CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:
1.1. Mạng lưới thu gom bụi, khí thải:
- Từng nguồn số 01 và 02 được thu gom, xử lý tại 02 hệ thống xử lý khí thải riêng biệt của các lò đốt chất thải.
- Nguồn số 03 được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý khí thải của thiết bị sơ chế bóng đèn huỳnh quang.
1.2. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
1.2.1. Hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải số 01:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Tháp làm mát→ Buồng phun than hoạt tính và vôi bột → Lọc bụi túi vải → Ống khói.
Tháp làm mát: Nước làm mát → Tháp làm mát, phun tia trực tiếp → Cặn rắn thiêu hủy
- Công suất thiết kế: 5.000 m3/giờ.
- Hoá chất, vật liệu sử dụng: than hoạt tính, vôi bột.
1.2.2. Hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải số 02:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Tháp làm mát → Tháp ổn định nhiệt → Tháp phun vôi bột → Tháp phun than hoạt tính → Lọc bụi túi vải → Tháp hấp thụ → Ống khói.
Tháp làm mát: Nước làm mát → Tháp làm mát, phun tia trực tiếp → Thiết bị giải nhiệt (Cooling tower) → Bể chứa → Tuần hoàn, tái sử dụng tại tháp làm mát.
Tháp ổn định nhiệt: Dung dịch sữa vôi (Ca(OH)2) → Tháp ổn định nhiệt, phun sương trực tiếp → Cặn rắn thiêu hủy tại lò đốt.
- Tháp hấp thụ: Dung dịch sữa vôi (Ca(OH)2) → Tháp hấp thụ, phun tia trực tiếp → Bể tiếp nhận → Bể lắng → Bể chứa → Tuần hoàn, tái sử dụng tại tháp hấp thụ.
- Công suất thiết kế: 15.000 m3/giờ.
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: sữa vôi (Ca(OH)2), than hoạt tính, vôi bột.
1.2.3. Hệ thống xử lý khí thải của thiết bị sơ chế bóng đèn huỳnh quang:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Cyclone lọc bụi → Thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính → Ống thải.
- Công suất thiết kế: 100 m3/giờ.
- Hoá chất, vật liệu sử dụng: than hoạt tính.
1.3. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị của lò đốt và hệ thống xử lý khí thải.
- Đào tạo đội ngũ công nhân nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa chữa, khắc phục khi sự cố xảy ra.
- Khi xảy ra sự cố quá nhiệt tại các lò đốt, thực hiện ngay quy trình ngắt hệ thống cấp nhiên liệu khẩn cấp, vận hành van xả bypass và dừng sản xuất cho tới khi khắc phục được sự cố.
- Khi xảy ra sự cố tại các khu vực khác, dừng hoạt động tại khu vực xảy ra sự cố, tìm nguyên nhân sửa chữa, khắc phục kịp thời, bảo đảm không xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm:
2.1. Thời gian vận hành thử nghiệm: Không quá 06 tháng kể từ ngày Giấy phép môi trường này có hiệu lực.
2.2. Công trình, thiết bị phải vận hành thử nghiệm: hệ thống xử lý khí thải của lò đốt.
2.2.1. Vị trí lấy mẫu: Tại ống khói hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải, công suất 500 kg/giờ (dòng thải số 02).
2.2.2. Chất ô nhiễm chính và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: quy định tại mục 2.4.1 Phần A Phụ lục này.
2.3. Tần suất lấy mẫu: thực hiện quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
- Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả: Tối thiểu 15 ngày/lần, tối thiểu 05 lần.
- Giai đoạn vận hành ổn định: Tối thiểu 07 ngày liên tiếp (01 ngày/lần).
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
3.1. Đối với các nguồn khí thải khác, cụ thể:
- Khí thải từ máy phát điện dự phòng (công suất 12 kVA, tại khu vực nhà xưởng của hệ thống tái chế bóng đèn huỳnh quang) không phải kiểm soát, do thiết bị sử dụng nhiên liệu là dầu DO, không thuộc đối tượng yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải. Tuy nhiên, yêu cầu Công ty phải đảm bảo luôn sử dụng nhiên liệu sạch trong mọi trường hợp.
- Khí thải từ các quạt thông gió, các máy điều hòa không phải kiểm soát, do có cùng tính chất, chất lượng không khí trong nhà. Tuy nhiên, chất lượng không khí đảm bảo đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.
3.3. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quy định tại các khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường này thì phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
3.4. Trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định.
Phụ lục 3
BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ... /GPMT-BTNMT ngày ... tháng ... năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)