3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải 3.1.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí
❖ Nguồn phát sinh
Bụi và khí thải trong giai đoạn thi công của Dự án phát sinh từ các hoạt động sau:
- Bụi do quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên VLXD như: đá, cát, xi măng, sắt thép,…;
- Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc và vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của nhà máy hiện tại và hoạt động đi lại của công nhân đang làm việc tại nhà máy.
- Bụi từ quá trình đào đắp đất;
- Bụi, khí thải từ quá trình bốc dỡ tập kết VLXD;
- Bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông, vận tải;
- Quá trình đốt nhiên liệu của máy móc trên công trường;
- Bụi, khí thải từ công đoạn cắt, hàn kim loại, sắt thép;
- Từ công đoạn sơn hoàn thiện các hạng mục;
❖ Dự báo tải lượng và quy mô của tác động a. Bụi phát sinh từ công đoạn đào đắp
Dự án nằm trong KCN đã được quy hoạch và san lấp mặt bằng. Hiện trạng khu đất thực hiện Dự án là khu đất trống đã được san lấp bằng phẳng.
Công ty tiến hành công tác san nền, đào móng trước khi tiến hành xây dựng.
Móng của các hạng mục công trình công ty dự kiến xây dựng là móng nông đặt trên nền đất tự nhiên. Công đoạn đào đắp đất sẽ làm phát sinh bụi ra môi trường xung quanh. Hệ số ô nhiễm bụi (E) khuếch tán từ quá trình san nền:
Trong đó : E = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
: k = Cấu trúc hạt có giá trị trung bình, k=0,50 : U = Tốc độ gió trung bình ( m/s), u=2,2 m/s : M = Độ ẩm trung bình của vật liệu là 20,0%.
( )
( )1,4
3 , 1
2 /
2 , 2 16 /
,
0 M
k U E =
Thay các số liệu vào công thức trên, hệ số ô nhiễm bụi phát sinh là 3,25 x10-3 kg/tấn.
Theo mục 1.3.1 tại chương I của báo cáo, khối lượng đất đào là 7.000m3 và khối lượng đất đắp khoảng 8.000m3. Tải trọng trung bình của đất là 1,4 tấn/m3, cho nên tổng khối lượng đất đào và đắp là: 15.000 x 1,4 = 21.000 tấn. Thời gian đào đắp diễn ra khoảng 35 ngày, như vậy, trung bình mỗi ngày đào đắp khoảng 600 tấn đất.
➔ Như vậy tải lượng bụi phát sinh từ quá trình đào đắp là: 1,95 kg/ngày.
Sử dụng phương trình Gifford & Hanna để xác định nồng độ trung bình của chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình san nền dự án như sau:
Trong đó:
- C – Nồng độ chất ô nhiễm, mg/m3.
- Co – Nồng độ nền trong không khí vùng tính toán, mg/m3 (Co=0,068 mg/m3).
- E – Tải lượng phát thải chất ô nhiễm, mg/m2.s (E=4,8.103 mg/m2.s) - l – Chiều dài của vùng tính toán, m (chiều dài lớn nhất san nền)(l=125m).
- u – Tốc độ gió trung bình tại khu vực, m/s (u=2,2 m/s).
- H – Độ cao hòa trộn của khí quyển, m (H=10m).
Từ đó tính được nồng độ bụi phát sinh C=0,095 mg/m3. So sánh với Quy chuẩn Việt Nam về không khí xung quanh – QCVN 05:2023/BTNMT thì nồng độ bụi phát thấp cao hơn so với mức quy định (quy chuẩn Việt Nam quy định nồng độ tối đa của bụi trong môi trường không khí xung quanh là 0,3 mg/m3). Đối tượng chịu tác động chính là công nhân thi công trên công trường, các công ty đang thi công và hoạt động tiếp giáp với Dự án.
b. Bụi từ quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên VLXD
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán từ các nguồn vật liệu như: cát, đất, đá, xi măng,...
