Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ ARGOSY VIỆT NAM” (Trang 64 - 72)

a) Vị trí địa lý

Khu đất thực hiện dự án có diện tích 22.871 m2 tại lô CN03.1, KCN số 5, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Xã Quảng Lãng huyện Ân Thi có diện tích khoảng 6,54 km² dân số 6.234 người.

Xã Quảng Lãng nằm ở phía tây của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi. Phía đông giáp thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi. Phía nam giáp thị trấn Ân Thi, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động. Phía tây giáp xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động và xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi.

b) Địa chất

❖ Địa hình:

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là đất nông nghiệp trồng lúa nước, có địa hình bằng phẳng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông.

+ Cao độ hiện trạng khu vực ruộng: Từ +1.80m đến +2.00m;

+ Cao độ hiện trạng khu vực dân cư hiện có nằm lân cận khu vực xây dựng KCN trung bình: +3.6m;

+ Cao độ hiện trạng đường nối hai cao tốc, đường QL.38 mới, đường ĐH.62:

+3.7m đến +3.8m.

❖ Địa chất:

Theo báo cáo khảo sát địa chất khu vực quy hoạch, cấu tạo địa chất khu vực thuộc loại đất nền có sức chịu tải trung bình.

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng trầm tích bở rời hệ thứ tư (có nguồn nước biển hỗn hợp) nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 80 - 120m; Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt, mực nước thường có nhiều biến đổi mạnh (chênh lệch nhiều giữa mùa khô và mùa mưa); Các địa tầng địa chất thủy văn sau:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh): Thành phần thạch học gồm cát hạt nhỏ đến trung, cát - sét, bột - sét. Mực nước tĩnh dao động từ 0,96m đến 1,53m. Tầng có mối liên quan trực tiếp với nước sông Hồng. Đáy sông Hồng cắt vào từng chứa nước độ sâu 11m. Hệ số dẫn mực nước 80m2/ngày, hệ số thấm khoảng 2,3m/ng. Độ tổng khoáng hóa và hàm lượng CL - có nhiều biến đổi.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp): Tầng chứa nước phân bố đều khắp trên mặt bào mòn của trầm tích Neogen và bị tầng cách nước phủ kín, đây là tầng

có áp lực yếu. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, sản, sỏi, lẫn ít sét. Chiều dày trung bình của tầng là 30m. Chiều dày giảm từ rìa vào trung tâm. Tầng chứa nước ngăn cách với tầng (qp) bởi lớp sét hoặc lớp bột tuy nhiên cũng có một số nơi lớp ngăn cách vắng mặt. Mực nước tĩnh dao động từ 0,44m đến 3,85m, trung bình 1,2m - 1,4m. Mực nước biến đổi theo mùa và gần đồng pha với lượng nước mưa. Biên độ dao động trên dưới 2m. Nước vận động theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Lớp tách nước trầm tích Pleistocen (QIIIvp): tầng qp nằm trực tiếp dưới tầng qh, chiều dày thay đổi từ 1m đến 1,6m, hệ số thấm biến đổi từ 0,026 đến 0,08m/ngày, trung bình 0,04m/ngày.

- Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Neogen (m): Đất đá chứa nước gồm cát kết, xen cuội kết và ít sét kết, lưu lượng đạt 4,31/s, tỷ lưu lượng 0,131/s đến 17,51/s. Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt, mực nước thường có.

❖ Khoáng sản:

Qua khảo sát thực tế, khu vực thực hiện dự án qua khảo sát hiện tại là khu đất nông nghiệp, hiện trạng không có hoạt động khai thác khoáng sản. Theo các tài liệu tham khảo tài liệu về địa chất khu vực dự án không có tiềm năng về khai thác khoáng sản, không có các mỏ khoảng sản quý hiếm, hay khoáng sản có thể khai thác.

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khí hậu Hưng Yên khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.

a) Nhiệt độ không khí

Lượng bức xạ ở trong vùng dồi dào, nhiệt độ cao, nhiệt động trung bình năm 23,3

°C và khá đồng nhất trên địa bàn toàn vùng, do sự chi phối mạnh mẽ của hoàn lưu cực đới nên hàng năm nhiệt độ trong vùng phân hoá thành hai mùa có tính chất khác hẳn nhau: Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25 °C, mùa đông rét lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 20°C.

