Giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp tại Hải Dương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 49)

NÔNG NGHIỆP TẠI HAI DUONG

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp tại Hải Dương

3.3.1 Nhóm giải pháp chung

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và vô cùng quý giá thuộc sở hữu của toàn dân Việt Nam, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu 6n định chính trị, an ninh quốc phòng vững chắc. Xã hội ngày càng phát triển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu về sử dụng, khai thác đất càng đòi hỏi có hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn. Do vậy định hướng sử dụng đất của tỉnh phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền

42

vững.

Vẫn đề bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lý, chuyên đổi mục đích sử dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng có hiệu quả kinh kế cao là nhiệm vụ quan trọng dé đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách 6n định lâu bền của

tỉnh trong tương lai.

Đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, nông - lâm nghiệp vẫn là chủ lực phát triển kinh tế. Nên việc duy trì bảo vệ đất nông nghiệp, ôn định và tăng nhanh diện tích gieo trồng, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất. Bé trí hợp lý cơ cấu diện tích cây trồng, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng bước ra khỏi thế sản xuất độc canh, tạo bước chuyền dich co cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Nhưng phải phù hợp với hệ sinh thái ở những vùng địa hình khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) sử dụng cho các mục đích khác.

Có những biện pháp cụ thể, đồng bộ trong sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích khai

hoang mở rộng diện tích, day mạnh chuyên dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng

vụ, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực, thực pham (đặc biệt là vùng cao,

vùng còn nhiều khó khăn) dé từng bước có tích luỹ, tạo khối lượng sản phẩm hang hoá cao phục vụ đời sông của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu.

Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn rừng hiện có của vùng, tang cường việc khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng, tăng độ che phủ rừng đạt trên 60%. Để có điều kiện làm tốt chức năng bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi tường xanh, sạch, đẹp góp phần bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của tỉnh và góp phần thúc đây các ngành du lịch dịch vụ phát triển.

Trong khai thác sử dụng đất phải kết hợp giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa phạm vi toàn vùng và cụ thé từng tinh, từng huyện trong việc xây dựng các trương trình mục tiêu, các dự án kinh tẾ - xã hội.

Găn việc phát triển nông thôn với sự phát triển các đô thị và khu công nghiệp, thúc đây quá trình đô thị hoá tại chỗ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và công nghiệp khai thác, chế biến; đặc biệt là khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản phục vụ cho sản xuất trong tỉnh, cả nước và xuất khâu.

Đáp ứng, ưu tiêu đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống văn hoá xã hội của nhân dân, góp phần đây nhanh sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

43

Sử dụng đất tiết kiệm, không ngừng bảo vệ, cải tạo, làm giầu đất, có mô hình canh tác hợp lý khai thác đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất. Điều chỉnh dan và tiến tới dứt điểm những bắt hợp lý trong sử dụng đất. Trong khai thác, sử dụng đất đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ môi trường đất dé sử dụng ổn định lâu dai và bền vững.

Cụ thể:

Giải pháp về đất đai cho phát triển nông nghiệp

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thé nhưỡng, tính chất nông hoá của đất và khí hậu. Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bồ trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dich cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hoá nông sản và nguyên liệu chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó đất sản xuất nông nghiệp của vùng còn chịu áp lực cao của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, ảnh hưởng của các van đề phát sinh như 6 nhiễm do chat thải sinh

hoạt và công nghiệp nên diện tích này có xu hướng giảm liên tục hàng năm.

Nhìn chung về điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu... thì tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của vùng là khá lớn, song phần diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện trên địa bàn của vùng còn tương đối nhiều diện tích đất chưa sử dung, trong thời gian tới cần được dau tư dé khai thác đưa vào sử dụng một phần cho sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, cây công nghiệp

lâu năm).

Do có tiềm năng về đất đai phục vụ việc sản xuất nông nghiệp như trên, một số hướng di và giải pháp cho quỹ đất này ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cụ thể như sau:

- Dat trong lúa nước

Trong những năm tới, trên cơ sở chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa nước được phân bé cần luận chứng cụ thé dé lựa chọn những diện tích đất trồng lúa nước có hiệu quả sử dụng thấp nhất dé chuyên sang các mục đích khác như xây dựng và phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch, xây dựng các công trình công cộng,... Phần diện tích còn lại cần khoanh định và giao cho các cấp chính quyền địa phương và người dân để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng 6n định, lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

44

thuật vào sản xuất để hình thành vùng chuyên canh, thâm canh cây lúa tập trung ở các vùng thấp.

- Dat trồng cây lâu năm

Tập trung phát triển mạnh các cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh như: chè, cam quýt, lạc, đậu tương, rau hoa trái vụ, cây dược liệu vv... gan với xây dựng thương hiệu va công nghiệp chế biến. Nghiên cứu phát triển cây vụ Đông ở các tinh vùng cao dé day nhanh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng hệ số sử dụng đất.

Xây dựng vùng chè tập trung gắn với đầu tư các cơ sở chế biến chè, nhất là các cơ sở chế biến chè xuất khẩu tại các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ.

Giải pháp về đất đai cho phát triển lâm nghiệp

Ngoài diện tích rừng hiện có, tiềm năng đất đai để phát triển lâm nghiệp chủ yếu được khai thác, mở rộng trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích này, trồng rừng dé cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động ở nông thôn miền núi.