Theo tính toán sơ bộ của chủ đầu tư thể hiện tại mục 1.3.1. tại chương I của báo cáo thì dự kiến tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần sử dụng cho công trình là 18.605,8 tấn, trong đó khối lượng nguyên vật liệu xây dựng rời như cát, xi măng, đá dăm, gạch cần sử dụng cho công trình là 11.687,5tấn (chiếm khoảng 62,82% tổng khối lượng vật liệu xây dựng sử dụng).
*) Tính toán lượng bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ, nguyên vật liệu:
Trong tài liệu Air Chief, 1995 của Cục môi trường Mỹ chỉ ra mối quan hệ giữa lượng bụi thải vào môi trường do quá trình tập kết, bốc dỡ VLXD chưa sử dụng, mối
quan hệ đó được thể hiện bằng phương trình sau:
E = k.(0,0016). (kg/ tấn) Trong đó:
- E = Hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu.
- k = Hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,74 cho các hạt bụi kích thước < 30 micron).
- U = Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 2,2 m/s) - M = Độ ẩm của vật liệu lấy M = 3%
Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao gồm:
- Đổ cát sỏi thành đống.
- Xe cộ đi lại trong khu vực chứa nguyên vật liệu.
- Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh.
- Lấy vật liệu đi để sử dụng.
Thay các giá trị vào phương trình trên ta có: E = 7,92.10-4 (kg/tấn).
Khối lượng gạch, đá, cát, xi măng,... cần cho xây dựng Dự án là: 11.687,5 tấn.
Lượng bụi phát sinh là: 11.687,5 x 7,92.10-4 = 9,26 kg.
*) Các ảnh hưởng của bụi:
Các hạt bụi có kích thước nhỏ có thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, ảnh hưởng đến mắt, da và hệ thống tiêu hóa của những người làm việc trong vùng dự án. Mức độ thâm nhập của bụi vào hệ thống hô hấp có thể phân ra như sau:
- Các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 0,1m sẽ không bị giữ lại trong phổi và được đẩy ra ngoài bằng hơi thở;
- Các hạt bụi có đường kính trong phạm vi 0,1 ÷ 0,5 m thì 80 ÷ 90% bụi sẽ được lưu giữ trong phổi.
- Các hạt bụi có đường kính >0,5 m bị giữ lại ngay ở ngoài khoang mũi.
Trường hợp nồng độ bụi tăng đến 200 m/m3 (0,2 mg/m3) trong vòng 8 giờ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và động vật. Các hạt có kích thước nhỏ sẽ gây bệnh hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản. Bụi lắng đọng trên lá cây sẽ làm giảm quá trình quang hợp và làm cho cây chậm phát triển. Khi rơi xuống nước, bụi sẽ làm tăng độ đục và ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh.
Lượng bụi phát sinh tại khu vực bốc dỡ vật liệu (9,26 kg) trong suốt quá trình bốc dỡ là không lớn; bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, và phần lớn sẽ lắng xuống ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Đối tượng chịu tác động là sức khỏe của công nhân trên công trường.
c. Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển
4 , 1
3 , 1
) 2 / (
) 2 , 2 / (
M U
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu sử dụng. Theo tính toán sơ bộ của chủ đầu tư thể hiện tại mục 1.3.1. tại chương I của báo cáo thì dự kiến tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần sử dụng cho công trình là 18.605,8 tấn. Dự án dự kiến sử dụng xe chở vật liệu xây dựng trung bình có trọng tải 16 tấn, sử dụng nguyên liệu Diesel, do đó ước tính cần khoảng 18.605,8 : 16 = 1.163 chuyến xe.
Với tính toán thời gian vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực dự án kéo dài khoảng 60 ngày, dự báo lưu lượng xe khoảng 1.163 : 60 ~ 20 chuyến xe/ngày tương ứng khoảng 40 lượt xe ra vào Dự án trong 01 ngày.
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu sử dụng. Do sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong nên hoạt động của các phương tiện vận chuyển, giao thông vận tải sẽ phát thải các khí độc như: bụi, SO2, NOx, CO,...
