Chiến lược quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro cực đoan khí hậu ở cấp địa phương (Trang 27 - 30)

5.6.1. Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch

QLRRTT và thích ứng với BĐKH đã được lồng ghép vào trong nhiều chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia, bao gồm chiến lược giảm nghèo và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm. Đây là một khởi đầu khá tốt, nhưng vẫn có thể gia tăng việc lồng ghép GNRRTT vào quy hoạch phát triển ở tất cả các cấp, đặc biệt là các quy hoạch ở cấp địa phương. Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2007), đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu dài hạn. Bản Kế hoạch thực hiện Chiến lược đã đưa ra các lĩnh vực cần ưu tiên thực hiện trong những năm tới, trong đó lĩnh vực “Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách về phòng chống lụt bão các cấp chính quyền”,

“Nâng cao nhận thức cộng đồng” và “tăng cường lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội” được nhấn mạnh.

Mỗi địa phương đều có những kế hoạch (hoặc quy hoạch) phát triển kinh tế xã hội được xây dựng dựa vào thực trạng các hoạt động kinh tế và tình hình xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong các quy hoạch phát triển này các yếu tố thiên tai, thời tiết bất thường và tác động của BĐKH lên các hoạt động của địa phương thường ít được đề cập đến. Việc lồng ghép BĐKH phải được thực hiện với sự phối hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và có sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội, các ban ngành liên quan, kể cả việc rà soát các thể chế, chính sách hiện tại có phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội dưới điều kiện có BĐKH trong tương lai hay không.

Việc xây dựng các kế hoạch thích ứng với BĐKH tương ứng với các kịch bản BĐKH và điều kiện thời tiết ở từng địa phương và lồng ghép BĐKH và GNRRTT vào các quy hoạch phát triển của địa phương có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.

Việc lồng ghép cần theo nguyên tắc sau (Lê Anh Tuấn, 2011b):

• Lồng ghép ứng phó với BĐKH phải là một phần trong chiến lược phát triển và chính sách chung của địa phương.

• Cần có những nghiên cứu và dẫn chứng khoa học để xác định các nguy cơ và mức độ thiên tai và BĐKH lên địa phương trong tương lai phù hợp với thời gian hoạch định kế hoạch. Đồng thời phải có những tập huấn về tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó để các nhà hoạch định chính sách và người dân địa phương nắm bắt vấn đề.

216

• Việc xây dựng các biện pháp lồng ghép phải được thực hiện với sự phối hợp và có sự đồng thuận của cộng đồng. Người dân địa phương phải được thông báo, tham vấn, tham gia bàn luận, đề xuất và giám sát các bước hành động ứng phó cụ thể.

• Lồng ghép các nội dung QLRRTT và thích ứng với BĐKH phải gắn kết với các mục tiêu, các chỉ số phát triển và biện pháp thực hiện phù hợp với kế hoạch các các ngành và lĩnh vực sản xuất của địa phương.

• Cần có sự hài hòa và cân đối giữa hai nhóm giải pháp phi công trình và giải pháp công trình trong việc lồng ghép.

• Chọn lựa các giải pháp ứng phó phải phân tích trên cơ sở ưu tiên nhằm giảm nhẹ ở mức thấp nhất có thể được các tổn thương đến với đa số trong cộng đồng, đồng thời nên cân nhắc điều kiện và khả năng thực tế của các ngành và sức dân ở địa phương.

• Nhất thiết phải xem xét khả năng phối hợp các giải pháp ứng phó khác nhau nhằm làm tăng tính đồng bộ một cách toàn diện, tính hiệu quả của giải pháp, tiết kiệm các nguồn tài nguyên phải huy động và củng cố tính bền vững trong phát triển.

• Phải lưu ý các mặt trái có thể có của các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực hoặc bất lợi khi triển khai. Nên cân nhắc những vấn đề có thể phải đánh đổi, lợi - hại nhằm tránh những sai lầm khó sửa chữa về sau. Các đề xuất cũng cần lưu ý giải toả hoặc giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi nhóm trong cộng đồng.

• Cần chú ý nguyên tắc bình đẳng giới trong lồng ghép thích ứng với BĐKH vào kế hoạch. Các sáng kiến thích ứng phải có sự đóng góp của cả phụ nữ và nam giới.

• Nếu cần, phải có những đề xuất thực hiện các dự án thí điểm ở địa phương nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng đánh giá và xem xét khả năng mở rộng về sau.

Tuy nhiên để làm được việc này, trước hết các địa phương cần đánh giá cơ bản những rủi ro thiên tai và tác động tiềm tàng của những hiện tượng cực đoan khí hậu của địa phương mình, vì mỗi địa phương bị ảnh hưởng bởi những thiên tai khác nhau và sự phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương ở các địa phương khác nhau. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đã xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở tỉnh, dựa theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu năm 2012, tuy nhiên, mức độ khả thi của các kế hoạch này cần phải có sự đánh giá và xem xét lại.

