3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong quá trình dự án đi vào hoạt động
3.2.1.3. ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG GÂY NÊN BỞI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
a. Sự cố tai nạn giao thông và tai nạn lao động
Sự gia tăng số lượng, mật độ phương tiện giao thông trong Nhà máy và các tuyến đường xung quanh Nhà máy sẽ làm tăng khả năng xảy ra các tai nạn giao thông trong khu vực.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động:
+ Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động;
+ Bất cẩn khi vận hành các máy móc thiết bị, tiếp xúc với điện, lửa;
+ Rơi hàng hóa khi bốc dỡ, tai nạn giao thông trong khu vực.
Xác suất xảy ra sự cố tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc phải được Công ty xem xét và thực hiện nghiêm túc, hướng dẫn mọi người về các quy định an toàn lao động trong sản xuất.
Hiện tại, dự án đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sự cố xảy ra, nên từ khi hoạt động đến nay, dự án không để xảy ra sự cố nào về giao thông và lao động.
b. Sự cố an ninh trật tự khu vực
Nhu cầu lao động của Dự án khi hoạt động hết công suất khoảng 298 người gồm cả người nước ngoài. Trong công việc và sinh hoạt do bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa rất dễ gây bất đồng và xảy ra mâu thuẫn gây mất trật tự an toàn xã hội cho khu vực địa phương ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương; gây ô nhiễm môi trường; lây lan dịch bệnh cho người dân sống xung quanh Nhà máy.
Đó là một số vấn đề tiêu cực điển hình mà hoạt động của dự án có thể gây ra cho địa phương. Tuy nhiên tác động tích cực mà dự án mang lại với kinh tế xã hội địa phương là không thể phủ nhận. Dự án sẽ mang lại việc làm cho người lao động Việt Nam nhàn rỗi tại địa phương với thu nhập, việc làm ổn định. Việc tập trung công nhân lao động tại dự án cũng góp phần thúc đẩy một số loại hình dịch vụ tăng thu nhập cho người dân địa phương như: dịch vụ cho thuê nhà ở, bán hàng tạp hóa, bán quán nước... Mặt khác, dự án
Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”
cũng đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương ngày càng tốt hơn.
Hiện tại, dự án đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sự cố xảy ra, nên từ khi hoạt động đến nay, dự án không để xảy ra sự cố nào.
c. Sự cố cháy nổ, chập điện
Nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ có thể do:
+ Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy như xăng, dầu, cồn,... qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay quá gần những tia lửa.
+ Tồn trữ các loại dung môi, nhiên liệu và bình chứa khí oxygen không đúng nơi quy định.
+ Vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa oxygen, chăn bông, bông băng…
+ Tồn trữ rác, bao bì giấy, nilon trong khu vực có lửa hay nhiệt độ cao.
+ Sự cố về các thiết bị điện như dây trần, dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi gặp mưa dông to.
+ Sự cố do sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ…
Sự cố cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và làm ô nhiễm cả ba hệ thống sinh thái nước, đất và không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới tính mạng của con người, tài sản người dân trong khu vực.
d. Sự cố ngập úng
Sự cố ngập úng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa, nước thải.
- Sự cố vỡ hỏng bể xử lý nước thải tập trung.
- Sự cố về chất thải (bể xử lý nước thải hỏng hóc, không xử lý được nước thải đảm bảo đạt quy định trước khi thoát ra ngoài môi trường).
Ngập úng xảy ra có thể tác động đến toàn bộ hoạt động của Công ty, đình trệ hoạt động kinh doanh, sản xuất của dự án. Do đó, ngập úng sẽ gây thiệt hại cho công ty cũng như cán bộ, công nhân viên làm việc tại Công ty.
e. Sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình chế biến tại nhà ăn. Sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
• Thực phẩm chứa các sinh vật, nấm mốc, các mầm bệnh;
• Thực phẩm chứa độc tố, hóa chất bảo quản;
• Không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm;
Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”
• Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
• Nguồn nước sử dụng cho chế biến thức ăn bị ô nhiễm;
• Thực phẩm chứa dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép;
• Thực phẩm quá hạn sử dụng;
• Thực phẩm chứa các hóa chất bảo quản, tạo màu, các phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt ngưỡng cho phép
• Thực phẩm có chứa các hoocmon tăng trưởng...
Sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra có thể ảnh hưởng đến cán bộ, công nhân viên làm việc trong Công ty. Quy mô tác động có thể là một số ít cá nhân, cũng có thể là một tập thể lớn sử dụng thực phẩm. Sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người tiêu dùng thực phẩm mà còn ảnh hưởng đến Công ty như: làm giảm uy tín, hình ảnh; làm giảm doanh thu của Công ty...