Ô nhiễm do hoạt động giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng phương tiện và nhiên liệu tiêu thụ. Để có thể ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. 1. Hệ số chất ô nhiễm đối với các loại xe sử dụng dầu diesel
TT Chất ô nhiễm
Hệ số chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn Trong
TP
Ngoài TP
Đường cao tốc
Trong TP
Ngoài TP
Đường cao tốc 1 SO2 1,16.S 0,84.S 1,3.S 4,29.S 4,15.S 4,15.S
2 Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9
3 NO2 0,07 0,55 1,0 1,18 1,4 1,4
4 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9
5 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
(Nguồn: GS.TS Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2001).
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu là 0,1%
Từ hệ số phát thải của chất ô nhiễm với xe tải (trọng tải trên 3,5 tấn) chạy trên đường, ta tính được tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông lưu thông trên đường trong thành phố theo công thức (theo GS.TS.Phạm Ngọc Hồ - Giáo trình Cơ sở môi trường không khí):
1 3.600
k
i i
i
N G E
=
=
Trong đó:
E: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s) Ni: Số lượng xe thứ i trên 1 giờ (xe/giờ)
k: Số loại xe
Gi: Hệ số phát thải chất ô nhiễm đối với mỗi loại xe chạy trên đường (g/km).
Bảng 3. 2. Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/km) E (mg/m.s)
Muội khói (bụi) 0,9 0,42
SO2 0,0043 0,002
NO2 1,18 0,55
CO 6 2,78
VOCs 2,6 1,20
Từ tải lượng các chất ô nhiễm đã được tính toán trong các mục trên, áp dụng công thức Gauss do Sutton cải tiến xác định được nồng độ trung bình ở một điểm bất kỳ như sau:
2 2
( , ) 2 2
0,8 -( - ) -( )
exp exp
2 2
x z
z z z
E z h z h
C u
+
= +
Trong đó:
C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3) E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s) z - Độ cao của điểm tính toán (m)
h - Độ cao của nguồn đường so với mặt đất xung quanh (m) u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s)
σz- Hệ số khuếch tán Gauss theo phương z(m) là hàm số của khoảng cách x theo hướng gió thổi, theo D.O Martin, với độ ổn định khí quyển loại B thì σzcó dạng sau:
1,149
106, 6 3, 3
z x
= +
Hướng gió: Về mùa Hè (tháng 7), hướng gió chính của khu vực là hướng Đông Nam và về mùa Đông (tháng 1), hướng gió là hướng Đông Bắc, góc gió tới là 450. Mức độ bền vững khí quyển là loại B.
Hệ số khuyếch tán z ở công thức trên phụ thuộc vào sự khuyếch tán của khí quyển.
Sự khuyếch tán ban đầu của khí thải từ các phương tiện tham giao thông trên đường được giả thiết là phân thành luồng. Tốc độ gió trung bình tại khu vực là 2,2 m/s. Giả thiết độ cao của điểm tính toán z = 1,5m; độ cao của nguồn đường so với mặt đất xung quanh h = 0,5m. Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. 3. Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động phương tiện giao thông thải ra theo khoảng cách x(m)
X(m)
C(x,z) (μg/m3)
Bụi SO2 NO2 CO VOCs
5 261,88 1,25 343,36 1745,89 756,55
10 117,45 0,56 154,00 783,03 339,31
20 63,57 0,30 83,34 423,79 183,64
30 45,83 0,22 60,09 305,56 132,41
40 36,59 0,17 47,97 243,91 105,70
50 30,79 0,15 40,37 205,29 88,96
100 18,16 0,09 23,81 121,07 52,47
200 10,77 0,05 14,12 71,78 31,11
300 7,94 0,04 10,41 52,92 22,93
400 6,40 0,03 8,39 42,64 18,48
500 5,41 0,03 7,09 36,06 15,63
QCVN 05:2023/BTNMT (trung bình 1 giờ)
300 350 200 30.000 -
Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán và hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án cho thấy, hầu hết nồng độ bụi và khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, chỉ có nồng độ khí thải NO2 vượt GHCP trong phạm vi 5m tính từ nguồn thải.
Các phương tiện giao thông vận tải sẽ là nguồn thải di động, phát tán bụi, khí thải ra dọc đường vận chuyển. Tuy nhiên, với kết quả tính toán như trên cho thấy tải lượng khí thải và bụi do hoạt động của các phương tiện GTVT ra vào công trường ở mức thấp.
