Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực (Trang 61 - 86)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, các hương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.2.1.1. Mục đích

Phương pháp này được thiết kế và sử dụng nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu thực tế về BLGĐ, đặc điểm tâm lý của trẻ em khi chứng kiến và hoặc bị cha

57

mẹ trừng phạt, RNTL ở trẻ em, sự ảnh hưởng của RNTL đến sự thích ứng xã hội, học tập, năng lực giải quyết vấn đề và các yếu tố làm gia tăng hoặc giảm nhẹ

RNTL ở trẻ em.

2.2.1.2. Các loại bảng hỏi

a. Bảng hỏi bạo lực gia đình dành cho trẻ em

Mục đích: luận án xây dựng bảng hỏi BLGĐ dưới dạng thang đo Likert nhằm (1) phát hiện, sàng lọc những trẻ em đang sống trong GĐCBL; (2) đánh giá

mức độ BLGĐ; (3) tìm hiểu tâm lý của trẻ em khi chứng kiến cha mẹ có HVBL với nhau và hoặc bị cha mẹ trừng phạt; (4) đánh giá sự trợ giúp dành cho trẻ em.

Giai đoạn thiết kế bảng hỏi: từ kết quả nghiên cứu lý luận ở chương I, kết quả tư vấn chuyên gia trong lĩnh vực BLGĐ, tâm lý trẻ em và kết quả thăm dò lấy ý

kiến 20 trẻ em ở xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ bằng các câu hỏi mở, chúng tôi xác định đánh giá mức độ BLGĐ thông qua sự phản ảnh của trẻ

em chính là đo tần xuất xảy ra HVBL thể chất, tinh thần và kinh tế mà trẻ em chứng kiến, kèm theo phản ứng của trẻ em về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi.

Bảng hỏi BLGĐ dành cho trẻ em được xây dựng theo kiểu thang đo Likert (1932). Bảng hỏi này gồm ba mức độ: 01 hoàn toàn không xảy ra hành vi BLGĐ;

02 thỉnh thoảng xảy ra; 03 thường xuyên xảy ra. Giai đoạn thiết kế ban đầu, phiếu khảo sát gồm 63 items, được chia thành hai phần: phần I đánh giá thực trạng BLGĐ xảy ra giữa cha mẹ và sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi trẻ em mắc lỗi, phần II gồm bốn nội dung, đánh giá tâm lý của trẻ em.

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng BLGĐ: HVBL tinh thần, HVBL thể chất, HVBL tình dục, HVBL kinh tế và sự trừng phạt của cha mẹ khi trẻ em mắc lỗi. Nội dung 1 gồm 13 items.

Nội dung 2: Đánh giá trạng thái cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, mặc cảm tội lỗi của trẻ em khi chứng kiến cha mẹ có HVBL. Nội dung này gồm 18 items.

Nội dung 3: Đánh giá tâm lý của trẻ em khi bị cha mẹ trừng phạt: cảm xúc, hành vi tiêu cực của trẻ em sau khi bị mắng chửi; sự ứng phó của trẻ em sau khi bị

trừng phạt. Nội dung này gồm 12 items.

58

Nội dung 4: Đánh giá sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng mỗi khi trẻ

em bị cha mẹ trừng phạt hoặc trong gia đình cha mẹ có HVBL với nhau. Nội dung này gồm 12 items.

Nội dung 5: Đánh giá mối quan hệ của trẻ em với cha mẹ được bộc lộ thông qua các hoạt động chung giữa trẻ em và cha mẹ; tình cảm của trẻ em dành cho cha mẹ. Nội dung này gồm 8 items.

Giai đoạn khảo sát thử: mục đích của việc khảo sát thử nhằm kiểm tra độ

khó, độ dài và độ tin cậy, độ ứng nghiệm của bảng hỏi.

Khách thể tham gia khảo sát thử: bảng hỏi này được khảo sát thử trên 52 trẻ

em. Trong đó, 24 trẻ em đang học tại lớp 8 A trường THCS Thạch Đồng, xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và 28 trẻ em đang học lớp 7 C trường THCS Tân An, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Quá trình khảo sát thử: được sự đồng thuận của ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã gặp trực tiếp học sinh vào giờ sinh hoạt lớp. Học sinh được giới thiệu mục đích và phương pháp trả lời bảng hỏi. Trong quá trình làm thử, học sinh được khuyến khích đưa ra những thắc mắc về những câu, từ, cụm từ khó

hiểu, không rõ nghĩa. Những thắc mắc, những từ không rõ nghĩa và thời gian học sinh thực hiện bảng hỏi được ghi lại. Khi học sinh nộp lại bảng hỏi, học sinh được khuyến khích và yêu cầu quay lại chỗ ngồi để hoàn thiện bảng hỏi nếu học sinh chưa hoàn thành việc trả lời toàn bộ các items trong bảng hỏi.