Bảng 2. 1. Nhiệt độ trung bình năm 2020 tại trạm Hưng Yên (oC) Trạm I II III IV V VI VI

I VI

II

IX X XI XI I

Năm Hưng

Yên 19.

3 19.

6 22.

7 21.

9 29.

2 31.

5 31.

2 28.

9 28.

9 23.

9 22.

9 18.

3

24.9 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020) b) Độ ẩm không khí:

Khí hậu ở đây khá ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm vượt quá 80%. Biên trình ngày của độ ẩm hơi ngược pha với nhiệt độ, ban ngày độ ẩm thấp, đêm cao, giá trị lớn nhất tại thời điểm 4 + 6 giờ sáng, nhỏ nhất tại thời điểm 12 ÷ 15 giờ.

Bảng 2. 2. Độ ẩm tương đối trung bình năm 2020 tại trạm Hưng Yên (%) Trạm I II III IV V VI VI

I VI

II

IX X XI XI I

Năm Hưng

Yên

86 86 90 87 81 73 77 86 74 81 80 84 81

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020) c) Số giờ nắng:

Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.475 giờ tại Hưng Yên, Tháng 2, 3 có số giờ nắng trung bình tháng nhỏ nhất trong năm, tháng 2, 3 đạt từ 45 đến 50 giờ. Tháng 7 có số giờ nắng trung bình tháng cao nhất đạt 177 giờ tại trạm Hưng Yên.

Bảng 2. 1. Tổng số giờ nắng trung bình năm 2020 tại một số trạm (giờ) Trạm I II III IV V VI VI

I VI

II

IX X XI XI I

Năm Hưng

Yên 57.

2 58.

9 33.

1

52 178.

9 24 7.2

20 3.6

14 4.8

13 0.8

10 3.7

12 7.4

92.

8

1,430.4 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020) d) Mưa:

Lượng mưa trung bình nhiều năm trong vùng nghiên cứu đạt khoảng 1.400 – 1.500 mm tại 2 trạm Hưng Yên và Ân Thi.

Tổng lượng mưa trong mùa mưa từ tháng V tới tháng X đạt 80 đến 85% lượng mưa năm. Trong mùa mưa, mưa lớn tập trung vào hai tháng 7, 8 với tổng lượng mưa trung bình chiếm 30 đến 35% lượng mưa năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình tháng chiếm từ 18 – 20% lượng mưa năm. Mùa khô 11 đến tháng 4 có lượng mưa khá nhỏ với tổng lượng mưa chỉ đạt từ 3,5 đến 4,5% lượng mưa năm. Tháng 6 và tháng 1 có lượng mưa tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 0,8 đến 1,1% lượng mưa năm cho mỗi tháng. Lượng mưa năm lớn nhất gấp 2,5 đến 3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất. Lượng mưa năm trong vùng xem bảng sau:

Bảng 2. 2. Tốc độ gió trung bình năm 2020 tại trạm Hưng Yên (m/s) Trạm I II III IV V VI VI

I

VIII IX X XI XI I

Năm Hưng

Yên 12 1.5

25.

9 68.

1 80.

6 59.

8 70.

4 26.

2

365.

8 14 9.5

28 9.3

60.

9

8.4 1,326.4 Ân

Thi

15.

7 14.

6 36.

3 72.

6 15 9.7

21 5.2

21 7.1

246.

4 20 4.2

13 1.7

59.

2 14.

7

1,387.4 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020)

e) Tốc độ và hướng gió:

Hướng gió trong một năm biến đổi và thể hiện theo mùa của hoàn lưu. Các tháng giữa mùa đông, gió có thành phần Bắc (Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc) chiếm tần suất từ 40

÷ 65%, trong đó hướng Bắc xuất hiện nhiều hơn cả. Tuy vậy trong mùa đông gió Đông Nam vẫn có tần suất lớn (đầu mùa 15 ÷ 25%, giữa mùa 25 ÷ 45%, cuối mùa 50 ÷ 65%) vì khi không khí lạnh suy yếu, tín phong lại phát huy tác dụng.