Do đó, Công ty phải hết sức chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình hoạt động.
f.Sự cố từ bình nén khí:
Máy nén khí khi chứa khí nén sẽ có áp suất rất lớn và có khả năng gây ra nổ áp lực và dễ bị nổ khi nung nóng, đổ rơi, va đập, nhiệt độ thay đổi đột ngột, bình quá hạn sử dụng… Hoặc có thể do chất khí bị rò rỉ, dung môi tiếp xúc, chập điện, chập đường dây dẫn…
Máy nén khí khi chứa khí nén sẽ có áp suất rất lớn và có khả năng gây ra nổ do tăng áp suất, do van an toàn không hoạt động, điện giật do giò điện, dây cuaroa kéo quần áo, tóc vào bộ phận truyền động, tiếng ồn từ quá trình hoạt động...
g.Sự cố hóa chất và rò rỉ nguyên nhiên liệu:
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ bao gồm:
- Rò rỉ nhiên liệu tại các khu vực: khu vực để xe, khu lưu chứa nguyên nhiên liệu,….
- Bất cẩn trong quá trình sửa chữa nhỏ trong khu vực chứa nguyên nhiên liệu, như:
Đấu nối điện, …
Sự cố về nguyên, nhiên vật liệu có thể xảy trong quá trình vận chuyển, trong quá trình bảo quản trong kho. Sự cố về nguyên vật liệu gây ra được đánh giá là gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của công nhân,....
Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”
Khi nguyên, vật liệu bị rò rỉ, xâm nhập vào môi trường làm phát tán mùi trong không khí, thay đổi tính chất của nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Làm thay đổi thành phần hóa học trong đất, ảnh hưởng đến môi trường đất.
h, Sự cố hư hỏng các hạng mục công trình BVMT
- Đường cống thoát nước thải, nước mưa bị tắc, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường nhà máy;
- Trong quá trình hoạt động do tắc nghẽn bể phốt, hệ thống xử lý nước thải, cống thoát nước thải hoặc nứt vỡ, hỏng hóc mà bể xử lý nước thải bị ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo dưỡng, ... làm cho một lượng lớn nước thải không được xử lý kịp thời, hoặc hiệu suất xử lý không đạt tiêu chuẩn thiết kế sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận, gây ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động sản xuất của các cơ sở trong khu vực.
- Trong quá trình hoạt động do mất điện hoặc hỏng hóc mà hệ thống xử lý khí thải bị ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo dưỡng... làm cho khí thải không được xử lý kịp thời, hoặc hiệu suất xử lý không đạt tiêu chuẩn thiết kế gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp tại các khu vực phát sinh và môi trường tiếp nhận.
- Trong quá trình hoạt động có thể xảy ra sự cố như: quạt hút bụi, khí thải bị hỏng, không hoạt động,.... khi đó toàn bộ hệ thống xử lý bụi và khí thải sẽ bị ngừng hoạt động, không đảm bảo về mặt môi trường, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc. Hơn thế nữa khí thải không được xử lý mà thoát ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng cho các dự án lân cận, và đặc biệt là các hơi khí của các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
• Hiện trạng hạ tầng của CCN Việt Tiến
Hiện tại, chủ đầu tư hạ tầng CCN là Công ty TNHH Minh Hoàng Long đã xây dựng hoàn thiện mạng lưới thu gom nước mưa, nước thải theo giải pháp thiết kế. Đối với trạm xử lý nước thải tập trung đã xây dựng và lắp đặt thiết bị hoàn thiện cho cho trạm với công suất 720 m3/ngày.đêm trong tháng 9/2021. Sau khi các Nhà đầu tư thứ cấp thực hiện đăng ký đầu tư và xây dựng, vận hành các dự án tại CCN, phát sinh nước thải, chất thải, Công ty TNHH Minh Hoàng Long sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, đồng thời thực hiện các công việc tiếp theo: Vận hành thử nghiệm, báo cáo nghiệm thu hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, xin cấp phép xả thải. Báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Do vậy, với lượng nước thải lớn nhất của dự án là 70m3/ngày đêm, trạm xử lý nước thải của CCN hoàn toàn đáp ứng khả năng tiếp nhận xử lý nước thải phát sinh của công ty.
Nước thải sinh hoạt của dự án sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B; sau đó được đấu nối với Trạm xử lý nước thải tập trung của CCN để xử lý đạt Quy chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài môi
Báo cáo ĐTM của dự án: “Nhà máy GU Vina”
trường (QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A). Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN đạt Quy chuẩn được đổ vào mương thoát nước chung của khu vực. Mục đích của mương dùng để cấp nước cho tưới tiêu và không dùng cho mục đích sinh hoạt.
Hiện tại chủ dự án đã có biên bản thỏa thuận đấu nối với bên hạ tầng, biên bản được đính kèm theo phụ lục của báo cáo này.