CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP VA KIEN NGHI NHAM TANG
3.3. Giải pháp nhằm tăng cường công tác triển khai bảo hiểm tài sản tại
3.3.6. Tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu về bảo hiểm tài sản
Với thời đại công nghệ thông tin và truyền hình kỹ thuật số như hiện nay, công tác truyền thông, quảng cáo là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với một doanh nghiệp nào trên thị trường, đặc biệt với một công ty lâu đời trên thị trường như PVI mỗi năm công ty chi đến hàng chục tỷ đồng đề dành riêng cho truyền thông quảng bá thương hiệu của mình. Tại Việt Nam xu hướng tham gia bảo hiểm mới chỉ hình thành “manh mún”, tập trung ở một số nơi, chưa thể hình thành tập quán bảo hiểm.
Việc truyền thông, quảng cáo có hiệu quả sẽ mang lại hình ảnh tốt đẹp của công ty đến tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chính công ty cần tăng cường chú trọng đến tuyên truyền, quảng cáo nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, làm cho mọi người hiểu được vai trò và tác dụng của việc tham gia nghiệp vụ này, khi mọi người
đã hiểu thì công tác triển khai ở đó sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn.
Hiện nay, việc tuyên truyền quảng cáo có thê thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau như: truyền hình, báo chí, băng rôn, áp phích.... Ngoài các phương tiện kê trên thị PVI luôn tập trung đến Internet đề cập nhật những thông tin nhạy bén, chính
xác, nhanh chóng kịp thời cho người dùng để phù hợp với xu hướng chuộng công nghệ của người dân Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh việc truyền thông online, công ty cũng nên đây mạnh việc truyền thông offline bằng các sự kiện hội thảo liên quan đến nghiệp vụ như: Hội thảo hướng dẫn bà con công tác phòng cháy chữa cháy,
75
hội nghị chăm sóc khách hàng, các buôi phát động người dân phòng chống cháy nỗ,...
Việc kết hợp 2 hình thức này sẽ giúp công ty đễ dàng gửi được thông điệp cần thiết
đến khách hàng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng dịch vụ của chính công ty mình.
Đầu tư cho tuyên truyền, quảng cáo phải luôn được đặt lên hàng đầu, bởi có như
vậy thương hiệu của bảo hiểm Vietinbank mới được lan tỏa. Nếu làm được hiệu quả điều này trong tương lai thực sự đây sẽ là một vũ khí hiệu quả tăng sức cạnh tranh cho
Tổng công ty và tất cả các công ty thành viên khác.
3.4. Kiến nghị
Trong 5 năm trở lại đây thị phần của bảo hiểm Phi nhân thọ nước ta luôn bị
chiếm phần đa số bởi ba nhà bảo hiểm lớn đó là Bảo Việt, PTI và PVI, ba công ty này
thay đôi vị trí liên tục theo từng giai đoạn. nhất là trong thời buổi thị trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bất kỳ công ty nào chũng phải tìm cách đổi mới dé nang cao uy tin và chất lượng sản phâm, tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, đây là nghiệp vụ khôgn mới nhưng những năm gần đây nó là nghiệp vụ được quan tam nhiều nhất bởi tình hình cháy nổ phức tạp tại Việt Nam. Chính vì vậy đề thực hiện hiệu quả hơn nghiệp vụ này trong thời gian sắp
tới, cá nhân em sau thời gian thực tập, tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu sản phẩm tịa
VBI Đông Đô có một số kiến nghị mang tính chất tham khảo sau đây
3.4.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty Bảo hiểm Vietinbank
Những giải pháp đưa ra ở phần trên nếu thực hiện đầy đủ và toàn diện từ Tổng công ty trở xuống đề đã có thể góp phần làm tăng hiệu quả cho công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên đứng trước những khó khăn và thách thức trong giai đoạn mới, Tổng công ty bảo hiểm Vietinbank có vai trò that su quan trong. Dé giúp công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này được hiệu quả hơn tại Công ty bảo hiểm VBI Đông Đô, em cũng xin đề xuất với Ban lãnh đạo Tổng công ty một số ý kiến riêng cụ thể sau đây:
- Nâng cao công tác chăm sóc khách hàng
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực chất là một hoạt động dịch vụ trong lĩnh
vực tài chính, đánh giá của khách hàng tác động rất nhiều đến hình ảnh của công ty.
