Một số trường hợp điển hình

Một phần của tài liệu Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực (Trang 134 - 165)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở

3.5. Một số trường hợp điển hình

Để bổ sung và minh họa thêm cho những phân tích, nhận định và kết luận ở

các phần trên, chúng tôi trình bày ba trường hợp trẻ em đang sống trong GĐCBL, trong đó có một trường hợp trẻ em bị RNTL, một trường hợp ở trạng thái ranh giới,

130

một trường hợp không bị RNTL. Các nội dung chính được trình bày trong ba trường hợp điển hình: những thông tin chung, hoàn cảnh gia đình, những RNTL, những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết vấn đề và khó khăn học đường, phương thức ứng phó với hoàn cảnh GĐBL.

3.5.1. Trường hợp thứ nhất: Nguyễn Viết M 3.5.1.1. Những thông tin chung về M

a. Họ và tên: Nguyễn Viết M, giới tính: nam b. Ngày sinh: 21 tháng 3 năm 1998,

c. Học sinh lớp 9 B, Trường THCS Tân An, Xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

d. Họ và tên mẹ: Đỗ Thị N, 35 tuổi, nghề nghiệp: công nhân.

e. Họ và tên cha: Nguyễn Viết T, 37 tuổi, nghề nghiệp: làm nghề tự do f. Địa chỉ gia đình: xóm 2, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

3.5.1.2. Hoàn cảnh gia đình

Gia đình của M có năm người: cha, mẹ, M, em gái và bà nội. Hỏi chuyện lâm sàng, M cho biết: “Bây giờ, cuộc sống gia đình tương đối ổn định. Mấy năm trước, mẹ em đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, bốn năm, từ năm 2006 đến năm 2009. Sau khi về nước, mẹ ở nhà được một năm. Sau đó, mẹ đi làm công nhân của một công ty may ở địa phương. Đến nay, mẹ đã đi làm được hơn hai năm. Hàng ngày, mẹ đi làm công ty từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều mới về. Bố em có ngày đi làm, có ngày ở nhà, công việc không ổn định”.

Khi được hỏi về sự mâu thuẫn, xung đột trong gia đình giữa cha mẹ, Nguyễn Viết M đã im lặng, một lúc sau mới kể: “Em nhớ, hồi đó em 6 tuổi, em chứng kiến cha mẹ mắng chửi nhau. Hôm đó, bố đã đánh mẹ bằng một cái dây gì

đó. Mẹ gào khóc và chửi lại bố. Một lúc sau, các bác hàng xóm sang can ngăn. Sau lần đó, thỉnh thoảng bố mẹ em lại cãi nhau, những lúc như vậy, ba nội em thường nói: hai bên nói ít thôi, nhường nhau một chút. Một năm sau, mẹ em đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Ở bên đó, mẹ làm nghề giúp việc”.

131

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi BLGĐ do M trả lời cho thấy, HVBL giữa cha mẹ có ĐTB = 1,5. Trong đó, hành vi bạo lực tinh thần ĐTB = 1,67; bạo lực thể

chất ĐTB = 1,5 và bạo lực kinh tế ĐTB = 1,0. Từ kết quả đánh giá này, có thể đưa ra nhận định, gia đình nhà M hiện nay thuộc nhóm gia đình hiếm khi xảy ra HVBL giữa cha mẹ.

Phỏng vấn sâu mẹ của M. Chị Đỗ Thị N tâm sự: “Chuyện xô xát trong cuộc sống vợ chồng đôi khi cũng xảy ra, không thể tránh được. Mấy năm trước, khi hai vợ chồng không có việc làm ổn định, cuộc sống khó khăn hai vợ chồng thường cãi cọ, xung đột với nhau. Sau mấy năm tôi đi lao động ở Đài Loan về, cuộc sống gia đình đình cũng có nhiều thay đổi. Hai vợ chồng nay cũng đã lớn tuổi, nhiều khi cũng nhường nhịn nhau. Bây giờ, tôi đi làm công ty từ sáng đến tối muộn mới về, không còn thời gian mà cãi nhau nữa”.

3.5.1.3. Kết quả đánh giá tâm lý của trẻ

Kết quả YSR do trẻ tự đánh giá cho thấy ĐTB = 58, xếp ở mức ranh giới, có

dấu hiệu rối nhiễu tâm thể. Ngoài ra, các dấu hiệu lo âu trầm cảm, mất tập trung chú ý, hành vi sai phạm, hành vi gây hấn, đều ở mức ranh giới.

