Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu bhxh bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 43)

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến công tác thu BHXH và kết quả thu BHXH bắt buộc. Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH lớn là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với nơi

22

khác. Chăng hạn như, thành phó Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương có nguồn thu BHXH bắt buộc rất lớn. Đó là bởi vì, ở những địa phương này kinh tế

- xã hội phát triển, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nơi mà người dân có mức thu nhập cao hơn, dẫn đến hiệu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ tham gia

BHXH bắt buộc của NLĐ cao hơn.

Mặt khác, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì NSDLĐ cũng

sẽ tự giác, có trách nhiệm với nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nên sẽ có ý thức

nộp đúng, nộp đủ nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc của họ cho NLĐ, khắc phục được hiện trạng phổ biến hiện nay là cố tình trốn tránh tham gia BHXH và nợ

đọng tiền đóng BHXH kéo dài.

Chỉ khi có điều kiện về kinh tế khá, thì NLĐ mới có điều kiện, mới có ý thức

tham gia BHXH bắt buộc. Chính vì vậy các nước có nền kinh tế phát triển thì

BHXH của họ ngày càng phát triển theo. Ngược lại, ở các nước có nền kinh tế

thấp kém, lạc hậu, thu nhập của dân trí thấp thì BHXH cũng không thé phát triển

được.

1.2.4.3. Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia

BHXH bắt buộc

Các doanh nghiệp cần phải xác định rằng tham gia BHXH là thực hiện chính sách nhằm đảm bảo được tính ôn định nhân sự, sự ôn định này giúp doanh nghiệp mạnh dạn đề gia chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, mạnh dạn ký kết hợp đồng để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tham gia BHXH là trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLD. Quán triệt sâu sắc tư tưởng đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó số doanh nghiệp tham gia BHXH càng

nhiều thì tổng thu BHXH càng tăng, quỹ BHXH càng bền vững.

Đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH theo đúng mức lương hoặc thu nhập thực tế của NLĐ sẽ ra tăng quỹ BHXH và ngược lại mức thụ hưởng các chế độ BHXH sẽ cao, bảo dam 6n định chi phi khi NLD khi ốm dau, thai san, TNLD - BNN hoặc thất nghiệp đặc biệt là mức lương hưu đảm bảo ồn định cuộc sống

tuổi già cho họ.

Người lao động phải có hiểu biết, nhận thức sâu sắc về việc tham gia BHXH là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm bắt buộc tham gia BHXH.

23

1.2.4.4. Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc

Đây là nhân tố phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý,

điều hành, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trình vận dụng, triển

khai chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc để tô chức thực hiện vào mỗi địa

phương theo những mục tiêu đã định.

Những nơi nào năng lực tô chức, điều hành công tác thu BHXH tốt, thì hiệu

quả thu sẽ cao, ít có hiện tượng bỏ sót nguồn thu, thu thiếu, chây ỳ nợ đọng trong

các nguồn thu. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy được thiết lập hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng và quyền hạn trách nhiệm của mình thì công tác thu BHXH sẽ đạt kết quả tốt.

Nhân tổ chính này thể hiện phẩm chat, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ thu BHXH bắt buộc. Nếu đội ngũ cán bộ này có năng lực,

chuyên môn vững, phâm chất đạo đức tốt thì năng lực, tổ chức quản lý điều hành thực hiện thu BHXH bắt buộc sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.

24

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY THU BAO HIEM XÃ HOI BAT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HOI HUYEN QUANG XUONG GIAI DOAN

2018 — 2022

2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế ki XIII

ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp . Từ thế kỉ XVI đến thế ki XII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ đề giúp đỡ lẫn

nhau. Ở Anh năm 1973 đã thành lập hội “băng hữu” để giúp đỡ các hội viên khi

bi 6m dau, tai nạn nghề nghiệp.

Bảo hiểm xã hội có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách

mạng tháng 8/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - nay là nước

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947

thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí. Các chế độ này được thực hiện đôi với những người làm việc trong các cơ quan từ cơ sở đên Trung ương.