Trên thị trường đã có rất nhiều công ty triển khai nghiệp vụ, nhưng đâu mới là yếu tố
quyết định sự lựa chọn của khách hàng? Đó chính là hình ảnh, thương hiệu vả chất
lượng phục vụ. Vì thế, cần phải phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể, thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng phải phù hợp với điều kiện của công ty.
76
Dịch vụ phục vụ khách hàng qua điện thoại phải được thực thi tốt hơn nữa, giải quyết nhanh mọi thắc mắc của khách hàng, làm cho khách hàng có được những thông tin cần thiết một cách dễ dàng: đối cới những hợp đồng tái tục hoặc hhông có tôn thất xảy ra thì được khuyến khích bằng hình thức giảm phí tuy nhiên cần giữ mối liên lạc với khách hàng thường xuyên để họ tin tưởng sử dụng trong những năm tiếp theo;
ngoài ra nên chỉ trả các khoản đề phòng hạn chế tốn thất, giúp khách hàng một phần trong việc trang bị thiết bị phòng chát chữa cháy như: bình xịt chữa cháy, còi báo động,... thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở khách hàng các biện pháp phòng ngừa rủi ro; bên cạnh đó khi kháhc hàng không may mắn gặp phải rủi ro, công ty phải nhanh chóng có mặt hỗ trợ khách hàng cùng khách hàng khắc phục sự cô và tìm ra nguyên nhân. Có làm được như vậy thì công tác sau bán hàng mới thực sự hoàn thiện, đảm bảo hiện thực đúng phương châm hoạt động của cán bộ công nhân viên VBI:
“Lan toả hạnh phúc”. Đồng thời việc này cũng sẽ tạo điều kiện cho công ty thành viên dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình hơn, chất lượng các dịch vụ được nâng cao hơn.
- Hoàn thiện kênh phân phối và mạng lưới
Tiếp tục duy trì và đây mạnh kênh khai thác Bancas, ngoài nghiệp vụ truyền thống là xe cơ giới và con người, Công ty sẽ đây mạnh khai thác mảng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Tiếp tục mở rộng kênh khai thác qua Công ty cho thuê Tài chính. Hỗ trợ
về chuyên môn đối với phòng kinh doanh tài sản - kỹ thuật đẻ triển khai dự án với
khách hàng lớn như các Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT...
- Tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công ty, tiễn hành kiểm tra, đánh giá khả năng nghiệp vụ liên tục để có những hướng
thay đổi kịp thời.
Đây là nghiệp vụ khó đôi khi còn phải liên quan đến cả quá trình tái bảo hiểm,
chính vì vậy nên không đủ kiến thức thì việc hỗ trợ và thu xếp hợp đồng cho các bên rất khó khăn và kéo dài. Điều này chắc chắn làm giảm hiệu quả của quá trình khai thác. Chính vì vậy việc nâng cao kiến thức cả trong nghiệp vụ và thực tế cũng là một
trong những việc VBI cần chú trọng và thực sự quan tâm đầu tư có như vậy mới rút ngắn được thời gian khai thác và mang kết quả nhanh chóng.
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ
Theo ý kiến của cá nhân em đây thực sự là điều nên làm, bởi một quá trình cung
cấp dịch vụ sau cùng có hiệu quả hay không bên cạnh kết quả của công ty mang về
77
thì ý kiến của khách hàng vẫn là thứ thiết yêu không thể bỏ qua. Hej thống này sẽ góp
phần đánh giá được chất lượng của các sản phẩm do VBI cung cấp đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Từ đó, Tổng Công ty và các thành viên có thể nhìn nhận và đánh
giá, rút kinh nghiệm để tiến hành thay đổi bổ sung hoặc thay thế những điều khoản
bồ sung phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên toàn thị trường.
3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
3.4.2.1. Kiến nghị đối với chính phủ
a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tạo ra khung pháp lý
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo sự bình đăng giữa các doanh nghiệp,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp
bảo hiểm.