Về mùa hạ gió Đông Nam lại thịnh hành với tần suất 32 ÷ 65%. Ngoài ra gió Tây Nam tuy xuất hiện với tần suất 5% nhưng có ảnh hưởng xấu tới người, cây trồng và vật nuôi vì tính chất khô nóng.

Tốc độ gió thay đổi phụ thuộc nhiều vào độ cao và khoảng cách đối với biển. Hàng năm tốc độ gió mạnh trung bình đạt từ 30 ÷ 35 m/s tập trung trong mùa bão (tháng 7, 8, 9).

Bảng 2. 5. Tốc độ gió trung bình năm 2020 tại trạm Hưng Yên (m/s) Trạm I II III IV V VI VI

I VI

II

IX X XI XI I

Năm Hưng

Yên

1,4 1,3 1,4 1,3 1,3 1,0 1,1 1,0 1,0 1,0 1,1 1,1 1,2

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020) f) Thời tiết thất thường:

Theo Trung tâm dự báo KTTV Trung ương – Trung tâm KTTV Quốc gia, 2019:

Mưa bão: trong mùa nóng (từ tháng VIII đến tháng X) có một số áp thấp nhiệt đới và bão hình thành ngoài khơi Philipin đi vào biển Đông đổ bộ lên châu thổ Bắc Bộ di chuyển sang phía Tây gây ra mưa lớn, gió mạnh.

Gió mùa Đông Bắc: Là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng Đông Bắc từ tháng IX đến tháng V năm sau. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới 10 ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị “nhiệt đới hóa” mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.

Sương muối: Thường vào tháng XII và tháng 1 năm sau, khi kết thúc đợt gió mùa Đông Bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất mạnh. Nhiệt độ không khí hạ thấp rất nhanh, có thể xuống gần 0°C.Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi là sương muối.

Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật, đông cứng các

mô nên những động vật thân mềm nhiệt đới bị chết, tác hại đến hệ hô hấp của người và động vật.

Nồm: Vào mùa lạnh, xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên tới 90%, gây hiện tượng hơi nước đọng ướt át nền nhà, làm ẩm mốc các đồ dùng, thực phẩm, sâu bệnh phát triển,... gọi là thời tiết nồm.

2.1.3. Điều kiện thủy văn

Xung quanh khu vực thực hiện dự án trong bán kính 5 km có hệ thống sông, kênh mương thuỷ lợi dẫn nước từ Sông Bắc Hưng Hải. Tiếp giáp với dự án phía Đông Bắc là mương dẫn nước từ sông Bắc Hưng Hải cung cấp nước tưới nông nghiệp cho khu vực dự án và khu vực xung quanh. Chế độ thuỷ văn khu vực dự án phụ thuộc và chế độ thuy văn của Sông Bắc Hưng Hải.

Sông Bắc Hưng Hải

Hệ thống thủy vợi Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác nước được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông, và sông Luộc ở phía Nam. Mỗi tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đều có một phần địa bàn của mình trong tứ giác này. Vì thế hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải. Tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km. Sông Bắc Hưng Hải lấy nước từ 2 con sông chính là Sông Hồng và Sông Đuống, cung cấp nước tưới cho một khu vực rộng lớn rộng 110.000 ha trải dài từ Hà Nội, Hưng Yên, Hải Hương, Bắc Ninh.

Ngoài ra tiếp giáp phía Đông Bắc tự án có Mương thuỷ lợi với chức năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Mương thuỷ lợi này lấy nước từ Sông Bắc Hưng Hải để cung cấp nước tưới cho khu vực Xã Xuân Trúc, xã Quảng Lãng huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Do đó chế độ thủy văn của Mương thuỷ lợi phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Bắc Hằng Hải.

Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu, mạng lưới sông trục khá dày đặc để dẫn nước tưới và tiêu thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải, có hiện trạng như sau:

Sông Kim Sơn (Sông Bắc Hưng Hải từ Xuân Quan đến Âu Cầu Cất)

Hay còn gọi là sông Chính Bắc từ cống Xuân Quan đến âu thuyền Cầu Cất là trục dẫn nước tưới chính cho hệ thống và cùng với sông Đình Đào là trục tiêu chính phía Bắc hệ thống. Hiện tại, sông bị bồi lắng, khá nhiều mặt cắt chưa đảm bảo đủ nước tưới và tiêu nước.

