Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân VPMPTCĐ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 89 - 94)

3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân VPMPTCĐ

3.2.4 Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân VPMPTCĐ

Bảng 3.15 Các yếu tố liên quan đến tử vong (phân tích đơn biến)

Yếu tố OR 95% CI P

Nghiện rƣợu 3,4 1,1 - 10,5 0,02

Rối loạn ý thức 25,3 5,5 - 115,4 0,000

Sốc nhiễm khuẩn 60,5 8,1 - 449,9 0,000

Tổn thương đa thùy phổi 3,3 0,9 - 12,7 0,059 Bạch cầu máu < 4G/L 14,7 3,8 - 57,5 0,000 Tiểu cầu máu < 100 G/l 5,1 1,5 - 16,8 0,002

Urê> 7,5 mmol/l 13,6 3,5 - 53,3 0,000

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.15 cho thấy nghiện rƣợu (OR=3,43), rối loạn ý thức (OR=25,3), sốc nhiễm khuẩn (OR=60,5), bạch cầu máu dưới 4G/L (OR=14,7), tiểu cầu máu dưới 100G/L (OR=5,1) và ure máu>7,5 mmol/l (OR=13,6) có liên quan với nguy cơ gây tử vong ở các bệnh nhân VPMPTCĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.16 Các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân VPMPTCĐ (phân tích hồi quy logistic)

Yếu tố OR 95% CI P

Nghiện rƣợu 1,4 0,2 - 9,3 0,735

Rối loạn ý thức 10,4 1,5 - 70,8 0,016

Sốc nhiễm khuẩn 19,9 1,9 - 201,6 0,011

Bạch cầu máu < 4G/L 12,1 1,6 - 90,8 0,015 Tiểu cầu máu < 100 G/l 0,5 0,04 - 4,3 0,492

Urê > 7,5 mmol/l 7,1 1,2 - 42,6 0,032

Theo kết quả bảng 3.16, phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân VP cho thấy bạch cầu máu dưới 4G/L, ure máu trên 7,5 mmol/l, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn ý thức là các yếu tố nguy cơ gây tử vong với OR theo thứ tự là 12,1; 7,1; 19,9 và 10,4; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Các bệnh nhân có tiền sử nghiện rƣợu trong mô hình này cũng đƣợc dự đoán là có nguy cơ gây tử vong cao gấp 1,4 lần so với các bệnh nhân không nghiện rƣợu, tuy nhiên sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p=0,735).

a. So sánh giá trị tiên lượng tử vong của các thang điểm đánh giá mức độ nặng của bệnh

Biểu đồ 3.7 Giá trị tiên lƣợng tử vong của PSI, CRB65, CURB65 Biểu đồ trên cho thấy, CURB65 có giá trị tiên lƣợng tử vong tốt nhất so với PSI và CRB65 với diện tích dưới đường cong lần lượt là CURB65=0,941;

PSI=0,905; CRB65 =0,88.

Biểu đồ 3.8 Phân tích tỷ lệ sống sót theo điểm CURB65

Biểu đồ 3.8 cho thấy, các bệnh nhân có điểm CURB65 mức 2-5 điểm có thời gian nằm viện dài hơn và tỷ lệ sống sót thấp hơn so với các bệnh nhân điểm CURB65 mức 0-1 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001.

b. Giá trị tiên lượng tử vong của CRP

Biểu đồ 3.9 Giá trị tiên lƣợng tử vong khi CRP > 100 mg/L

Nhận xét: Diện tích dưới đường cong khi nồng độ CRP >100 mg/L ở ngày 1, 3 và 7 lần lƣợt là 0,662; 0,808 và 0,861. Nhƣ vậy, CRP tăng cao > 100 mg/L

ở ngày thứ 7 có giá trị tiên lƣợng tử vong tốt nhất so với ngày thứ 3 và ngày đầu tiên nhập viện.

Biểu đồ 3.10 So sánh tỷ lệ sống sót theo mức độ tăng CRP

Các bệnh nhân khi nhập viện có CRP > 100 mg/l có thời gian nằm viện dài hơn và tỷ lệ sống sót thấp hơn so với các bệnh nhân có CRP < 100 mg/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,033.

c. So sánh tỷ lệ sống sót theo mức độ nặng của VP

Biểu đồ 3.11 So sánh tỷ lệ sống sót của nhóm VP nặng và không nặng Các bệnh nhân viêm phổi nặng có tỷ lệ sống sót thấp hơn so với viêm phổi không nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,000.

d. Diễn biến lâm sàng và xét nghiệm của VPMPTCĐ

Bảng 3.17 Tỷ lệ ổn định các triệu chứng của VPMPTCĐ Triệu chứng Ngày thứ 3

n (%)

Ngày thứ 7 n (%) HA tâm thu > 90 mmHg 135 (95) 119/124 (96) Nhiệt độ < 37,50C 104 (73,2) 121/124 (97,6) Nhịp tim < 100 lần/phút 112 (78,9) 113/122 (92,6) Nhịp thở < 22 lần/phút 117 (82,3) 115/124 (92,7)

Tinh thần tỉnh táo 127 (89,4) 131/142 (92,3)

Bảng trên cho thấy, các bệnh nhân VPMPTCĐ có thời gian điều trị trung bình là 11+5,5 ngày. Ở ngày thứ 3 sau điều trị, có 73,2% bệnh nhân có nhiệt độ <

37,50C và 82,3% có nhịp thở thở về bình thường. Ở ngày thứ 7 sau điều trị có 97,6% bệnh nhân có nhiệt độ < 37,50C, 96% bệnh nhân có huyết áp ổn định.

Biểu đồ 3.12 Diễn biến xét nghiệm CRP và bạch cầu sau 3 ngày, 7 ngày Kết quả ở biểu đồ 3.12 cho thấy ở ngày thứ 3 và ngày thứ 7 sau điều trị, giá trị trung bình của CRP giảm xuống có ý nghĩa thống kê so với ngày đầu khi nhập

viện với p <0,05. Giá trị trung bình bạch cầu ngày thứ 3 có giảm hơn lúc đầu, sau đó lại tăng lên ở ngày thứ 7.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)