Việc hoàn thiện môi trường pháp lý trước hết là bổ sung các quy định phù hợp
với tập quán kinh doanh bảo hiểm trên thế giới, điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và
mục tiêu định hướng phát triển thị trường. Nhà nước cần có chiến lược phù hợp trong
việc phát triển thị trường bảo hiểm
Nhà nước cần có chính sách tạo sự bình đăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước có thể đứng trên cùng một mặt băng khi cạnh tranh với các doanh
nghiệp thuộc các loại hình khác. Đây là việc làm cần thiết, tập dượt cho doanh nghiệp
nhà nước quen dần với môi trường kinh doanh mới, chuẩn bị tinh thần khi bước vào giai đoạn mở cửa thị trường bảo hiểm toàn cầu.
Bên cạnh việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước cần tiễn hành nghiên cứu môi trường kinh tế, các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, điều chỉnh lại các quy định về danh mục đầu tư trong từng lĩnh vực và tỉ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi
danh mục để đảm bảo khả năng thanh toán, hiệu quả đầu tư kinh doanh, đồng thời
cũng tạo ra sự linh hoạt và quyền chủ động cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định
đầu tự.
b) Tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Trong bối cảnh hiện nay “bàn tay vô hình” của nhà nước đặc biệt trong giám sát và quản lý các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm
78
nói riêng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Việc nhà nước giám sát và quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ mau chóng giảm các thủ tục hành chính vốn lâu nay là vấn đề lo ngại nhất của các nhà đầu tư.
Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra giám sát kịp thời pháp hiện vi phạm để triệt tiêu hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh tạo môi trường kinh doanh bình đăng cho các doanh nghiệp. Việc ban hành luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã là quan trọng nhưng việc áp dụng Luật đó vào thực tế lại càng quan trọng hơn.
Thời gian qua việc áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm còn nhiều hạn chế, khâu
kiểm tra giám sát của Nhà nước còn lỏng lẻo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm lách luật. Như vậy song song với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu việc thực hiện trên thực tế nhằm xác lập và duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hiện nay hướng xã hội chủ nghĩa.
c) Xây dựng một chính sách thuế phù hợp với thực tế hoạt động bảo hiểm
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, là công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của nhà nước, khuyến khích hoặc hạn chế một hoạt động nào đó. Xuất phát từ vai trò quan trọng của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu phải thúc đây sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam tiến kịp trình độ của khu vực trên thế
giới, Nhà nước cần có chính sách thuế như là một giải pháp thực hiện có kết quả chính
sách khuyến khích tài chính đối với hoạt động bảo hiểm góp phần thúc đây hoạt động kinh doanh này ngày càng phát triển.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm huy động, quản lý và sử dụng
vốn
Trong các điều kiện về tài chính của công ty bảo hiểm thì điều kiện về vốn đóng vai trò quan trọng nhất. Điều kiện này đánh giá khả năng thanh toán, khả năng giữ lại phí, góp phần nâng cao năng lực trình độ và chất lượng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bảo hiểm trong xã hội.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty thực hiện khả năng thanh toán của mình thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn ngân sách hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn các loại thuế đề công ty có thể khôi phục khả năng thanh toán một cách nhanh chóng.
Cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra mức phí bảo hiểm cho các nghiệp vụ bảo hiểm.Để khai thác tốt nguồn thu này Nhà nước cần cho phép các
79
doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quy định mức phí bảo hiểm sao cho phù hợp với điều kiện cạnh tranh thực tế. Nếu để các doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định phí bảo hiểm sẽ góp phần vào việc nâng cao quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn như vậy hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới có thê phát triển được.
Đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp
như phát hành công trái, tín phiếu để huy động vốn nhàn rỗi từ hoạt động bảo hiểm,
giúp doanh nghiệp tham gia đầu tư bất động sản, liên doanh, liên kết hay tham gia vào thị trường chứng khoán.
Nhà nước cần khuyến khích phát triển thị trường vốn, góp phần tăng thu nhập
từ hoạt động đầu tư của cá doanh nghiệp. Ví dụ như xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
giữ các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm và các ngân hàng.
