Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: “NHÀ MÁY GU VINA” (Trang 125 - 144)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1. Đánh giá dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

a) Nguồn gây tác động

- Bụi từ quá trình đào đắp cho quá trình đào móng công trình;

- Bụi và khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

- Bụi và khí thải do các phương tiện thi công trên công trường;

- Khí thải từ quá trình hàn cắt các kết cấu kim loại.

- Mùi nhựa đường phát sinh trong quá trình trải bê tông nhựa nóng.

b) Đối tượng chịu tác động

- Tác động tới môi trường không khí khu vực dự án.

- Tác động tới công nhân trên công trường.

- Tác động tới hệ sinh thái trong khu vực dự án c) Dự báo tải lượng và đánh giá tác động

(1) Bụi, khí thải từ quá trình đào đất

Khối lượng đất đào của dự án là 84.298,5 tấn theo tính toán ở chương 1.

Hệ số phát thải bụi khuếch tán được tính theo theo tài liệu Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 1-Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution (WHO, Geneva, 1993), cụ thể: (i) - Đối với hoạt động đào đắp, xúc bốc: 0,017kg/tấn; Khối lượng bụi phát sinh là 0,017 x 84.298,5= 1.433,07 kg.

Bảng 3.2. Hệ số phát thải và nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào Khối lượng

bụi từ đào móng

Tải lượng

(kg/ngày) Số ngày

Hệ số phát thải bụi bề mặt (g/m2/ngày)

Nồng độ trung bình của bụi lơ

lửng (TSP) (μg/m3)

QCVN 05:2023/BTNMT

(μg/m3)

1.433,07 3,06 468 0,0408 170,12 300

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Ghi chú: Số ngày thi công là 468 ngày (thời gian thi công 18 tháng; 26 ngày/tháng; thời gian thi công 8 h/ngày):

Tải lượng (kg/ngày) = Khối lượng bụi (kg) / Số ngày thi công (ngày);

Hệ số phát thải bụi bề mặt (g/m2.ngày) = Tải lượng (kg/ngày) x 103 / Diện tích (m2)), Diện tích mặt bằng dự án là 9.700 m2;

Nồng độ bụi trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày) x 109/24/V (m3), Thể tích tác động trên mặt bằng dự án V = SxH với S = 0,97ha (9,700 m2) và H = 10m (vì chiều cao đo các thông số khí tượng là 10m).

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn ĐTM của ngân hàng thế giới (Environmental assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, Vorld bank, vashington D.C 8/1991).

Như vậy, so với QCVN 05:2023/BTNMT nồng độ bụi (TSP) trung bình trong quá trình đào đất nằm trong giới hạn cho phép.

Đối tượng chịu tác động chính trong quá trình đào là công nhân thi công trong Dự án, môi trường khu vực lân cận.

Dự án được bố trí thi công lần lượt từng hạng mục, không tập trung đông các phương tiện, máy móc thiết bị thi công trong cùng một thời điểm nên việc gia tăng các chất khí độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực không lớn. Vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu trong khu vực Dự án san gạt và khu vực thi công, ảnh hưởng chủ yếu đến công nhân làm việc trên công trường, không ảnh hưởng đến dân cư.

Tuy nhiên, khu vực thi công có không gian thông thoáng nên bụi và các chất khí thải sẽ nhanh chóng hòa loãng vào môi trường. Bên cạnh đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp hạn chế phát sinh bụi, khí thải ra môi trường nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng ngay tại nguồn và nâng cao hiệu quả xử lý của các biện pháp.

(2) Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng

- Nguyên vật liệu xây dựng với khối lượng ước tính 143.520,2 tấn. Số lượt xe tham gia vận chuyển ước tính là khoảng 11.960 lượt xe (mỗi xe có trọng tải 12 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel).

- Thời gian vận chuyển lượng nguyên vật liệu xây dựng này kéo dài trong suốt quá trình thi công dự án (18 tháng, 26 ngày/tháng, thời gian thi công 8 h/ngày).

Bảng 3.3. Số lượt vận chuyển nguyên liệu xây dựng Hạng mục

Khối lượng cần vận chuyển (tấn)

Số lượt xe 12 tấn vận chuyển

Thời gian (ngày)

Lưu lượng (lượt xe/ngày)

Lưu lượng (lượt xe/h) Vật liệu cần

vận chuyển 143.520,2 11.960 468 26 3,2 (làm

tròn 4 lượt)

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập (Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution – Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, 1993) hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường như sau:

Bảng 3.4. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải chạy trên đường Chất ô

nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (kg/1.000km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Trong TP Ngoài TP Cao tốc Trong TP Ngoài TP Cao tốc

Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9

Khí SO2 1,16S 0,84S 1,3S 4,29S 4,15S 4,15S

Khí NOx 0,17 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44

CO 0,7 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9

VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO,1993) Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu, S = 0,05%.