Đoạn kênh trong từ Xuân Quan đến Báo Đáp: dài 3,0 km B Đáy = 67 m cao trình đáy 0,00 ÷ - 0,15 đoạn này được nạo vét từ năm 1998, hiện nay đáy kệnh đã bị bồi lắng lại trung bình từ 0,5-0,6 m so với thiết kế, Mặc dù bị bồi ít nhưng đáy thiết kế nông so với đáy thiết kế cống Xuân Quan và cống Báo Đáp, Qua đợt chống lấy nước đổ ải năm

2004 cho thấy đoạn kênh này khả năng dẫn nước kém, có chỗ diện tích mặt cắt ướt chỉ còn 50% so với thiết kế.

Đoạn Báo Đáp - Kênh Cầu: dài 10,5 km có B đáy bằng 45 ÷ 55m, cao trình đáy bằng -0,93 ÷ -1,08 đã được thi công nạo vét từ năm 1999 ÷ 2000. Hiện tại đã bị bồi lắng lại trung bình cao từ 0,3 ÷ 0,4m so với thiết kế.

Đoạn Kênh Cầu - Lực Điền: dài 6 km thiết kế B đáy ÷ 45 m, cao trình đáy 1,25 ÷ -1,64. Hiện tại đoạn kênh bị bồi lắng trung bình cao 0,4 ÷ 0,5 m so với thiết kế. Hiện nay đang nạo vét những đoạn bì bồi lắng.

Đoạn Lực Điển - Cống Tranh: dài 15 km thiết kế B đáy = 45 m, cao trình đáy = -1,73 ÷ -2,37. Đoạn kênh này đã được nạo vét theo mặt cắt thiết kế từ năm 1975-1976 đến nay nhìn chung đoạn kênh bị bồi lắng trung bình 0,4 ÷ 0,5 m so với thiết kế.

Đoạn Cống Tranh Ngã 3 Bá Thuỷ: Dài 14,7 km, B đáy thiết kế = 35 ÷ 45m, cao trình đáy = -1,65 ÷ -2,94. Đã nạo vét xong năm 2001 hiện tại bị bồi lắng trung bình từ 0,2 - 0,3m so với thiết kế.

Đoạn từ Ngã 3 Bá Thuỷ đến Cầu Cất: Dài 12,5 km, B đáy thiết kế = 40m, cao trình đáy = -10,5 ÷ -1,1. Hiện trạng đoạn này bị bồi lắng trung bình 0,4 ÷ 0,5m so với thiết kế.

Sông Điện Biên: Từ cống Lực Điền đến cửa gần thị xã Hưng Yên, dài 25 km. Là sông dẫn nước tưới chủ yếu cho tiểu khu Tây Nam Cửu An lấy nước của sông Kim Sơn qua cống Lực Điền. Hiện nay trên sông có nhiều cầu mặt cắt bị thu hẹp không bảo đảm dẫn nước tưới cho tiểu vùng Tây Nam Cửu An. Sông Điện Biên lấy nước từ hệ thống Sông Bắc Hưng Hải với chức năng để cung cấp nước tưới cho khu vực canh tác nông nghiệp và cũng là hệ thống tiêu thoát nước cho khu vực canh tác và dân dư của huyện Ân Thi, huyện Khoái Châu và huyện Kim Động. Qua khảo sát thực tế sông Điện Biên không sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt và không có hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông.

Sông Điện Biên từ Lực Điền đến Bằng Ngang: Dài 15,8 km B đáy thiết kế = 10 m, cao trình đáy = -1,37 ÷ -1,60 m. Đã nạo vét xong năm 2001 theo chỉ tiêu trên. Hiện trạng đoạn này bị bồi lắng trung bình 0,3 - 0,4 m so với thiết kế.

Sông Tây Kẻ Sặt: Là sông khá rộng và sâu, nối sông Kim Sơn với sông Cửu An, lấy nước tưới của sông Kim Sơn qua cống Tranh là trục dẫn nước tưới quan trọng cho tiểu khu Bình Giang - Bắc Thanh Miện, đông nam Cửu An và một phần tiểu khu Tây Nam Cửu An.