3.4.2.2. Kiến nghị đối với Bộ tài chính
Song song với việc hỗ trợ về vốn cho các công ty bảo hiểm, Bộ Tài chính nên
từng bước tiến hành triển khai toàn diện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh bảo hiểm thể hiện qua các mặt sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm
nhằm tạo hành lang pháp lý dé các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong khai thác bảo hiểm.
- Đưa vấn đề tái bảo hiểm bắt buộc vào Luật Bảo hiểm Việt Nam, áp dụng chính
sách ưu đãi về thuế đối với các công ty tái bảo hiểm nhận dịch vụ tử nước ngoài.
- Nâng cao hiệu lực kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm duy trì khả năng thanh toán đối với khách hàng tham gia bảo hiểm và đảm bảo tính cạnh tranh lãnh mạnh của thị trường như yêu cầu các
công ty này đăng ký với Bộ Tài chính các quy tắc, điều kiện, biểu phí tái bảo hiểm,
hoa hồng tái bảo hiểm trước khi áp dụng các điều khoản hợp đồng. mở
- Thành lập Uỷ ban quản lý Bảo hiểm Việt Nam đề thường xuyên những chiến dịch kiểm tra giám sát các nhà tái bảo hiểm nước ngoài và xem xét đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm trong nước.
Đối với các ban ngành khác có kiên quan trogn quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tài sản như: cơ quan Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an, Bộ Y Tế, Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư,.. thì cũng cần có những đề xuất riêng ví dụ như với cơ
quan phòng chát chữa chát khi nhận được thông tin về hoả hoạn cần nhanh chóng có
S0
mặt nhanh nhất xử lý, khống chế và kiểm soát đám chảy đề thiệt hại của khách hàng
được nhỏ nhất có thê, chính điều này sẽ giảm số tiền bồi thường của Công ty; còn đối
với Bộ công an, Bộ y tế với những đám chát thiệt hại lớn và ngoài thiệt hại về tài sản
có thê dẫn đến thiệt hại về ngừoi, nên có những quyết định và phương án điều tra nhanh chóng, phối hợp cùng bộ phận giám định đưa ra kết quả chính xác nhất, nhằm
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tại thừoi điểm khó khăn sau tốn thất. Đặc biệt Bộ
Xây dựng và Bộ Kế hoạch & đầu tư, hai ban ngành có tiếng nói lớn trong mọi công trùnh có giá trị lớn trong nước, cần phối hợp sát sao với Công ty bảo hiểm để đánh
giá và xem xét về mức bộ rủi ro và thời hạn sử dụng của từng công trình, điều này sẽ
làm giảm thiệt hại gánh nặng tài chính cho các bên nếu khôgn may thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến tài chính của bên liên quan khác.
3.4.2.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Để nâng cao va thực hiện tốt vai trò là cầu nối và đại diện cho các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước trước cơ quan quản lý Nhà nước và công chúng, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần:
- Mở rộng hợp các các doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi trao đổi thông tin,
hợp tác kinh doanh, đào tạo, tính phí bảo hiểm, đánh giá rủi ro, tái bảo hiểm, đồng
bảo hiểm, đề phỏng hạn chế tôn thất.
- Củng có, tô chức bộ máy lãnh đạo và các bạn chuyên ngành của Hiệp hội. Xây
dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ của Hiệp hội, tạo động lực cho
các cán bộ lao động cống hiến cho ngành bảo hiểm.
- Xem xét, sửa đôi, bố sung điều lệ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo phương hướng khyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty môi giới tham gia hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm với Hiệp hội.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và Hiệp Hội để kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các thỏa thuận giữa các hội viên, xử lý kịp thời các trưởng hợp không tuân theo quy chế hợp tác và các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đại diện Hiệp hội cần tham gia đóng góp ý kiến vào việc soạn thảo các chủ trương chính sách liên quan đến pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm, góp ý với các cơ quan chiến lược về việc xây dựng các kế hoạch phát triển ngành, thu thập các ý
kiến của các hội viên để phản ánh lên cơ quan nhà nước. Đặc biệt tất cả các thành viên