Kết quả khảo sát thử: 52 học sinh đã nộp lại kết quả, thời gian trung bình hoàn thành bảng hỏi này là 30 phút, một số học sinh kéo dài đến 35 phút. Trong quá trình thực hiện, một số học sinh đã thì thầm với nhau và tỏ ra ngượng ngùng, không thoải mái, một số khác bàn tán khi đọc đến item mô tả HVBL tình dục giữa cha mẹ, một số em khác hỏi nghĩa của từ trừng phạt.

Độ tin cậy và độ hiệu lực của từng nội dung trong bảng hỏi được kiểm định bằng phần mềm thống kê toán học dành cho khoa học xã hội (SPSS) phiên bản 11.5. Kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha Cronbach, độ hiệu lực bằng phương pháp phân tích nhân tố.

59

Nội dung1: Đánh giá mức độ BLGĐ. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dung này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với HVBL thể chất và tinh thần, chiếm 32,2%; yếu tố thứ hai gắn với HVBL kinh kế, chiếm 11,9%; yếu tố thứ ba gắn với HVBL xuất phát từ việc say rượu của người cha, chiếm 10,1%; yếu tố thứ tư gắn với sự trừng phạt của cha mẹ đối với trẻ, chiếm 8,53%. Bốn yếu tố chiếm 69,88%

sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO cho thấy, có sự thích hợp về cỡ mẫu trong nghiên cứu thử (KMO = 0,73; p < 0.01). Hệ số Alpha Cronbach: α = 0,86.

Nội dung 2: Đánh giá tâm lý của trẻ em trong và sau khi chứng kiến HVBL giữa cha mẹ. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dung này gồm: yếu tố thứ

nhất gắn với cảm xúc sợ hãi, buồn chán và sự căng thẳng, mất tập trung, chiếm đến 18,1%; yếu tố thứ hai, ba và thứ bảy gắn với mặc cảm tội lỗi, chiếm 30%; yếu tố

thứ tư gắn với cảm giác như người thừa và mong muốn đi ra khỏi nhà, chiếm 8%;

yếu tố thứ năm gắn với sự sợ hãi, cảm nhận của trẻ em về bầu không khí căng thẳng, chiếm 6,5%; yếu tố thứ sáu gắn với suy nghĩ và hành vi của trẻ em khi chứng kiến BLGĐ, chiếm 6,5%. Bảy yếu tố này chiếm 68,8% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,49; p < 0.01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,67.

Nội dung 3: Đánh giá tâm lý của trẻ em khi bị cha mẹ trừng phạt. Kết quả

kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dung này gồm: yếu tố thứ nhất và thứ tư gắn với sự ứng phó tiêu cực, chiếm 33,8%; yếu tố thứ hai gắn với cảm xúc đau đớn, tức giận, buồn chán, chiếm 15%; yếu tố thứ ba và thứ năm gắn với sự ân hận và quyết tâm thay đổi bản thân, chiếm 21,8%. Năm yếu tố chiếm trên 70,8% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,57; p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,72.

Nội dung 4: Đánh giá sự giúp đỡ dành cho trẻ em. Kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dung này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại và bạn bè, chiếm 35,5%; yếu tố thứ hai và thứ năm gắn với sự giúp đỡ của giáo viên, cô dì, chú bác trong gia đình, của cộng đồng, chiếm 19,2%; yếu tố thứ ba gắn với sự giúp đỡ của hàng xóm, chiếm 10 %; yếu tố thứ tư gắn với sự giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em ruột, chiếm 8,5%. Năm yếu tố chiếm 73,7% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,66; p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,81.

Nội dung 5: Đánh giá mối quan hệ giữa trẻ em và cha mẹ. Kiểm định độ

hiệu lực cho thấy, nội dung này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với tình cảm của trẻ em

60

dành cho cha mẹ, chiếm 36,4%; yếu tố thứ hai gắn với sự giao tiếp và hoạt động diễn ra giữa cha mẹ và trẻ em, chiếm 18,4%. Hai yếu tố chiếm 54,8% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,68; p < 0.01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,73.