Bảng hỏi BLGĐ do M trả lời cho thấy, BLGĐ giữa cha mẹ trong thời điểm hiện tại hiếm khi xảy ra. Những lần xảy ra hành vi bạo lực tinh thần kèm theo hành vi bạo lực thể chất diễn ra cách thời điểm khảo sát 7 – 8 năm về trước. Phỏng vấn sâu M và mẹ của M cho thấy, trong gia đình hiện nay chỉ xảy ra sự bất đồng ý kiến, cãi cọ giữa cha và mẹ. Tuy nhiên, bảng hỏi RNTL ở trẻ em sống trong GĐCBL phần đánh giá tổn thương tâm lý sau sang chấn lại chỉ ra rằng, M bị tổn thương tâm lý. Trong đó, hình ảnh BLGĐ giữa cha mẹ xâm nhập, tái hiện trở lại trong tâm trí

của M (ĐTB = 3,2); những phản ứng tâm lý tiêu cực: M cảm thấy hoảng sợ khi cha mẹ bất đồng ý kiến, nói to với nhau; mỗi lần hình ảnh cha mẹ cãi nhau tái hiện trở

lại trong đầu khiến M mất tập trung, có cảm giác tuyệt vọng và khó ngủ; trong giấc ngủ, thỉnh thoảng M mơ thấy cảnh cha mẹ cãi nhau (ĐTB = 3,67). Trong quá trình phỏng vấn, hỏi chuyện lâm sàng, M không muốn nói đến chuyện gia đình, mỗi lần nói đến chuyện gia đình, M im lặng và quay đi chỗ khác.

Kết quả bảng hỏi RNTL ở trẻ sống trong GĐCBL: các dấu hiệu lo âu (ĐTB

= 2,86); các dấu hiệu trầm cảm (ĐTB = 2,71); hành vi sai phạm (ĐTB = 3,33);

132

hành vi gây hấn (ĐTB = 3); rối loạn tâm thể (ĐTB = 2,67); rối loạn trong nhận thức (ĐTB = 2); mất tập trung (ĐTB = 3).

Kết quả YSR chỉ ra rằng, M ở trạng thái ranh giới giữa bị RNTL và không bị

RNTL, bằng chứng là những dấu hiệu lâm sàng báo hiệu RNTL ở M thỉnh thoảng xuất hiện, chưa diễn ra một cách liên tục và có sự kết hợp với nhau tạo thành hội chứng rối nhiễu tâm lý.

3.5.1.4. Những khó khăn tâm lý - xã hội hiện tại của M.

Kết quả khảo sát RNTL ở trẻ em sống trong GĐCBL bằng bảng hỏi cho thấy, mức độ khó khăn trong trong giao tiếp (ĐTB = 3); tham gia các hoạt động nhóm (ĐTB = 2,4); thích ứng môi trường mới lạ (ĐTB = 2,67). Các chỉ số này cho thấy, M gặp khó khăn nhiều trong giao tiếp xã hội. Những hiện tượng tâm lý: hay bị bạn trêu đùa, nói ấp úng, ngại và từ chối nói chuyện với bạn mới lần đầu gặp, tỏ

ra nhút nhát với bạn khác giới, giữ kín mọi chuyện trong lòng, né tránh các hoạt động trong nhóm, bối rối khi gặp người lạ hoặc những nơi lần đầu tiên đến thỉnh thoảng xuất hiện cản trở M bộc lộ bản thân trong các hoạt động xã hội.

Mức độ khó khăn trong việc phân tích vấn đề (ĐTB = 2,67); đưa ra quyết định giải quyết vấn đề (ĐTB = 2,75). Các chỉ số này báo hiệu, M gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Khi được giao nhiệm vụ hoặc gặp các tình huống có

vấn đề, những hiện tượng tâm lý cá nhân như lo lắng, bối rối, lóng ngóng, không biết quyết định như thế nào… xuất hiện khiến M gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

Vi phạm kỷ luật học đường (ĐTB = 2); không có động cơ và hứng thú học tập (ĐTB = 2,67). Các chỉ số này cho thấy, M có nguy cơ mắc phải các hành vi vi phạm kỷ luật học đường. Trong học tập, M không cảm thấy hứng thú và có động cơ học tập. M cảm thấy mệt mỗi khi học, M cảm thấy việc học không có ý nghĩa. Kết quả phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm của M được biết: “Thỉnh thoảng, M không học bài, thuộc bài trước khi đến lớp, kết quả học tập của M ở mức trung bình yếu”.