Sông Tây Kẻ Sặt: (từ cống Tranh-Tòng Hoá): Dài 24 km B đáy thiết kế = 25 m, cao trình đáy = -15 ÷ -1,8m. Đã nạo vét xong năm 1991 ÷ 1992. Hiện trạng bị bồi lắng trung bình 0,6 ÷ 0,7 m so với thiết kế.

Sông Đình Đào: Kể từ Bá Thuỷ đến Ngọc Lâm dài 33 km. Cũng là sông nối Kim Sơn với sông Cửu An, như sông Điện Biên và sông Tây Kẻ Sặt là trục tiêu chính phía

Bắc chuyển nước tiêu từ sông Kim Sơn và sông Tràng Kỳ đổ vào dẫn xuống ngã ba Cự Lộc rồi đổ ra Cầu Xe, An Thổ.

Sông Đình Đào: (từ Bá Thuỷ đến Cự Lộc): Dài 45 km; B đáy thiết kế = 51 ÷ 72 m, cao trình đáy = -3,75 ÷ -3,92m. Đã nạo vét xong từ năm 1978 theo chỉ tiêu trên. Hiện trạng bị bồi lắng trung bình 0,9 ÷ 1,0m so với thiết kế.

Hầu hết lòng kênh trục bị bồi lắng, vì nguồn nước lấy từ sông Hồng rất nhiều phù sa dẫn đến khối lượng bồi lắng trong hệ thống sau mỗi năm là rất lớn. Các kênh khác chỉ sau từ 5 - 10 năm phải nạo vét lại 1 lần. Kinh phí đầu tư cho nạo vét là rất lớn.

Các trục kênh trục còn bị cản trở do các vật cản gây ra đặc biệt là bèo tây và các công trình vi phạm hành lang bảo vệ kênh như làm nhà, đào ao, khi nước cao đã chiếm nhiều diện tích mặt thoáng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thoát nước của kênh.

Hiện tại còn có nhiều đăng đó, trà bèo tây, bè rau muống.

Ngoài ra khu vực dự án còn có các tuyến mương nội đồng tiếp giáp phía Bắc, các tuyến mương này có chức năng cung cấp nước tưới cho khu đất thực hiện dự án và khu vực xung quanh, nguồn nước được lấy từ sông Bắc Hưng Hải do đó chế độ thuỷ văn của các mương này phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Bắc Hưng Hải và thay đổi theo mùa vụ.

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Về kinh tế

- Điều kiện kinh tế của các hộ dân thuộc diện thu hồi đất

Đa phần các hộ dân thuộc diện thu hồi đất đều có kinh tế cơ bản, việc canh tác đất nông nghiệp chủ yếu là để thu nhập thêm cho kinh tế gia đình không phải nguồn thu nhập chính. Các hộ dân đều đồng thuận trong việc giao đất làm dự án KCN.

Việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ dân, Việc mất đất sản xuất của hộ dân cũng làm tăng tỉ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn xã chủ dự án sẽ có biện pháp để khắc phục như ưu tiên Ưu tiên người dân trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng bởi dự án tham gia ngay từ giai đoạn xây dựng dự án như làm công việc lái xe, xây dựng, bảo vệ.

Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị đầu tư thứ cấp tạo điều kiện và ưu tiên thu hút lao các hộ dân, Việc mất đất sản xuất của hộ dân cũng làm tăng tỉ lệ lao động thất nghiệp trên động địa phương vào làm việc tại các vị trí lao động phổ thông, vị trí lao động không đòi hỏi chuyên môn cao, trong đó ưu tiên đối với các hộ dân bị thu hồi đất. - Điều kiện kinh tế của các hộ dân thuộc diện thu hồi đất

Đa phần các hộ dân thuộc diện thu hồi đất đều có kinh tế cơ bản, việc canh tác đất nông nghiệp chủ yếu là để thu nhập thêm cho kinh tế gia đình không phải nguồn thu nhập chính. Các hộ dân đều đồng thuận trong việc giao đất làm dự án KCN.

Việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ dân, Việc mất đất sản xuất của hộ dân cũng làm tăng tỉ lệ lao động thất nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ ARGOSY VIỆT NAM” (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)