Nguyên vật liệu xây dựng được mua từ các nhà cung cấp khu vực Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, tuyến đường vận chuyển từ nhà cung cấp vật liệu đến công trường thi công dự kiến khoảng cách vận chuyển trung bình nằm trong bán kính trung bình 15km so với vị trí dự án dọc theo đường tỉnh lộ 295.

Ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm như sau:

Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm TT Số lượng xe

(chuyến/h)

Quãng đường 2 lượt đi về (km)

Tải lượng ô nhiễm E (mg/m.s)

TSP SO2 NOx CO

1 4 30 30,00 0,07 48,00 26,67

Từ tải lượng của các chất ô nhiễm tính toán ở trên, áp dụng mô hình SUTTON trong giáo trình mô hình hóa môi trường của GS.TS Phạm Ngọc Hồ thì ta xác định được nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm ở một thời điểm bất kỳ với nguồn thải dạng tuyến như sau:

(3-3) Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

E: Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).

z: Độ cao của điểm tính toán (m), chọn z =1,5 m;

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung qunh (m) (h=0,5m);

) / 2 (

) exp (

2 ) exp (

8 , 0

3 2

2 2

2

m u mg

h z h

E z C

z

z z

 







 

 

− −

+

 

− +

= 

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

- Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng z(m). Với độ ổn định khí quyển tại khu vực nghiên cứu là loại B, được xác định theo công thức tính toán như dưới đây: = 0,53.x0,73 (m).

Trong đó: x là khoảng cách từ điểm tính toán so với nguồn thải theo hướng gió. Phương pháp tính toán là chia tọa độ điểm tính theo trục ngang (x) và trục đứng (z).

u: Tốc độ gió trung bình (m/s) (lấy u = 1,5m/s)

Áp dụng các thông số trên để đưa vào mô hình tính toán rút gọn, kết quả tính toán như sau:

Bảng 3.6. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tính theo khoảng cách

Khoản g cách

(m)

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3)

QCVN 05:2023 /BTNM Ttrung bình 1h,

(mg/

m3)

Chỉ tiêu 5 10 20 50 100 150 300 500

Bụi 10,357 0,468 0,0002 3,0042E-

18 9E-51 7E-92 1,1E-

252 0 0,3

SO2 0,024 0,001 5,409E- 07

6,9262E-

21 2E-53 2E-94 2,6E-

255 0 0,35

NOx 16,572 0,749 0,0004 4,8066E-

18 1E-50 1E-91 1,8E-

252 0 0,2

CO 9,206 0,416 0,0002 2,6704E-

18 8E-51 7E-92 1E-252 0 30 Nhận xét:

Từ kết quả tính toán cho thấy quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách so với giới hạn quy chuẩn cho phép như sau:

Nồng độ các chất ô nhiễm giảm dần theo khoảng cách từ nguồn phát thải, đặc biệt ở khoảng cách <20m bụi và NOx vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể là:

Bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 34,5 lần và 1,56 lần ở khoảng cách tương ứng 5m và 10m, bụi phát thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là bụi lắng có khối lượng lớn, nên dễ dàng sa lắng, khả năng phát tán thấp.

NOx vượt tiêu chuẩn cho phép 82,86 lần và 3,7 lần ở khoảng cách tương ứng 5m và 10m.

- SO2 và CO đều nằm trong giới hạn cho phép ở khoảng cách ≥ 5m.

Thấy rằng, ở các khoảng cách khác nhau thì mức độ tác động của bụi và các khí ô nhiễm là khác nhau và mức độ tác động đến các đối tượng xung quanh giảm dần theo

z

z

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

khoảng cách tính từ nguồn gây ô nhiễm. Có thể thấy, đối tượng chịu tác động nhiều nhất là các hộ dân trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu ở khoảng cách <100m, đặc biệt là ở khoảng cách < 20m. Vì vậy, chủ đầu tư cần có các biện pháp giảm thiểu cụ thể trong quá trình vận chuyển vật liệu, hạn chế tối đa các tác động trong quá trình thi công xây dựng án.

