Đánh giá tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án DỰ ÁN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TỬ KIẾN VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá tác động có liên quan đến chất thải

(1). Tác động của bụi, khí thải do hoạt động vận chuyển máy móc thiết bị Khối lượng vận chuyển máy móc khoảng 40 tấn. Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất được xe ô tô tải thùng 20T để vận chuyển về nhà máy, cự ly vận chuyển khoảng 100 km. Cụ thể các tác động do bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động này như sau:

- Phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị là xe tải thùng 20T. CDA thuê đơn

vị vận tải có chức năng vận chuyển máy móc đến nhà máy, các phương tiện này đảm bảo đủ tiêu chuẩn lưu hành. Việc nhập các máy móc thiết bị của Dự án cần 2 chuyến xe để vận chuyển máy. Quá trình vận chuyển máy móc tập trung trong 1 ngày. Vậy, mỗi ngày có 4 lượt xe ra, vào nhà máy. Do thời gian vận chuyển máy móc thiết bị trong thời gian ngắn nên tác động của bụi, khí thải trong quá trình này là có thể chấp nhận được.

- Dự án sử dụng xe nâng điện để vận chuyển các máy móc vào vị trí trong nhà xưởng. Do đó không phát sinh bụi và khí thải từ quá trình này.

(2). Tác động của bụi, khí thải do hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị

Các máy móc sử dụng để lắp đặt máy móc thiết bị chủ yếu là xe nâng điện, máy vặn ốc vít… các máy móc này sử dụng nhiên liệu là điện. Do đó, hầu như không có bụi và khí thải phát sinh từ công đoạn này.

Bên cạnh đó, bụi còn phát sinh do hoạt động mài, cắt các chi tiết phụ để lắp đặt máy móc. Tuy nhiên, lượng bụi phát sinh do hoạt động này nhỏ và bụi có kích thước lớn nên không có khả năng phát tán đi xa mà chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trực tiếp tại vị trí phát sinh. Do đó, tác động này được đánh giá là có thể chấp nhận được.

3.1.1.1.2. Tác động do nước thải (1). Nước thải sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cao các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật có khả năng lôi kéo các ký sinh trùng có hại (ruồi, muỗi...).

- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trên công trường trong thời gian lắp đặt là 10 người, dự báo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (định mức nước sử dụng 45 lít/người.ngày(*), nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp(**)): 45 lít/người/ngày x 100

= 450 lít/ngày = 0,45 m3/ngày.

(*)Theo tính toán tại mục 1.3.1 của báo cáo

(**) Theo khoản 1, Điều 39 nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.

Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của quá trình lắp đặt máy móc thiết bị trong 1 ngày được tính theo hệ số đánh giá tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đối với một người được lấy theo tài liệu của Metcaft and Eddy (Wastewater Engineering – Third Edition, 1991). Thời gian làm việc của công nhân trên công trường là 8h/ngày. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán như sau:

+ Tải lượng phát thải trong 1 ca (8 giờ) (g) = [hệ số ô nhiễm trong 24 giờ (g/người.ngđ) x số công nhân làm việc (người)] (3.1)

+ Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) = [Tải lượng trong thời gian 8 giờ (g) x 1000]/

Lưu lượng thải (m3/ca 8 giờ). (3.2)

Trong đó: 1.000 là hệ số quy đổi đơn vị.

Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị Dự án như sau:

Bng 3. 2. D báo ti lượng các cht ô nhiễm trong nước thi sinh hot trong quá trình lắp đặt máy móc thiết b D án

TT Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm Khối lượng (g/ng/ngđ)

Min Max

1 Chất rắn lơ lửng (SS) 60 65

2 BOD5 của nước đã lắng 30 35

3 BOD5 của nước chưa lắng 65 -

4 Nito của các muối amoni (N-NH4) 8 -

5 Phốt phát (P2O5) 3,3 -

6 Clorua (Cl-) 10 -

7 Chất hoạt động bề mặt 2 2,5

Nguồn: TCVN 7957:2008: Thoát nước- Mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế Nồng độ các chất trong nước thải được trình bày tại bảng dưới đây:

Bng 3. 3. D báo nồng độ ô nhiễm nước thi sinh hot t quá trình lắp đặt máy móc thiết b

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ

QCVN 14:2008 /BTNMT

(Cột B)