Với không gian chịu tác động rộng và thoáng, các phương tiện GTVT không hoạt động đồng thời và là nguồn di động nên khí thải sẽ nhanh chóng hòa loãng vào môi trường.
Mức độ tác động không lớn.
Thời gian tác động kéo dài trong suốt quá trình thi công xây dựng Nhà máy.
d. Khí thải từ các loại máy móc thi công các hạng mục của dự án
Theo số liệu tham khảo từ tài liệu “Định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe máy thi công” do Tổng Công Ty Xây Dựng Và Phát Triển Hạ Tầng - Công ty Locogi Số 1 thiết lập, định mức tiêu hao nhiêu liệu của các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông, phương tiện thi công tại dự án như bảng sau:
Bảng 3. 4. Khối lượng nhiên liệu sử dụng mỗi ngày của các phương tiện thi công và phương tiện giao thông
TT Tên phương tiện
Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình
Mức nhiên liệu sử dụng (lít/ngày) (kg/ngày)
1 Máy đào (Dầu DO) 3,6 lít/giờ 57,6 50,1
2 Máy đầm (Dầu DO) (hoạt
động 3 giờ/ngày) 3,6 lít/giờ 57,6 50,1
3 Xe lu 3,6 lít/giờ 57,6 50,1
4 Xe tải 2,2 lít/giờ 37,6 24,8
5 Máy xúc 3,2 lít/giờ 68,2 54,9
6 Xe cẩu 7 tấn 5,6 lít/giờ 77,2 64,6
7 Máy trộn bê tông (sử dụng
điện) - - -
8 Máy đầm bê tông (sử dụng
điện) - - -
9 Máy cắt uốn thép (sử dụng
điện) - - -
10 Máy hàn (sử dụng điện) - - -
Theo tài liệu “Emission inventory manual” của UNEP (2013), hệ số tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của các động cơ Diesel trong giai đoạn xây dựng như bảng sau:
Bảng 3. 5. Hệ số tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các động cơ Diesel STT Thông số Hệ số tải lượng (g/kg) Tải lượng (g/giờ)
1 NO2 48,8 339,5
2 SO2 18,57 129,2
3 CO 15,8 109,9
4 Bụi (PM10) 2,29 15,9
5 NH3 0,007 0,0
(Nguồn: UNEP, Emission inventory manual, 2013) Nồng độ các chất ô nhiễm:
Xét nguồn đường ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường, khi đó nồng độ bụi trung bình tại một điểm bất kỳ trong không khí được xác định theo mô hình cải biên của Sutton như sau:
C =
z
u y
M
. . exp
−
2 2
. 2 z
He
, mg/m3 (3-3) Trong đó:
- C: là nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm trên trục x, y = z = 0 (mg/m3).
- M: tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện (g/s) - x : là khoảng cách tới nguồn thải theo phương x
- y : là khoảng cách từ điểm tính trên mặt ngang theo chiều vuông góc với trục vệt khói.
- z : là chiều cao tính toán
- u : là tốc độ gió trung bình tại khu vực, u = 2,2 m/s - H: chiều cao nguồn so với mặt đường, H = 0,5m
- y, z: Hệ số khuếch tán của khí quyển theo chiều ngang (y) và theo chiều đứng (z); được xác định theo thực nghiệm. 0.894
y ax
= và z =bxc+d (3-4) Với độ ổn định khí quyển loại B, các thông số được chọn như sau: a=156; b=1.149.
Tính toán trong phạm vi 1km, c=0,d=0. Thay các giá trị a, b, c,d vào công thức (3-4) ta có được giá trị ∂y=156x 0,894 ; ∂z=1.149.