3.5.1.5. Sự ứng phó của M với BLGĐ

Khi phỏng vấn sâu, M cho rằng cha mẹ cãi cọ, mắng chửi nhau sau đó lại bình thường với nhau. Lý giải nguyên nhân cha mẹ mâu thuẫn, tranh cãi với nhau

133

M cho rằng đó là vấn đề riêng của cha mẹ, liên quan đến công việc gia đình. Khi chứng kiến cha mẹ mắng chửi nhau, M không cảm thấy mình có lỗi, cha mẹ cãi nhau không phải vì mình. Tuy nhiên, M cảm thấy đau đớn và một bầu không khí

căng thẳng trong gia đình.

Khi được hỏi về sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi mắc lỗi, M cho biết: “Bố

em thường quát, mắng khi em làm việc gì đó sai, chẳng hạn cãi bà hoặc không nấu cơm. Có những lần em cũng bị bố đánh, sau những lần đó em cảm thấy buồn, chán và em đã đi chơi điện tử. Những lúc như thế em cũng không nghĩ đến việc mình phải sửa chữa lỗi lầm để lần sau bố không đánh nữa”.

3.5.1.6. Kết luận về trường hợp em Nguyễn Viết M

Kết quả khảo sát BLGĐ, RNTL và những khó khăn tâm lý, sự ứng phó của M chỉ ra rằng, BLGĐ, đặc biệt hành vi bạo lực thể chất đã xảy ra từ lâu trong gia đình M, tuy nhiên những hình ảnh đó vẫn chưa phai mờ trong tâm trí của M. Hiện nay, M không bị RNTL, em ở trong trạng thái ranh giới, có nguy cơ bị RNTL.

Những khó khăn hiện tại của M đó là khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết vấn đề và mất động cơ học tập. Nếu những khó khăn này không được giải quyết nó có thể đẩy M chuyển sang trạng thái bị RNTL.

Một trong những vấn đề giúp M không bị RNTL, trong thời điểm hiện tại, hành vi BLGĐ giữa cha và mẹ xảy ra với tần suất thấp, hiếm khi xảy. M lý giải khách quan về việc cha mẹ cãi nhau, em không có mặc cảm tội lỗi về việc cha mẹ

cãi vã, mắng chửi nhau. Tuy nhiên, cách thời điểm khảo sát, 7 – 8 năm về trước, M đã chứng kiến hành vi bạo lực thể chất và tinh thần giữa cha và mẹ, lúc đó M còn nhỏ, khoảng 6 tuổi, M rất sợ hãi và hoảng hốt, đây là nguyên nhân dẫn đến M bị

tổn thương tâm lý sau sang chấn.

Từ trường hợp M, một câu hỏi nghiên cứu mới được đặt ra, liệu việc người mẹ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, trong vòng 4 năm có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý hoặc việc sống xa mẹ trong một thời gian như vậy có dẫn đến những khó khăn tâm lý của M hay không?

3.5.2. Trường hợp thứ hai: Nguyễn Xuân K 3.5.2.1. Những thông tin chung về trẻ

134 a. Họ và tên: Nguyễn Xuân K, giới tính: nam

b. Ngày sinh: 11 tháng 01 năm 1998, tuổi: 15 tuổi 2 tháng

c. Học sinh lớp 9, Trường THCS Tân Phương, Xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

d. Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị H, 36 tuổi, nghề nghiệp: làm ruộng e. Họ và tên cha: Nguyễn Xuân Th, 35 tuổi, nghề nghiệp: làm hàng ma f. Địa chỉ gia đình: khu 1, xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

3.5.2.2. Hoàn cảnh gia đình

Gia đình nhà K có 5 người: bà nội, cha, mẹ và chị gái. Theo lời kể của K:

Gia đình có nghề truyền thống làm hàng mã, rất đắt khách. Trong nhà, mẹ là

người làm việc nhiều. Mẹ làm từ sáng đến 8 – 9 giờ tối mới nghỉ. Bố đi giao hàng.