Min Max

1 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 1333,3 1444,44 100

2 BOD5 của nước đã lắng mg/l 666,67 777,78 50

3 BOD5 của nước chưa lắng mg/l 1444,4 - 50

4 Nito của các muối amoni (N-NH4) mg/l 177,78 - 10

5 Phốt phát (P2O5) mg/l 73,33 - 10

6 Clorua (Cl-) mg/l 222,22 - -

7 Chất hoạt động bề mặt MPN

/100ml 44,44 55,56 10

Theo kết quả dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân lao động trong giai xây dựng Dự án trong trường hợp không qua xử lý cho thấy mức độ ô nhiễm đối với các thông số tính toán rất cao, vượt quá tiêu chuẩn thải trung bình nhiều lần so với QCVN 14:2008 /BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Trong quá trình thi công nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nhà xưởng

sản xuất đã hoàn thiện, có nhà vệ sinh. Công nhân lắp máy có thể sử dụng nhà vệ sinh tại nhà xưởng, do đó tác động đến môi trường không đáng kể.

(2). Nước thải thi công

Do dự án thuê lại xưởng, hạ tầng kỹ thuật của xưởng đã được hoàn thiện, giai đoạn thi công chỉ tiến hành lắp đặt máy móc nên lượng nước thải thi công là không có.

(3). Nước mưa chảy tràn

Toàn bộ diện tích mặt bằng của nhà xưởng được lợp tôn lạnh. Nước mưa sẽ được thu gom trên mái sau đó dẫn xuống đường ống thu gom nước mưa của KCN Điềm Thụy (Khu A).

3.1.1.1.3. Tác động do chất thải rắn

(1). Chất thải rắn từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị

- Quá trình lắp đặt máy móc thiết bị: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị bao gồm: bao bì chứa máy móc, dây buộc hàng, túi nilong, linh kiện, phụ tùng hỏng hóc cần thay thế, bụi, chất thải từ quá trình quét dọn nhà xưởng,... Lượng chất thải rắn phát sinh trong suốt quá trình này ước tính 0,5% khối lượng thiết bị đầu vào = 40 tấn *0,5% = 0,2 tấn. Các chất thải rắn này sẽ được phân loại ngay tại nguồn và tập trung tại vị trí chứa rác thải của Công ty để thu gom, xử lý.

(2). Chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần rác sinh hoạt trên công trường bao gồm các loại vỏ hộp thực phẩm, vỏ chai, giấy, túi nilon... Do cán bộ công nhân không ở lại công trường nên ước tính số lượng rác được xác định theo định mức thải là 0,3 kg/người/ca (theo QCVN 01:2021/BXD).

Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị: số người làm việc tại công trường là 10 người thì tải lượng thải là: 0,3 kg/người/ngày x 10 người = 3 kg/ngày.

Rác thải sinh hoạt có thành phần gồm nhiều chất khó phân hủy (túi nilon, vỏ chai,…) và chất hữu cơ dễ phân hủy gây ra mùi hôi thối (thực phẩm thừa, giấy,…) là môi trường tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián,... qua các trung gian có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom tốt sẽ cuốn theo nước mưa làm đường ống dẫn nước bị tắc nghẽn, gây ngập úng cục bộ, làm mất mỹ quan, gây mùi hôi thối,... ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí của khu vực.

3.1.1.1.4. Tác động do chất thải nguy hại

Trong quá trình thi công dự án, CTNH phát sinh từ các hoạt động lắp đặt trong nhà xưởng. Khối lượng CTNH được tính toán như sau:

- Dầu mỡ thải bỏ: Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công được thực hiện tại các gara chuyên dụng, hạn chế tối đa sửa chữa tại công trường.

- Vật liệu thấm dầu thải bỏ: Khoảng 0,5 kg/giai đoạn lắp đặt máy móc

Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng của nhà máy được tổng hợp theo bảng sau:

Bng 3. 4. Thành phn và s lượng CTNH phát sinh t quá trình xây dựng TT Thành phần Mã CTNH Khối lượng (Kg/giai đoạn xây

dựng)

1 Vật liệu thấm dầu thải bỏ 18 02 01 0,5

Tổng 0,5

Chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực trên nếu không được thu gom thường xuyên, chúng sẽ trở thành yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Tác động này cần kiểm soát, có biện pháp giảm thiểu và các loại chất thải này yêu cầu cần được xử lý theo đúng pháp luật của nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án DỰ ÁN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TỬ KIẾN VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)