Những vùng đồi núi thấp tổ chức trồng rừng sản xuất, vùng cao trồng rừng phòng hộ, bảo

vệ diện tích rừng đặc dụng cho mục đích du lịch sinh thái, bảo vệ nguồn gen. Chú ý phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới nhằm bảo vệ

và cải thiện môi trường.

- Rung san xudt:

Trong thời gian tới sẽ chuyển đổi một phan diện tích sang trồng cây lâu năm như cao su, cây an qua,... tăng cường bảo vệ kết hợp thâm canh rừng tự nhiên va rừng trồng ở các Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng để cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Các tỉnh vùng cao phía Tây Bắc, các diện tích rừng sản xuất được gia lâu dài cho người dân làm vườn rừng, trang trại để cung cấp gỗ củi tại chỗ và các sản pham khác phục vụ cho nhu cầu của dia phương. Phát triển rừng sản xuất trên cơ sở chuyên đổi diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ tại những khu vực ít xung yếu thành các loại rừng sản xuất.

- Rừng phòng hộ:

Ưu tiên xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông có vị trí quan trọng như sông Lô, sông Chay, sông Gam,... Phát triển hệ thống rừng phòng hộ kết hợp với

45

rừng sản xuất trên các công trình thủy lợi và thủy điện nhỏ; đây mạnh xây dựng hệ thống

rừng môi trường - phong cảnh hợp lý tại các khu đô thị, khu du lịch,...

- Rừng đặc dung:

Ôn định diện tích rừng hiện có, quy hoạch phát triển thêm rừng đặc dụng tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh.

Giải pháp về đất đai cho nuôi trồng thuỷ sản

Dé góp phan cải thiện đời sống của nhân dân và khai thác tốt tiềm năng sẵn có, cần khai thác tối đa điện tích đất mặt nước chưa sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác cần tận dụng triệt để mặt nước chuyên sử dụng và quản lý khai thác tốt mặt nước các sông, hồ sẵn có. Trong tương lai khi công trình thuỷ điện Sông Gâm (tỉnh Tuyên Quang) và các công trình thuỷ điện khác được xây dựng sẽ là một cơ hội dé các tỉnh lân cận của vùng khai thác phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Trong thời gian gian tới tập trung nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản. Phát triển các mô hình nuôi thâm canh thủy sản, đa dạng hóa các hình thức nuôi thâm canh, tận dụng tối đa diện tích dat mặt nước có thé nuôi trồng thủy sản.

3.1.1 Nhóm giải pháp cụ thể

3.1.1.1Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo dam lợi ích giữa các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp — dịch vụ với các vùng giữ và mở rộng được diện tích đất trồng lúa; cây hang năm, cây lâu nam,... tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ tại các vùng phát triển nông sản hàng hóa; có chính sách, biện pháp phù hợp dé giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, dé người làm nông nghiệp đảm bảo cuộc sống.

Quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; việc xây dựng và tô chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ trên xuống dưới (3 cấp tỉnh, huyện, xã) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,

an ninh

Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gan với tô chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các cơ quan nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu qua sử dụng đất của các đơn vị này.

Rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc

46

phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại

trên địa bàn trước năm 2020.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và

hiệu quả.

Có cơ chế, chính sách dé thu hút đầu tư xây dựng hạ tang, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các tỉnh có huyện vùng cao núi đá và vùng cao núi đất, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chuyền sang mục đích phi nông nghiệp.

Day mạnh cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ban hành, cụ thé hóa các quy định của Nhà nước dé giám sát chặt chẽ và bảo vệ các vùng

trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên; về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác, đặc biệt chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.

Nghiên cứu, đề xuất ý kiến vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Dat đai nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm mọi hoạt động

sử dụng đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch.

Xây dựng, cụ thể hóa các quy định dé xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành trong

việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.

Kiên quyết thu hồi các diện tích dat đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả theo quy định của pháp luật.

3.2.2.2 Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật

Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai; xác định hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong quy hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của từng cấp trong quản lý, sử dụng đất; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thâm định, quản lý, tô chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

47

3.2.2.3 Nhóm giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các khu

công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Đây mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, và trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp.

Kiên quyết di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

3.2.2.4 Nhóm giải pháp về sử dụng đất

Dat công nghiệp: ra soát, đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất

nhằm hạn chế đến mức tối đa việc chuyển mục đích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa nước sang đất khu công nghiệp; khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tần phát triển hạ tầng.

Đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng: rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa và công khai về diện tích, trong trường hợp cần thiết chuyên mục đích, các địa phương phải có kế hoạch bù đắp diện tích đất đã bị mat.

3.2.2.5 Các biện pháp tô chức thực hiện

Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng dat theo Luật Dat dai 2013, cập nhật thông tin đây đủ, chỉnh lý biên động kip thời.

Day nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất và việc thu hồi đất dé giao cho

các dự án, công trình.

Tăng cường đây mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng, trước mắt cần tập

trung vào trồng rừng và phải có chính sách khuyến khích trồng rừng.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác rừng, gắn khai thác với kế hoạch trồng, bảo vệ và phát triển quỹ rừng trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia, đặc biệt là các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi như: chương trình xóa đói, giảm nghèo, định canh định cư, trồng mới rừng...

=>tóm lại, giải pháp cho van đề sử dụng quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn tinh cần tập

trung vào:

Quy hoạch ồn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng

48

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)