Tuy nhiên, do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nên chỉ một bộ phận

lao động xã hội được hưởng quyền lợi BHXH.

Sau khi hoà bình lập lại, ngày 27/12/1961 Nhà nước ban hành Nghị định

128/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với

công nhân viên chức” và được thực hiện từ ngày 1/1/1962. Sau hơn 20 năm thực

hiện BHXH đối với công nhân viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó ngày 18/9/1985 Chính phủ (lúc đó là Hội Đồng Bộ Trưởng) đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi, bố sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của Nghị định này là điều chỉnh

mức đóng và hưởng BHXH.

Tuy nhiên chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phù hợp với cơ chế mới. Vì vậy, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định

43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh

tế, đánh dấu một bước đổi mới của BHXH Việt Nam.

25

Tuy vậy, chỉ khi Bộ luật lao động được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/6/1994, điều lệ tạm thời về BHXH theo Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/1/1995 và Nghị định 45/CP ban hành ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên chức và lực

lượng vũ trang, bảo hiểm xã hội Việt Nam thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý.

2.1.2. Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương

Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương được thành lập vào năm 2006 theo Quyết định số 789/QĐ-BHXH của Tổng cục Bảo hiểm xã hội. Trong suốt quá trình phát triển, đơn vị này đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương cũng như tỉnh Thanh Hóa.

Ban đầu, BHXH huyện Quảng Xương chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hưu trí và bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên, với sự tăng cường các chính sách bảo hiểm xã hội của Chính phủ và sự cải thiện đáng kế về đời sống kinh tế - xã hội, BHXH huyện Quảng Xương đã ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình và nâng cao chât lượng phục vụ.

Hiện nay, BHXH huyện Quảng Xương đã phát triển thành một đơn vị quản

lý và thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội đầy đủ, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động. BHXH

huyện Quảng Xương cũng đã nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn đề đảm bảo quyền lợi của người lao động và người tham

gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất.

Những năm qua, BHXH huyện đã thực hiện tốt công tác tham mưu kịp thời, trọng tâm đề Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT vào nghị quyết của Ban

Chấp hành Đảng bộ huyện, nghị quyết của HĐND, kế hoạch thực hiện của UBND

huyện; giao chỉ tiêu tỷ lệ độ bao phủ BHYT cho từng xã, thị trấn; kiện toàn củng có ban chỉ đạo BHYT toàn dân huyện; phân công gắn trách nhiệm cho từng thành viên ban chỉ đạo huyện, các phòng, ngành có liên quan trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT; thành lập các tô công tác chỉ đạo những xã đăng ký về đích NTM hàng năm của huyện do các đồng chí Thường trực Huyện

26

ủy làm tổ trưởng; giao trách nhiệm cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, các đồng chí huyện ủy viên đôn đốc các xã, thị trấn về thực hiện chỉ

tiêu độ bao phủ BHYT, đặc biệt tập trung chỉ đạo đối với những xã đăng ký về

dich NTM hàng năm; hăng tháng tham mưu cho các tổ công tác làm việc với các xã đề thúc đây mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT.

Hang năm, BHXH huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” sát kế hoạch thực hiện của ban chỉ đạo NTM huyện, theo tiễn độ, thời gian hoàn thành chỉ tiêu độ bao phủ BHYT kịp

thời báo cáo BHXH tỉnh thâm định; phân công cán bộ lãnh đạo tham gia các tổ công tác của huyện đề hướng dẫn giúp các xã, thị trấn thực hiện chỉ tiêu độ bao phủ BHYT thực hiện đúng tiến độ kế hoạch huyện đề ra. Xác định một trong những giải pháp quan trọng đề thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đó là tổ chức

tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đối với các nhóm

đối tượng trên địa bàn, trong đó, đối thoại trực tiếp về chính sách BHXH, BHYT là một trong những hình thức tuyên truyền có tính hiệu quả cao.