Mẹ là người nói nhiều, bố là người ít nói. Khi em làm sai điều gì đó, bố em nói vài câu rồi thôi, mẹ thì ngược lại, nhắc đi nhắc lại lỗi của em và chê trách em”.

Khi được hỏi về mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ, K kể: “Bố em đã đánh mẹ em. Em đã chứng kiến bố đánh mẹ, mẹ nói to và chửi lại bố. Lúc đó, em đã ôm lấy bố và đẩy bố ra xa mẹ”. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến chuyện cha mẹ có

HVBL với nhau K cho rằng: “Mẹ em là người nói nhiều. Mẹ chì chiết, chỉ trích bố, nói những từ không thể nghe được. Đến khi bố không thể chịu được nữa, bố đã

đánh mẹ”. Khi được hỏi về sự ủng hộ cha hay mẹ, mỗi khi họ cãi nhau, K cho biết:

Em đứng về phía bố, tình cảm của em với mẹ bình thường”. Khi được hỏi về vị trí

trong gia đình, K nói: “Em là người nối dõi tổ tiên khi bố em qua đời”.

Kết quả khảo sát BLGĐ bằng bảng hỏi do K trả lời, HVBL giữa cha mẹ có

ĐTB = 2,0 (thỉnh thoảng xảy ra HVBL giữa cha mẹ). Trong đó, bạo lực tinh thần (ĐTB = 2.17); bạo lực thể chất (ĐTB = 2,0); bạo lực kinh tế (ĐTB = 1,5).

Kết quả bảng hỏi do mẹ của K trả lời cho thấy, cha mẹ của K thỉnh thoảng nói to, quát mắng nhau khi bất đồng quan điểm hoặc một trong hai người tức giận về chuyện gì đó. Một số lần, cha mẹ K cãi nhau, cha của K không kiềm chế được cơn tức giận đã ném và đập vỡ đồ đạc trong nhà. Phỏng vấn mẹ của K, chị Nguyễn Thị H kể: “Thỉnh thoảng hai vợ chồng cũng có xích míc với nhau. Anh ấy mắc tật chơi bài. Đi giao hàng, lấy được tiền hàng thỉnh thoảng anh ấy chơi tá lả thua

135

nhiều hơn là thắng, về nhà vợ chồng cãi nhau. Không những thế nhiều hôm anh ấy còn uống rượu say về nhà quát tháo, gây sự, mắng vợ con”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, K đang sống trong GĐCBL. Cha mẹ của K thỉnh thoảng lại cãi nhau, nhiều khi họ còn đánh,đấm, xô đẩy nhau và đập phá đồ

đạc trong nhà.

3.5.2.3. Kết quả đánh giá tâm lý của K.

Kết quả phiếu liệt kê hành vi do K tự đánh giá (YSR), ĐTBC = 70, cho thấy K bị RNTL. Trong đó, hành vi gây hấn, sai phạm, rối loạn chú ý, thu mình là

những dấu hiệu lâm sàng mang tính bệnh lý; lo âu trầm cảm, vấn đề xã hội, vấn đề

tư duy ở trạng thái ranh giới. Kết quả khảo sát RNTL ở trẻ em trong GĐCBL bằng bảng hỏi cho thấy, hình ảnh BLGĐ giữa cha mẹ tái hiện, xâm nhập trở lại (ĐTB = 2,40); những phản ứng tâm lý tiêu cực khi hình ảnh BLGĐ xâm nhập trở lại (ĐTB

= 2,83). Các dấu hiệu biểu hiện trạng thái trầm cảm (ĐTB = 3,71), biểu hiện trạng thái lo âu (ĐTB = 3,29); các hành vi sai phạm (ĐTB = 2,67) các hành vi mang tính gây hấn (ĐTB = 3,0); rối loạn nhận thức (ĐTB = 3,0), rối nhiễu tâm thể (ĐTB = 2,33); mất tập trung (ĐTB = 3).

Các chỉ số trên cho thấy, K thỉnh thoảng có những dấu hiệu lo âu – trầm cảm, kèm theo những hành vi mang tính gây hấn và sai phạm; sự mất tập trung chú

ý trong những hoạt động đòi hỏi sự tập trung. Kết quả hỏi chuyện lâm sàng, K đã

chia sẻ về hành vi bạo lực trong cuộc sống. Khi được hỏi, nếu bạn nào trêu tức, em sẽ ứng xử ra sao? K nói: “Ít bạn dám trêu ghẹo em. Em sẽ trêu ngươi lại hoặc bạt tai bạn đó”. K cho biết với những bạn cùng lứa tuổi không bạn nào dám bắt nạt K.

