Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học ở một số trường THCS tỉnh Thái Bình một số trường THCS tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phần hóa học hữu cơ 9 (Trang 33 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Tình hình môi trường trên thế giới và Việt Nam - Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học ở một số trường THCS ở Thái Bình. giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học ở một số trường THCS ở Thái Bình

1.5.2. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học ở một số trường THCS tỉnh Thái Bình một số trường THCS tỉnh Thái Bình

1.5.2.1.Mục đích điều tra.

Tìm hiểu sự hiểu biết và cách nhìn nhận của GV về vai trò của việc GD BVMT trong nhà trường THCS.

Tìm hiểu thực trạng việc DH tích hợp GD BVMT trong môn hóa học ở trường THCS , các phương pháp mà GV lựa chọn để DH tích hợp GD BVMT.

Tìm hiểu về sự hiểu biết của GV về NL VDKT vào TT của HS THCS, các biện pháp DH của GV để phát triển NL này.

Tìm hiểu về thực trạng việc học tập môn Hóa học, đặc biệt sự hiểu biết, kiến thức về MT của các em HS từ đó đánh giá bước đầu về hiệu quả DH tích hợp GD BVMT trong các trường THCS hiện nay.

1.5.2.2. Nội dung điều tra.

a) Thực trạng giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ, lớp 9 ở trường THCS

- Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của GV quanh vấn đề GDMT cho HS THCS

- Tham khảo ý kiến GV về những bài trong phần hóa học hữu cơ , lớp 9 THCS có khả năng lồng ghép / tích hợp nội dung GDMT vào bài dạy hóa học trên lớp.

23

- Tham khảo ý kiến GV về phương pháp và hình thức thực hiện DH tiết học có lồng ghép nội dung GDMT.

- Thu thập những kiến nghị của GV để việc thực hiện GDMT được hiệu quả hơn.

b) Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo về môi trường của học sinh THCS - Tìm hiểu thái độ của HS trước những hoạt động BVMT mà Nhà trường , địa phương đã và đang thực hiện.

- Tìm hiểu ý thức BVMT của HS.

- Kiểm tra một số kiến thức hóa học về MT của HS nằm trong phần hóa học hữu cơ, lớp 9.

1.5.2.3. Đối tượng điều tra , phương pháp điều tra.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra với 20 GV và 181 HS

GV: dạy học môn Hóa học tại các trường: THCS Thị Trấn Vũ, THCS Minh Quang, THCS Tam Quang, THCS Dũng Nghĩa, THCS Minh Khai, THCS Song An và THCS Chu Văn An - Vũ Thư - Thái Bình

HS: Khối 9 của 2 trường: THCS Thị Trấn, THCS Minh Quang - Vũ Thư - Thái Bình Đối với GV điều tra theo mẫu phiếu số 1 (phụ lục 3 tr.3)

Đối với HS điều tra theo mẫu phiếu số 2 (phụ lục 4 tr.6) 1.5.2.4. Kết quả điều tra.

Tổng hợp các số liệu thu được từ điều tra và chúng tôi đưa ra nhận xét như sau:

* Về phía giáo viên

- 100% GV được hỏi nhận biết được tầm quan trọng của việc GD BVMT trong trường học.

- 70% GV được hỏi cho biết khi DH tích hợp bảo vệ MT thường khai thác các vấn đề MT địa phương và các vấn đề toàn cầu.

- 100% GV được hỏi cho biết phương thức thực hiện GD BVMT là có điều kiện thì liên hệ một cách logic.

- 80% GV được hỏi cho rằng NL VDKT của HS thể hiện ở việc các em nhận biết được hiện tượng thực tiễn nào có liên quan đến môn hóa và đưa ra giải thích.

- 50% GV được hỏi cho biết khi DH nhằm phát triển NL VDKT hóa học vào TT, GV thường thông qua các BT thực tiễn, 30% GV sử dụng các nội dung kiến thức lý thuyết liên quan đến thực tiễn, 20% GV sử dụng các bài kiểm tra với nội dung mở.