Vì thế, BHXH huyện đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các cơ

quan, đơn vị tô chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thu về chính sách BHXH, BHYT, kỹ năng truyền thông, vận động người dân tham gia BHYT cho người là báo cáo viên cấp huyện, trưởng các đoàn thê quần chúng xã, thị tran và bí thư chi bộ thôn của 30 xã, thi tran trên địa bàn; tô chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT thông qua nhiều hội nghị tư vấn đối thoại để nâng cao tỷ lệ người dân có thẻ BHYT, hoàn thành xây dựng NTM theo đúng kế hoạch đã đề ra; tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia BHXH, BHYT trên cơ sở theo các nhóm đối tượng, như: Hộ gia đình cận nghèo, hộ gia

đình, hội viên các hội đoàn thê, hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình và các hộ gia đình nông dân trên địa bàn huyện; hàng năm tô chức từ 15 đến 20 hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho hàng nghìn đoàn viên,

hội viên và nhân dân tại các xã...

Xác định BHXH, BHYTT là những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công băng xã hội trong bảo vệ,

chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Thời gian qua BHXH huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu phát

triển đối tượng tham gia BHYT cho các xã, thị trấn; phối hợp với Bưu điện huyện

tổ chức các đợt ra quân tuyên truyền bằng xe loa lưu động và trực tiếp đến từng

27

địa bàn dân cư, từng hộ gia đình, vận động, thuyết phục làm cho người dân thấy

được quyền lợi thiết thực khi tham gia BHYT, BHXH tự nguyện; tô chức hội nghị

tuyên truyền phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, đối thoại thoại về chế

độ, chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng tham g1a; rà soát số đơn vị, doanh

nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, lập danh sách những lao động chưa tham gia

BHXH bắt buộc đề có kế hoạch phát triển đối tượng, đồng thời phối hợp, hướng

dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ, chính sách liên quan đến BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, để nâng cao công tác khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT, Bệnh viện Đa khoa huyện và trạm y tế các xã, thị trấn đã không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, y đức cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ; tắng cường

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng điều tri,

day mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, nhằm giảm thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, bảo đảm quyền lợi và tạo được niềm

tin cho người dân trên địa bàn.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành; sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phối hợp giữa BHXH huyện và các đại lý thu tại cơ sở nên việc thực hiện chính sách về BHXH, BHYT trên địa

bàn huyện đã có nhiều chuyên biến tích cực. Đến nay, toàn huyện có trên 15 nghìn người tham gia BHXH, trong đó có trên 3 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 72,8% dự toán tinh giao; có trên 11 nghìn người tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

số người tham gia BHYT là 160 nghìn người, đạt 95,7% kế hoạch được giao.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương

Chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương được tô chức theo nội dung quy định tại Quyết định 969/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội

tỉnh Thanh Hóa đặt trụ sở tại huyện Quảng Xương, có chức năng hỗ trợ Giám đốc

Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo

28

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ quản lý thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao

động — Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; Bộ Y tế về bảo hiểm y tế và của Bộ Tài chính về chế độ tài chính về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp va bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa được xác nhận tư

cách pháp nhân, có con dâu, tài khoản và trụ sở riêng.

Nhiệm vu và quyên hạn

Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương là bảo hiểm xã hội cấp thị xã trực thuộc

tỉnh, có nhiệm vụ như một bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực

thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐÐ-BHXH năm 2019.

Nhiệm vụ và quyên hạn của bảo hiêm xã hội huyện Quảng Xương bao gôm:

1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa

bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện

chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa

bàn huyện.

3. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phô biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4. Tô chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân câp của Bảo hiệm xã hội Việt Nam và Bảo hiêm xã hội tỉnh, cụ thê:

a) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cắp số bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tê cho người tham gia bảo hiêm xã hội, bảo hiêm y tê; quản lý, sử dụng phôi sô

bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;

b) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng chế độ

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu bhxh bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)