5.6.2. Thích ứng dựa vào cộng đồng

Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng (Community-Based Adaptation – CBA) là một tiến trình lấy cộng đồng làm trọng tâm, dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và năng lực cộng đồng để giúp họ lên kế hoạch nhằm ứng phó tốt với các tác động của BĐKH (IIED, 2009). Một phần của CBA là đánh giá rủi ro do các hiểm họa, đánh giá tổn thương và năng lực của cộng đồng; do vậy, nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, một trong số đó là QLRRTT dựa vào cộng đồng (IPCC, 2012).

Ở Việt Nam, công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng đã được Chính phủ quan tâm và triển khai trong nhiều năm qua với phương châm “dân biết, dân bàn, dân thực hiện và dân kiểm tra”. Qua hơn 10 năm triển khai ở Việt Nam, Chương trình quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng (CBDRM) được đánh giá cao nên Thủ tướng Chính phủ (2009c) đã phê duyệt đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT dựa vào cộng đồng cho 6.000 làng xã thường bị thiên tai trên toàn quốc (Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009).

Một điều đáng lưu ý là các nguyên tắc của QLRRTT dựa vào cộng đồng có nhiều điểm tương đồng với “phương châm bốn tại chỗ” rút ra từ kinh nghiệm thực hiện công tác phòng

217 chống lụt bão ở các tỉnh phía Bắc từ những năm 1970 (JANI, 2011). Dần dần, phương châm này được cụ thể hóa trong văn bản Nhà nước, đơn cử là Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (2007) đã nêu rõ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ. Phương châm bốn tại chỗ có thể áp dụng cả trước, trong và sau thiên tai nên hiệu quả ứng phó khi có thiên tai xảy ra cũng như khả năng phục hồi của cộng đồng sau thiên tai là rất cao.

Xây dựng “Làng sinh thái” là một trong những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với BĐKH.

Theo Hội thảo khoa học nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực ĐBSCL do Tổng cục Môi trường (2013) tổ chức tại Hà Nội, có 8 tiêu chí được xây dựng cho làng sinh thái gồm: Cấp nước (cung cấp nước đầy đủ an toàn cho các gia đình trong làng sinh thái), Xử lý nước thải (có hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt phân tán cho từng hộ gia đình), Xử lý chất thải rắn (đảm bảo việc lưu trữ tạm thời có hiệu quả, phân loại và thu gom chất thải rắn), Giao thông (đảm bảo nhu cầu đi lại), Chiếu sáng (sử dụng nguồn năng lượng sạch), Năng lượng (sử dụng năng lượng sạch), Cây xanh (đảm bảo không gian mở trong làng sinh thái được phủ đầy cây xanh), Nhà sinh hoạt cộng đồng (đảm bảo có đủ chỗ cho người dân sinh hoạt, sàn nhà cao hơn mực nước biển dâng cao nhất theo kịch bản BĐKH).

5.6.3. Chia sẻ rủi ro ở cấp địa phương

Hàng năm ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh vẫn có các nguồn ngân sách cho việc hỗ trợ cho người dân khi gặp thiên tai và cho tu bổ hệ thống đê điều. Về bảo hiểm rủi ro, bao gồm bảo hiểm vi mô, là cơ chế chia sẻ rủi ro phổ biến nhất ở cấp địa phương. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm do mất mát vĩnh viễn hoặc tạm thời theo vùng địa lý, và thời gian cho tiến trình phục hồi và tái thiết. Công cụ giảm thiểu rủi ro do thiên tai có hiệu quả nhất khi được kết hợp với các phương pháp quản lý rủi ro khác. Ví dụ như ở các nước công nghiệp, bảo hiểm được kết hợp với cảnh báo sớm, thông tin về rủi ro, sự chuẩn bị cho thiên tai hay sự giảm nhẹ thiên tai (IPCC, 2012). Tuy nhiên, hiện nay việc bảo hiểm thiên tai cho người dân ở Việt Nam chưa được phổ biến nhiều, các chia sẻ rủi ro thường không được chia sẽ chính thức mà chủ yếu dựa vào mối quan hệ họ hàng, làng xã giúp đỡ nhau, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội như các hội phụ nữ, hội nông dân, hay sự giúp đỡ của các tổ chức dân sự như các tổ chức phi chính phủ.

5.6.4. Khung chuyển đổi cho chiến lược quản lý

Hiện nay, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở các cấp. Hầu hết, thành phần nhân sự chưa chuyên nghiệp, cán bộ phụ trách thường được chỉ định từ những tổ chức khác nhau với cơ chế kiêm nhiệm cho công tác QLRRTT nên đạt hiệu quả chưa cao. Về mặt hành chính, có 2 cơ cấu đó là cơ cấu vận hành được tách ra kiểm soát cho QLRRTT, thuộc Bộ NN&PTNT và Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, điều này gây nên sự điều phối và chỉ đạo kém hiệu quả trong QLRRTT. Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở địa phương cũng gặp vấn đề tương tự với chức năng đa lĩnh vực, trách nhiệm kiêm nhiệm. Văn phòng thường trực QLRRTT thì thường được chỉ định từ các đơn vị quản lý nước dưới sự chỉ đạo của sở NN PTNT và họ thường chỉ có kiến thức tốt về nước nên do đó họ không thể đối phó với thực tế và tính phức tạp của QLRRTT. Việt Nam cần đào tạo thêm các chuyên viên có chuyên ngành QLRRTT.

218

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro cực đoan khí hậu ở cấp địa phương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)