Dựa vào các số liệu tải lượng các chất ô nhiễm, chiều cao nguồn thải, vân tốc gió trung bình, ∂y, ∂z vào công thức (3-3) và kết quả phân tích môi trường nền, nồng độ các chất ô nhiễm phát tán theo khoảng cách (x) như bảng sau:
Bảng 3. 6. Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán trong không khí xung quanh từ hoạt động của các phương tiện thi công
Khoảng cách Nồng độ (mg/m3)
Chiều dài L (m)
Chiều rộng
W (m) Bụi SO2 NOx CO VOC
5 5 1,644 0,616 3,390 9,245 2,055
Khoảng cách Nồng độ (mg/m3) Chiều dài
L (m)
Chiều rộng
W (m) Bụi SO2 NOx CO VOC
10 10 0,747 0,280 1,541 4,208 0,934
50 50 0,328 0,124 0,677 1,849 0,411
100 100 0,235 0,088 0,484 1,321 0,293
300 300 0,182 0,069 0,376 1,028 0,228
QCVN 05:2023/BTNMT
(mg/m3) 0,3 0,35 0,2 30 -
Theo như kết quả tính toán được thể hiện trong bảng trên cho thấy nồng độ của hầu hết thông số đặc trưng trong khí thải của các động cơ dầu Diesel (phương tiện thi công sử dụng dầu DO) phát tán trong môi trường không khí xung quanh vượt mức cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân xây dựng, công nhân của các nhà máy lân cận cũng như chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị thi công thực hiện một số biện pháp giảm thiểu được đề xuất tại phần sau của báo cáo.
e. Khí thải từ công đoạn hàn
Quá trình hàn để kết nối các kết cấu kim loại phát sinh ra bụi, khí thải độc hại.
Trong quá trình hàn các kết cấu thép, đấu nối các đường ống, sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí mà chủ yếu là Cr2O3, Fe2O3 tồn tại ở dạng bụi lơ lửng với kích thước hạt rất nhỏ:
Bảng 3. 7. Thành phần bụi khói một số loại que hàn
Loại que hàn MnO2 (%) SiO2 (%) Fe2O3 (%) Cr2O3 (%) Que hàn baza
UONI 13/4S 1,1 - 8,8/4,2 7,03 - 7,1/7,06 3,3 - 62,2/47,2 0,002 - 0,02/0,001 Que hàn
Austent bazo 0,29 - 0,37/0,33 89,9 - 96,5/93,1
(Nguồn: Ngô Lê Thông, công nghệ hàn điện nóng chảy - tập 1) Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn khi bị cháy sẽ phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:
Bảng 3. 8. Định mức tải lượng chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn
TT Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)
2,5 3,25 4 5 6
1 CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50
2 NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70
3 Bụi (mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578 Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật 2000 Theo nội dung thể hiện tại mục 1.3.1. tại chương I của báo cáo, khối lượng que hàn dự kiến cần sử dụng trong quá trình thi công là 15.200 kg. Giả thiết sử dụng loại que hàn đường kính trung bình 2,5 mm, tương đương 10 que/kg => Số que hàn sử dụng là 10 x 15.200 kg ≈ 152.000 que hàn. Tổng thời gian thi công là 06 tháng, nhưng hoạt động hàn sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 90 ngày. Vậy số lượng que hàn trung bình ngày là 125.000 : 90 = 168,89 que/ngày hay ~ 21,11 que/h (1 ngày = 8h thi công).
Tải lượng khí thải phát sinh ra từ quá trình hàn:
- CO = 10 × 21,11 = 211,1 mg/h = 0,059 mg/s - NO2 = 12 x 21,11 = 253,32 mg/h = 0,07 mg/s
- Khói hàn = 285 x 21,11 = 6.016,35 mg/h = 1,67 mg/s
Nồng độ trung bình của chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn tính theo công thức như sau:
Trong đó:
- C – Nồng độ chất ô nhiễm, mg/m3.
- Co – Nồng độ nền trong không khí vùng tính toán, mg/m3. - E – Tải lượng phát thải chất ô nhiễm theo diện tích, mg/s - l – Chiều dài cạnh song song với hướng gió, m (l=125m).
- u – Tốc độ gió trung bình tại khu vực, m/s (u=2,2 m/s).
- H – Độ cao hòa trộn của khí quyển, m (H=10m).
Kết quả dự báo ô nhiễm môi trường không khí từ công đoạn hàn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. 9. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn TT Chất ô nhiễm Tải lượng
(mg/s)
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/Nm3)
QCVN 05:2023/BTNMT (mg/Nm3)
1 NOx 0,07 0,44 0,2