Khi yêu cầu K kể lại một việc được K nhìn nhận là tệ nhất, K đã kể về việc đánh nhau với bạn. K kể: “Hôm đó, chúng em chơi cầu lông với nhau, một bạn đã vụt cầu vào vai em. Em đau quá, đã túm cổ và đánh bạn đó”. K còn giải thích thêm:

“Lúc nóng, không kiềm chế được ai cũng làm thế. Nếu hôm đó bạn ấy mà đánh lại em, sẽ có một cuộc ẩu đả xảy ra”. Khi được hỏi sau khi đánh bạn, em có hối hận không? K trả lời: “Em không hối hận, em nghĩ đó là chuyện bình thường”.

3.5.2.4. Những khó khăn do RNTL gây ra cho K.

Kết quả đánh giá những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề, khó khăn học đường do RNTL gây ra cho thấy, K thỉnh

136

thoảng gặp khó khăn trong giao tiếp (ĐTB = 2,5); tham gia các hoạt động nhóm (ĐTB = 2,8), thích ứng môi trường mới lạ (ĐTB = 2,67); thường xuyên gặp khó

khăn trong việc phân tích tình huống có vấn đề (ĐTB = 3,0); ra quyết định giải quyết vấn đề và thực hiện nhiệm vụ (ĐTB = 3,5); vi phạm kỷ luật học đường (ĐTB

= 3,2); thỉnh thoảng mất hứng thú học tập, không làm bài tập về nhà (ĐTB = 2,33).

Mẹ của K cho biết, trong vòng ba tháng gần đây K có những biểu hiện:

Lười học, hay nói tục và chửi bậy, nhiều khi còn vô lễ với thầy cô giáo, về nhà

không học bài, không làm bài tập, đến lớp không chú ý nghe giảng”.

3.5.2.5. Những yếu tố làm gia tăng RNTL ở K

Yếu tố thứ nhất củng cố và làm gia tăng RNTL ở K chính là HVBL giữa cha mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần. Mỗi lần, chứng kiến cha mẹ cãi nhau, K quan sát, bắt chước, tập nhiễm HVBL của người cha trong việc giải quyết mâu thuẫn với mẹ để

giải quyết những mâu thuẫn với bạn bằng cách đánh bạn, gây hấn với bạn.

Yếu tố thứ hai củng cố RNTL ở K, đó là sự nhận thức sai lầm về hành vi gây hấn với bạn. Việc vi phạm kỷ luật học đường của K còn được củng cố và duy trì

bởi cách lý giải của K về nguyên nhân dẫn đến xung đột, bạo lực trong gia đình.

Theo K, mẹ nói nhiều, nói những từ không thể nghe được khiến bố tức giận dẫn đến cãi nhau với mẹ và đánh mẹ. Từ cách lý giải như vậy, về BLGĐ, nếu một bạn nào đó làm K tức giận, hẫng hụt hoặc trêu ngươi, K sẽ đánh bạn đó, nhiều khi K còn bắt nạt bạn. K cho rằng khi tức giận ai cũng xử sự như vậy. K không ân hận và

cảm thấy mình có lỗi mỗi khi đánh bạn.

3.5.2.6. Kết luận về trường hợp Nguyễn Xuân K

K đang sống trong một GĐBL, cha mẹ thường xuyên có HVBL tinh thần và

thỉnh thoảng có HVBL thể chất kèm theo HVBL kinh tế. Chứng kiến cảnh cha mẹ

cãi vã, đánh nhau K đã can thiệp và không để cho cha đánh mẹ. K không tỏ ra đau khổ và sợ hãi mỗi khi cha mẹ có HVBL với nhau, do vậy, K không bị tổn thương tâm lý sau sang chấn, những dấu hiệu lo âu – trầm cảm, rối nhiễu tâm thể ở K không rõ ràng, hiếm khi xuất hiện. Tuy nhiên, cách lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ có HVBL với nhau khiến K có nhận thức sai lầm về hành vi gây hấn.

K cho rằng khi tức giận mọi người có thể đánh, đấm cho hả cơn giận. Đó chính là

Một phần của tài liệu Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực (Trang 134 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)