4.3 Các căn nguyên gây VPMPTCĐ và tính nhạy cảm kháng sinh
4.3.2 Đồng nhiễm các căn nguyên trong VPMPTCĐ
Rất nhiều nghiên cứu cho biết, phát hiện thường xuyên 2 hoặc nhiều tác
nhân gây bệnh là tình huống thường gặp trong VPMPTCĐ, khác biệt so với những lý thuyết cổ điển trước đây, viêm phổi thường chỉ do một tác nhân gây bệnh duy nhất [127-128],[129]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy có 19,1% số bệnh nhân nhiễm đồng thời hai loại vi khuẩn, 4,2% nhiễm 3 loại vi khuẩn.
Trong số 14 bệnh nhân nhiễm phế cầu có 7 bệnh nhân (50%) đồng nhiễm phế cầu với 1 loại vi khuẩn khác. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồi cho thấy, có 21,1% số bệnh nhân VPMPTCĐ có nhiễm phối hợp hai loại vi khuẩn khi nuôi cấy bệnh phẩm đờm. Trong nghiên cứu của Capelastegui A. năm 2006-2007 tại Tây Ban Nha, tỷ lệ nhiễm phối hợp là 9% trong số các bệnh nhân VPMPTCĐ xác định đƣợc căn nguyên gây bệnh [128]. Liu Y. nghiên cứu trên các bệnh nhân VPMPTCĐ từ năm 2003-2004 tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc cũng cho thấy, tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại vi khuẩn là 10,5%, 3 vi khuẩn là 0,8% và 4 vi khuẩn là 0,2%. Phần lớn đồng nhiễm vi khuẩn đều là phế cầu kết hợp với một vi khuẩn khác nhƣ M pneumoniae, C. pneumophila [129]. Nghiên cứu của Luchsinger V. cho thấy, có khoảng 50% số bệnh nhân nhiễm phế cầu có đồng nhiễm với các vi khuẩn khác. Tác giả này cho rằng với các biểu hiện cổ điển của viêm phổi, phế cầu chƣa phải là tác nhân duy nhất gây viêm phổi và các tác nhân khác có thể mới thực sự đóng vai trò gây bệnh [127].
Đồng nhiễm vi khuẩn với vi rút
Ngoài việc phát hiện hai hay nhiều căn nguyên vi khuẩn đồng thời gây VPMPTCĐ trên cùng một bệnh nhân, nghiên cứu của chúng tôi còn thấy căn nguyên vi khuẩn còn có thể đồng nhiễm với vi rút. Tỷ lệ vi rút đƣợc phát hiện thấy từ bệnh phẩm ngoáy mũi họng trong nghiên cứu này là 12/142 (8,4%) bệnh nhân. Trong số này, có 8 bệnh nhân có đồng nhiễm vi rút với vi khuẩn điển hình, không có trường hợp nào đồng nhiễm với vi khuẩn không điển hình (Bảng 3.19). Các vi rút mới đƣợc phát hiện thấy trong nghiên cứu này gồm
Piconavirus (2,1%), Bocavirus (0,7%), Metapneumovirus (1,4%). Do tần suất xuất hiện của vi rút trong VPMPTCĐ còn thấp và chƣa có các nghiên cứu đối chứng về tỷ lệ mang các vi rút này ở nhóm người khỏe mạnh nên chúng tôi mới chỉ tạm dừng ở việc đƣa ra nhận xét đã phát hiện đƣợc các vi rút này ở các bệnh nhân VPMPTCĐ mà chƣa thể thể kết luận chắc chắn vi rút là căn nguyên gây viêm phổi.
Đồng nhiễm với vi khuẩn lao
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 6 (4,2%) bệnh nhân VPMPTCĐ bị nhiễm vi khuẩn lao, mặc dù các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân trong nghiên cứu này đều là các trường hợp bệnh diễn biến cấp tính và không bao gồm bệnh nhân đƣợc chẩn đoán lao. Cả 6 bệnh nhân xác định đƣợc căn nguyên vi khuẩn lao đều có đồng nhiễm với 1 vi khuẩn khác đƣợc nuôi cấy, phân lập từ bệnh phẩm đờm hoặc cấy máu, trong đó có 2 bệnh nhân cấy đờm (+) với K.
pneumoniae, 1 bệnh nhân cấy đờm (+) với S. aureus, 1 bệnh nhân (+) với Morraxella catarrhalis, 1 bệnh nhân (+) với S. anginosus và 1 bệnh nhân cấy máu dương tính với E. Coli. Các nghiên cứu về căn nguyên gây VPMPTCĐ ở châu Á cũng phát hiện đƣợc một tỷ lệ nhất định bệnh nhân bị nhiễm lao. Ở Malaysia, M. tuberculosis là căn nguyên xếp hàng thứ tƣ trong số các căn nguyên gây VPMPTCĐ ở các bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị với tỷ lệ M. tuberculosis là 4,9% [24]. Ở một số nước khác, tỷ lệ phát hiện được M.
tuberculosis trong số các bệnh nhân VPMPTCĐ cũng đặc biệt cao nhƣ Hồng Kông 12%, Singapore 21%, Ấn Độ trên 5%, trong khi đó, ở Nhật chỉ có 2,8%
[16-24]. Các tác giả cũng ghi nhận rằng bệnh lao khó có thể phân biệt đƣợc với viêm phổi cấp tính do các căn nguyên khác nếu chỉ đơn thuần dựa vào lâm sàng và hình ảnh X-quang. Vì vậy, trì hoãn chẩn đoán và điều trị lao thích hợp không chỉ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong mà còn làm tăng tỷ lệ lây nhiễm lao trong bệnh viện cho các bệnh nhân khác và nhân viên y tế.
Nhƣ vậy, mặc dù lao phổi là một bệnh nhiễm trùng mạn tính nhƣng các dữ liệu đƣa ra đã chứng minh lao phổi có thể biểu hiện nhƣ một viêm phổi cấp tính, vì vậy trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân VPMPTCĐ, lao phổi cũng cần được giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ nhiễm lao cao nhƣ ở Việt Nam.