(2) Bụi từ quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu thi công xây dựng

Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi đối với từng hoạt động trong giai đoạn đào đắp, vận chuyển và bốc dỡ vật liệu xây dựng được ước tính ở bảng sau:

Bảng 3.7. Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công

TT Nguồn gây ô nhiễm Hệ số phát thải

(g/tấn)

Tải lượng bụi (kg)

1 Bụi do quá trình đào đất, đắp nền mặt bằng

bị gió cuốn lên (bụi cát). 1 - 100 84,30 - 8.430

2 Bụi do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng

(đất, đá, cát…). 0,1 - 1 14,35 -143,52

3 Xe vận chuyển đất làm rơi vãi trên mặt

đường phát sinh bụi. 0,1 - 1 8,43 – 84,30

Tổng cộng: 107,08 – 8.657,82

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993) Theo bảng tính trên ta thấy, lượng bụi phát sinh trên công trường trong giai đoạn thi công của Dự án là khá lớn, sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án và công nhân làm việc trên công trường. Tuy nhiên, lượng bụi này phát sinh gián đoạn, không liên tục, không tập trung tại một thời điểm và mang tính cục bộ ở những khu vực có phương tiện và thiết bị hoạt động, khả năng phát tán không lớn.

Chủ dự án và các nhà thầu thi công sẽ áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu các tác động này.

(3) Bụi và khí thải từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường Hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm có chứa các sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO,…

Lượng tro bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng, công suất, tuổi thọ và lượng dầu nhiên liệu tiêu thụ. Như đã trình bày tại chương 1, lượng dầu Diezel tiêu thụ của các phương tiện thiết bị thi công là khoảng 2.609 lít Diezel/ca. Tỷ trọng dầu là 0,8 kg/l, tương đương khối lượng dầu tiêu thụ 2.087,2 kg/ca = 2,0872 tấn/ca.

Theo Giáo trình “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải” (tập 1) của GS.TS.Trần Ngọc Chấn và lượng nhiên liệu dự tính tiêu thụ tại dự án, tải lượng các chất ô nhiễm được tính theo bảng sau:

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí Thông số ô

nhiễm

Hệ số phát thải của thiết bị thi

công (kg/tấn nhiên liệu)

Lượng nhiên liệu tiêu thụ

(tấn/ca)

Tải lượng ô nhiễm

Kg/ca mg/s

Bụi 0,28

2,0872

0,584 20,288

SO2 20S 0,209 7,246

CO 0,71 1,482 51,445

NOx 2,84 5,927 205,782

Ghi chú: 1 ca làm việc bằng 8h Nguồn phát thải chất ô nhiễm do máy móc, thiết bị thi công là nguồn diện, vì vậy để đơn giản hóa, xét nồng độ chất ô nhiễm trên một diện tích bằng cách sử dụng hộp khí điển hình, thừa nhận khối không khí ở trên vùng ô nhiễm bất kỳ được hình dung là hình hộp có một cạnh đáy song song với hướng gió theo sơ đồ sau:

Hình 3.1. Mô hình phát tán không khí nguồn diện

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 2003) Nồng độ chất ô nhiễm được tính theo công thức sau:

C = 1000 x Es x L

U x H x S + Co (3-4) Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong hộp không khí (mg/m3) C vào: Nồng độ chất ô nhiễm môi trường nền (mg/m3) Es: Tải lượng chất ô nhiễm không khí (mg/s)

H: Chiều cao xáo trộn (m) (mixing invention height), phụ thuộc vào điều kiện ổn định của khí quyển (thay đổi theo thời gian trong ngày).

Giá trị chiều cao xáo trộn được sử dụng như sau:

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Bảng 3.9. Chiều cao xáo trộn theo điều kiện khí quyển

STT Thời điểm Hiện tượng xấu Chiều cao xáo trộn, m

1 Buổi sáng đến trưa Nghịch nhiệt 50 – 500

2 Buổi chiều (13h-18h) Bình thường 600 – 2.000

(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật,2003).

Nghịch nhiệt (temperature invention) là một hiện tượng của khí quyển xảy ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới. Nghịch nhiệt xảy ra hầu như ở tất cả các thời điểm khác nhau của năm, thường xảy ra với tần suất cao vào mùa Đông khi không khí ổn định, đêm kéo dài và có không khí lạnh tràn về.

Khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, lớp nghịch nhiệt đóng vai trò như một “chiếc mũ” và dừng quá trình xáo trộn trong bầu khí quyển, khiến cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí. Quá trình này làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến chất lượng môi trường không khí tại lớp gần bề mặt đất bị suy giảm.

Tính toán trong điều kiện thời tiết bất lợi nhất thì H = 50 m.

L: Chiều dài hộp kín, lấy bằng chiều dài khu vực thực hiện Dự án: L =368,21m.

U: Tốc độ gió (m/s) (U = 1,5 m/s).

