề về quản lý chất thải rắn do các Bộ, ngành tổ chức.

+ Tham gia các khóa học, nâng cao nhận thức về an toàn lao động và phòng chống, ứng cứu sự cố môi trường.

+ Tổ chức tham quan công tác quản lý chất thải của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.

− Thực hiện thường xuyên và khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải.

− Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trực thuộc Nhà máy, các khách hàng thực hiện các qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đồng thời tổ chức thực hiện việc kiểm tra y tế định kỳ cho công nhân Nhà máy.

− Thường xuyên kiểm tra độ bền, độ an toàn của các bồn chứa, máy móc thiết bị.

− Có chế độ bảo trì bảo dưỡng thích hợp.

− Các phương án phòng chống và ứng cứu sự cố được hệ thống quản lý lập sẵn cho từng khu vực cháy và cấp độ cháy.

− Hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng cứu.

− Tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm, đặc biệt đối với dung môi hữu cơ.

− Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho chứa.

− Giữa các lô hàng trong kho phải có khoảng cách nhất định để cho các phương tiện chữa cháy có thể ra vào được.

- Đối với tuyến vận chuyển

− Đối với đội ngũ tài xế luôn luôn tuân thủ luật giao thông.

− Phương tiện chuyên chở phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định vận chuyển CTNH.

− Trang bị các trang thiết bị có thể.

− Kết hợp với chủ nguồn thải đóng bao các loại chất thải vào bao bì chứa phù hợp tránh gây phát tán rò rỉ trong quá trình vận chuyển.

− Tổ chức các khóa học an toàn, nhận diện, đánh giá rủi ro, và các tai nạn và thiệt hại có thể xảy ra.

− Xây dựng các quy trình ứng phó khẩn cấp tại tất cả các bộ phận.

− Các bộ phận thực hiện nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn và tham gia tập huấn các trường hợp khẩn cấp (nếu có).

Biện pháp kỹ thuật và trang bị cho việc PCCC và ứng phó sự cố Đảm bảo các đường ống, van khí kín, an toàn.

Ban hành quy trình vận hành an toàn các hệ thống thiết bị chuyên dụng (Quy trình vận hành xử lý F Gas của lò đốt ACTREES bổ sung tại Phụ lục kèm theo)

Cách ly khu vực chứa nhiên liệu với các hoạt động khác.

Lắp đặt đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại cơ sở: thiết bị báo cháy, bình chữa cháy cho thiết bị chuyên dụng cho xử lý và vận chuyển.

Phải có hệ thống ống cấp nước quanh xưởng.

Bố trí các thùng cát, vôi bột, chăn, xô...tại nơi xử lý, tại các kho bãi.

Bố trí hệ thống nhân sự hợp lý.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố TT Loại trang thiết

bị/biện pháp Đặc điểm, chức năng Vị trí

1

Bình chữa cháy Bình chữa cháy CO2, bên trong chứa khí CO2 -79ºC được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao, sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.

Bình CO2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.

Đặt tại các xưởng của Nhà máy

2

Vòi, họng phun nước

Vòi chữa cháy được sử dụng cho mục đích chữa cháy khi đám cháy mới bùng phát, trước khi sử dụng đến trụ nước cứu hoả, vòi phun có nhiều loại với đường kính, màu sắc khác nhau.

Đặt tại các xưởng của Nhà máy

3

Thiết bị báo cháy Báo cháy tự động khi có hỏa hoạn, những đầu báo cháy được nối kết với tủ điều khiển bằng những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ một khu vực của hiện trường.

Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái: trạng thái bình thường và trạng thái báo động.

Đặt tại các xưởng của Nhà máy

4

Thiết bị bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động, bảo vệ con ngươi trong trường hợp sự cố môi trường gồm quần áo bảo hộ, kính mũ, găng tay, mặt nạ phòng độc, kính…

Được cấp phát tuỳ trường hợp

5

Thùng cát, vôi

bộ, chăn, xô,… Dùng trong các trường hợp khẩn cấp để khắc phục, giảm thiểu các sự cố như hỏa hoạn, rò rỉ CTNH, đổ tràn hóa chất,…

- Phương án phòng cháy chữa cháy

Xây dựng nội quy phòng cháy, chữa cháy của Công ty.

Tập huấn, tuyên truyền giáo dục công tác PCCC.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác quản lý CTNH, quản lý chất dễ cháy, nổ. Có phương án thoát hiểm người và vật tư, thiết bị.

- Phương án phòng ngừa sự cố rò rỉ, đổ tràn dầu, hóa chất, chất thải lỏng

Công tác phân loại và quản lý các loại dầu thải, hóa chất, chất thải lỏng phải khoa học, thực hiện nghiêm túc việc phân chia khu vực lưu giữ dầu thải (tuỳ theo trạng thái rắn, lỏng, bùn…)

Đảm bảo việc sắp xếp khoa học.

Chất thải cần được xử lý trong thời gian nhanh nhất kể từ khi thu gom về cơ sở xử lý từ các chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

Luôn giữ gìn nhà kho sạch sẽ, thông thoáng.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở xử lý nhà máy xử lý chất thải (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)