Giai đoạn chỉnh sửa và hoàn thiện: căn cứ vào kết quả quan sát, thời gian trẻ em làm thử, kết quả kiểm định độ hiệu lực, độ tin cậy của mỗi nội dung của bảng hỏi, dựa vào sự góp ý của các chuyên gia, bảng hỏi BLGĐ được chỉnh sửa và

hoàn thiện như sau: Nội dung 1, đánh giá thực trạng BLGĐ, item đo về HVBL tình dục giữa cha mẹ được thay thế bằng một item đo về HVBL tinh thần. Thực tế, HVBL tình dục giữa cha mẹ xảy ra rất kín, trẻ em không quan sát thấy. Trẻ em thuộc diện khảo sát trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi, các em không cảm thấy thoải mái và sẵn sàng khi đọc những từ, cụm từ mô tả HVBL tình dục. Nội dung 2, đánh giá

tâm lý của trẻ em trong và sau khi chứng kiến HVBL giữa cha mẹ, tác giả luận án đã loại bỏ năm items có mối tương quan thấp với các các items khác thay thế bằng bốn items đánh giá nhận thức của trẻ em về BLGĐ. Nội dung 3, nội dung 4, nội dung 5 được chỉnh sửa về mặt ngôn từ, số lượng items của các nội dung này không thay đổi.

Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện, bảng hỏi BLGĐ dành cho trẻ em gồm 05 nội dung, tổng cộng 62 items (xem thêm phụ lục 1).

 Nội dung 1: đánh giá thực trạng BLGĐ và sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi trẻ

em mắc lỗi, gồm 13 items: 24, 25, 26, 27, 39, 40, 41, 46, 47, 51, 52, 61, 62.

 Nội dung 2: đánh giá tâm lý của trẻ em khi chứng kiến HVBL của cha mẹ, gồm 17 items: 9, 28, 29, 30, 31, 35, 37, 42, 44, 45, 48, 53, 54, 55, 58, 59, 60.

 Nội dung 3: đánh giá tâm lý của trẻ em khi bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi mắc lỗi, gồm 12 items: 1, 3, 4, 7, 8, 11, 12, 17, 23, 33, 49, 50

 Nội dung 4: đánh giá sự hỗ trợ của người thân và cộng đồng khi cha mẹ có

HVBL hoặc trẻ em bị cha mẹ trừng phạt, bao gồm 12 items. 2, 5, 6, 10, 13, 14, 16, 18, 20, 22, 32, 34.

 Nội dung 5: đáng giá mối quan hệ của trẻ em với cha mẹ, gồm 8 items: 15, 19, 21, 36, 38, 43, 56, 57.

61

Giai đoạn khảo sát chính thức: nhiệm vụ của giai đoạn đoạn khảo sát chính thức bằng bảng hỏi BLGĐ dành cho trẻ em: (1) đánh giá thực trạng BLGĐ ở nhóm trẻ em thuộc diện khảo sát; (2) đánh giá tâm lý của trẻ em trong và sau khi chứng kiến cảnh BLGĐ giữa cha mẹ hoặc bị cha mẹ trừng phạt; (3) đánh giá sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, thầy cô, cộng đồng khi trẻ em bị cha mẹ trừng phạt hoặc trong gia đình của trẻ em xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực.

Khách thể thuộc diện khảo sát chính thức: 384 trẻ em đang học ở trường Trung học cơ sở Thạch Đồng, xã Thạch Đồng, trường Trung học cơ sở Tân Phương, xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và trường Trung học cơ sở Tân An của xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Phương pháp tiến hành: được sự đồng thuận của ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm các lớp, chúng tôi đã gặp trực tiếp học sinh vào giờ sinh hoạt lớp. Học sinh được giới thiệu mục đích và phương pháp trả lời bảng hỏi. Trong quá trình thực hiện, học sinh giữ trật tự, nếu có những từ, cụm từ, mệnh đề khó hiểu, không rõ nghĩa, học sinh được giải thích và hướng dẫn trả lời. Thời gian trung bình hoàn thành bảng hỏi là 30 phút, một số học sinh kéo dài đến 35 phút.