S: Diện tích nguồn diện (m2), S = 0,97 ha = 9.700 m2

Thay các thông số vào công thức trên, được nồng độ chất ô nhiễm trung bình trên toàn bộ khu vực dự án là:

Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí

Thông số ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm môi trường nền C0

(mg/m3)

Nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực dự án

(mg/m3)

QĐ 3733:2002/BYT (mg/m3) (Tối đa)

Bụi 0,237 0,324 4

SO2 0,032 0,063 10

CO 4,250 4,470 40

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Thông số ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm môi trường nền C0

(mg/m3)

Nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực dự án

(mg/m3)

QĐ 3733:2002/BYT (mg/m3) (Tối đa)

NOx 0,042 0,922 10

Theo kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đều nằm trong quy chuẩn cho phép, nên hàm lượng khí độc hại, bụi trên ảnh hưởng không lớn tới môi trường xung quanh. Đồng thời, chủ dự án sẽ sử dụng các loại phương tiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn môi trường và có những biện pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh trong quá trình triển khai thi công xây dựng tại Dự án.

(4) Khí thải từ công đoạn hàn

Nhiều hoạt động khác trong quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh bụi và khí thải độc hại, đặc biệt là từ quá trình hàn để kết nối các kết cấu kim loại. Quá trình này làm phát sinh bụi hơi oxit kim loại như: Mangan ôxyt, sắt ôxyt,.... Thành phần bụi khói một số loại que hàn như sau:

Bảng 3.11. Thành phần bụi khói cỉa một số loại que hàn

Loại que hàn MnO2 (%) SiO2 (%) Fe2O3 (%) Cr2O3 (%) Que hàn baza

UONI 13/4S 1,1 - 8,8/4,2 7,03 - 7,10/7,06 3,3 - 62,2/47,2 0,002 - 0,020/0,001 Que hàn Austent bazo 0,29 - 0,37/0,33 89,9 - 96,5/93,1

Nguồn: TS. Ngô Lê Thông, Công nghệ hàn điện nóng chảy (Tập 1) Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:

Bảng 3.12. Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào kết cấu que hàn

TT Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6

1 CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50

2 NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật 2000 Theo chương 1 của báo cáo lượng que hàn cần dùng trong suốt quá trình thi công xây dựng dự án là 220 tấn = 220.000 kg. Giả thiết sử dụng loại que hàn đường kính trung bình 4mm, tương đương 25 que/kg  Số que hàn là 5.500.000 que hàn.

Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”

Tổng thời gian thi công là 18 tháng tương đương khoảng 468 ngày (1 tháng làm việc 26 ngày) và số giờ làm việc tương ứng trong 1 ngày là 8h, số lượng que hàn trung bình ngày là 1.470 que/h.

Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và BVMT thành phố Hồ Chí Minh thì lượng khí tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 1 que hàn ở 250C khoảng 0,8 m3.

Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí từ công đoạn hàn được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.13. Nồng độ chất ô nhiễm từ công đoạn hàn

TT Chất ô nhiễm Tải lượng (mg/s)

Nồng độ ô nhiễm (mg/Nm3)

QCVN

19:2009/BTNMT, cột B, Kp=1, Kv=1

(mg/Nm3)

1 NOx 12,25 37,50 850

2 CO 10,21 31,26 1.000

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

 Như vậy, khí thải từ công đoạn hàn đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng diễn ra trong không gian lớn nên các chất ô nhiễm dễ khuyếch tán vào môi trường không khí.

(5) Mùi nhựa đường phát sinh trong quá trình trải bê tông nhựa nóng

Khối lượng bê tông nhựa và nhựa đường dự kiến sử dụng để làm đường của dự án sử dụng là 2.208 tấn.

Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới WHO, quá trình rải nhựa đường sẽ phát sinh bụi và khí CO và VOCs.

Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình rải nhựa đường STT Công đoạn Chất ô nhiễm Hệ số phát thải

(kg/tấn)

Khối lượng nhựa đường

(tấn)

Tải lượng (kg)

1 Rải nhựa Bụi 13,40

2.208

29.587,20

CO 1,87 4.128,96

2 Nén chặt Bụi 1,57 3.466,56

CO 0,13 287,04

Trong quá trình rải bê tông nhựa sẽ phát tán mùi dầu, hơi gây ô nhiễm môi trường không khí, tác động đến sức khỏe của 470 công nhân viên làm việc trực tiếp tại dự án.

Thông qua hệ tiêu hóa và nhanh nhất là hệ hô hấp, các khí này, khi vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gan, bệnh về hô hấp như mũi, họng, khí quản, phổi. Tuy nhiên thời gian tác động chỉ diễn ra trong quá trình trải thảm nhựa đường (dự kiến khoảng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: “NHÀ MÁY GU VINA” (Trang 125 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)