24

- Theo các GV khi DH phần hóa học hữu cơ lớp 9 để tích hợp được GD BVMT nhằm phát triển NL VDKT chúng ta nên lồng ghép vào một số bài tiêu biểu

- PPDH và mức độ mà các GV thường sử dụng trong khi DH tích hợp GD BVMT khi DH hóa học hữu cơ lớp 9 cho kết quả là:

STT Phương pháp - phương tiện

Rất Thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ 1

Tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

10% 20% 70%

2 Sử dụng thí nghiệm 40% 40% 20%

3 Khai thác kinh nghiệm

thực tế để giáo dục 40% 30% 30%

4 Hoạt động thực tiễn 50% 40% 10%

5 Giải quyết vấn đề công

cộng 60% 30% 10%

6 Dạy học theo dự án 10% 70% 20%

7 Phương pháp nêu gương 10% 60% 20% 10%

8 Tiếp cận kĩ năng sống

BVMT 20% 70% 10%

*Về phía HS:

- Phần lớn HS cho biết, trong quá trình học tập thỉnh thoảng các em có được thầy cô dạy về các vấn đề MT thực tế.

- 100% các em cho biết thỉnh thoảng trong quá trình học tập các em có được giao các BT làm việc theo nhóm để tìm hiểu về vấn đề MT và trình bày trước lớp.

- Phần lớn HS cho biết trước một vấn đề thực tiễn liên quan đến môn hóa được đưa ra hiếm khi các em có thể sử dụng hiểu biết của mình về hóa học để giải thích.

- Đa số HS cho biết thỉnh thoảng các em có thể phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, MT song các em chưa bao giờ làm chủ hay tham gia nghiên cứu một vấn đề khoa học liên quan đến thực tiễn. 100% HS cho biết cảm giác chung khi các em học môn hoá học được các GV đưa các vấn đề thực tiễn vào bài giảng để cùng thảo luận và giải thích là rất hứng thú.

25

- Các nhà trường đã quan tâm tới công tác giáo dục BVMT. Các tổ chức Đoàn, Đội đã tổ chức sinh hoạt gắn liền với các nội dung về giáo dục MT như rác thải, nước sạch, trồng và bảo vệ cây xanh…Các GV đã quan tâm VDKT của môn hoá học gắn với thực tiễn cuộc sống, liên hệ vận dụng GDMT. Tuy nhiên, để HS có những hiểu biết đầy đủ về nội dung GDMT trong DH hoá học cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các môn học, Nhà trường, Đoàn, Đội, quản lý các cấp ở địa phương. Điều đó nhằm tạo nên một phong trào rộng khắp, đồng bộ về nhận thức, hiểu biết về BVMT trong các trường THCS và toàn xã hội.

- Về kiến thức MT:

Bảng 1.1. Kết quả thống kê điểm HS

Điểm Điểm

TB

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số HS 0 2 45 79 104 35 36 23 11 4 0 4,2 Tỉ lệ % 0 0,9 13,3 23,3 30,7 10,3 10,6 6,8 3,2 1,2 0

Từ số liệu trên cho chúng ta thấy điểm trung bình 4,2 là một kết quả rất yếu, mức độ hiểu biết về kiến thức MT của các em vẫn rất hạn chế. Điều đó chứng tỏ HS chưa được trang bị nhiều kiến thức về MT trong môn Hóa học cũng như chưa liên hệ được kiến thức hóa học vào đời sống. Vì thế có thể kết luận việc đưa GDMT vào bài dạy hóa học ở trường phổ thông là rất cần thiết và phải được tiến hành càng sớm càng tốt.

Tiểu kết chương 1

Như vậy trong chương 1 này chúng tôi đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015, năng lực và vấn đề phát triển năng lực, các khái niệm về môi trường, giáo dục báo vệ môi trường, về dạy học tích ghợp bảo vệ môi trường.

Đồng thời trong chương này chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng việc dạy học tích hợp giáo dục BVMT, sự hiểu biết của giáo viên về năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, các biện pháp mà giáo viên thực hiện nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống là cần thiết và phù hợp với xu hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay, nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.

104

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phần hóa học hữu cơ 9 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)