Phương pháp xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi BLGĐ: sau khi kiểm tra, sàng lọc và loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ, số phiếu hợp lệ được sử dụng trong nghiên cứu là 374 phiếu. Kết quả khảo sát chính thức được xử lý bằng phần mền SPSS phiên bản 11.5. Kết quả kiểm định độ hiệu lực, độ tin cậy của mỗi nội dung trong bảng hỏi này như sau:

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng BLGĐ. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dùng này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với HVBL giữa cha mẹ, yếu tố này chiếm 35,6 %; yếu tố thứ hai gắn với sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi trẻ em mắc lỗi, yếu tố này chiếm 11,1%. Hai yếu tố này chiếm 46,7% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO cho thấy có sự thích hợp về cỡ mẫu trong khảo sát chính thức (KMO = 0,89, p < 0,01). Hệ số Alpha Cronbach: α = 0,83.

Nội dung 2: Đánh giá tâm lý của trẻ em trong và sau khi chứng kiến BLGĐ.

Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dùng này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với cảm xúc buồn chán, lo sợ, căng thẳng và mất tập trung, yếu tố này chiếm 23,3%;

yếu tố thứ hai gắn với mặc cảm tội lỗi và né tránh của trẻ em, chiếm 10,5%; yếu tố

62

thứ ba gắn với nhận thức về BLGĐ, chiếm 6,9%; yếu tố thứ tư gắn với những hành vi của trẻ em, chiếm 6,2%. Bốn yếu tố này chiếm 47% sự biến thiên của các biến.

Chỉ số KMO = 0,83; p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,78.

Nội dung 3: Đánh giá tâm lý của trẻ em trong và sau khi bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi mắc lỗi. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dùng này gồm:

yếu tố thứ nhất gắn với cảm xúc buồn chán, tức giận, sợ hãi, đau đớn và căng thẳng, mất tập trung, yếu tố này chiếm 23,1%; yếu tố thứ hai gắn với những hành vi hướng nội, yếu tố này chiếm 12,9%; yếu tố thứ ba gắn với những hành vi hướng ngoại, yếu tố này chiếm 8,7%. Ba yếu tố này chiếm 44,8% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,74; p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,67.

Nội dung 4: Đánh giá sự hỗ trợ dành cho trẻ em. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dùng này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với sự hỗ trợ của người thân trong gia đình, yếu tố này chiếm 33,6%; yếu tố thứ hai gắn với sự hỗ trợ của bạn bè, giáo viên, yếu tố này chiếm 8,7%. Hai yếu tố chiếm 42,3% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,88, p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,81.

Nội dung 5: Đáng giá mối quan hệ giữa trẻ em và cha mẹ. Kết quả kiểm định độ hiệu lực cho thấy, nội dùng này gồm: yếu tố thứ nhất gắn với việc cha mẹ

hiểu tâm lý của trẻ, sự thần tượng cha mẹ của trẻ và các hoạt động có sự tham gia của trẻ, yếu tố này chiếm 36,4%; yếu tố thứ hai gắn với hoạt động giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ, yếu tố này chiếm 14,1%. Hai yếu tố chiếm 50,5% sự biến thiên của các biến. Chỉ số KMO = 0,78; p < 0,01; hệ số Alpha Cronbach: α = 0,74.

Từ kết quả phân tích độ hiệu lực và độ tin cậy, có thể khẳng định rằng, dữ

liệu khảo sát chính thức bằng bảng hỏi BLGĐ dành cho trẻ em có đủ độ tin cậy và

độ hiệu lực.

b. Bảng hỏi RNTL ở trẻ em sống trong GĐCBL

Mục đích: xuất phát từ cơ sở lý luận ở chương I, việc thiết kế và sử dụng bảng hỏi RNTL ở trẻ em sống trong GĐCBL nhằm đánh giá hình thức biểu hiện RNTL ở các mặt cảm xúc, hành vi, nhận thức và một số khía cạnh khác. Cụ thể về

mặt cảm xúc: đánh giá sự tổn thương tâm lý do BLGĐ gây ra và trạng thái lo âu – trầm cảm; về mặt hành vi, đánh giá hành vi gây hấn, sai phạm; về mặt nhận thức, đánh giá các quá trình nhận thức kém thích nghi; về mặt cơ thể, đánh giá rối nhiễu

Một phần của tài liệu Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực (Trang 61 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)