LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Chửụng 4 LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HYLẠP CỔ ĐẠI
III. Sự đối lập giữa triết học Platôn và Đêmôcơrít
Xã hội Hy Lạp cổ đại là thời kỳ phát triển của những tư tưởng triết học lớn, là một nền văn minh rực rỡ của nhân loại. Xét về mặt kinh tế - xã hội, xã hội Hy Lạp cổ đại có nền sản xuất phát triển. Trong đó phải nói đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa thương mại rộng.
Phân công lao động xã hội phát triển, sự xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc. Một số ngành khoa học cụ thể phát triển như toán học, vật lý học, thiên văn, v.v... Những khoa học này đòi hỏi sự khái quát của triết học.
Là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thể hiện tính toàn vẹn, khái quát của triết học về mọi lĩnh vực thế giới quan của con người
cổ đại. Tuy nhiên, do sự đối lập lớn giữa lao động trí óc và chân tay ở thời kỳ này, nên nhìn chung các quan niệm triết học còn mang nặng tính tư biện, chuẩn mực của sự "thông thái"
được bàn đến ở khía cạnh nhận thức.
Coi trọng vấn đề con người. Mặc dù còn có nhiều mâu thuẫn về vấn đề này, nhưng họ đều thừa nhận con người là tinh hoa của tạo hóa. Triết học Hy Lạp cổ đại là tính biện chứng sô khai.
1. Nội dung cơ bản của sự hình thành, phát triển của triết học Hylạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm, phản ánh cuộc đấu tranh giữa tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ và tầng lớp chủ nô qúy tộc. Vậy, cuộc đấu tranh giữa 2 đường lối triết học Démocrite và Platon có có phản ánh đặc điểm chung đó.
Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật thời cổ Hy Lạp dù được thể hiện dươi nhiều trường phái khác nhau : Milê, liên minh Phythagore, Eâlê, v.v… nhưng học thuyết nguyên tử luận Démocrite là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật, nó mang tính khái quát và trừu tượng hơn; nhưng do những điều kiện hạn chế có tính chất lịch sử, nên nó cũng chỉ là phỏng đoán giả định và không thoát khỏi tình trạng qui vật chất thành dạng vật theồ.
Ngược lại trong quá trình hình thành phát triển của triết học duy tâm, trong đó phải nói đến triết học duy tâm khách quan của Platon là hệ thống quan điểm thù địch với tiến bộ xã hội, khoa học và gắn liền với quan điểm chính trị của họ làm cơ sở lý luận cho hoạt động của tầng lớp chủ nô qúy tộc, v.v…Quá trình hình thành và phát triển của của triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh giữa tri thức khoa học và mê tín. Những nhà triết học duy vật cũng là người vô thần bảo vệ những quan điểm khoa học tư nhiên tiên tiến, đề ra nhiều ý niệm khoa học trong đó có học thuyết nguyên tử của Démocrite, phê phán những tư tưởng mê tín, thần học của chủ nghĩa duy âm nhất là học thuyết “Ý niệm” của Platon, v.v…
2. Nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học đó là Platôn và ẹeõmoõcrit
Nội dung cơ bản của triết học Platôn là học thuyết về ý niệm. Theo học thuyết này Platôn chia thế giới làm hai: Một là thế giới các sự vật cảm tính; hai là thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm có trước quyết định và sinh ra thế giới vật cảm tính. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh của thế giới cảm tính mà là nhận thức cái bóng của thế giới ý niệm. Khái niệm “Tồn tại”, “Không tồn tại” theo Plaôn là cái phi vật chất, cái được nhận thức bằng trí tuệ siêu nhiên, là tính thứ nhất, còn “Không tồn tại” là vật chất, là tính thứ hai so với tồn tại phi vật chất.
Trái với quan niệm của Platôn thì tồn tại theo Đêmôcrít là cái được xác định, cái đa dạng, cái có ngoại hình... Đối lập với cái tồn tại là cái không tồn tại hay cái trống rỗng. Cái trống rỗng là cái không xác định, cái vô hình, bất động và vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì các vật thể nằm trong nó, nhờ đó mà vật thể vận động được trong cái trống rỗng, cái phần vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa đựng trong nó một sự trống rỗng nào được gọi là nguyên tử.
Về lý luận nhận thức, tri thức theo Plaôn là cái có trước cái sự vật cảm tính mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức cảm
tính có sau nhận thức lý tính (là sự hồi tưởng của linh hồn từ kiếp trước). Tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác là sự hồi tưởng; loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ tri thức cảm tính, ở đó không thể có chân lý.
Trong lý luận nhận thức, Đêmôcrít đưa ra khái niệm linh hồn coi đó là hoạt động tâm lý là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa thế giới vô sinh và hữu sinh. Theo ông, linh hồn cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biẹât có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn luôn chứa đựng và sinh ra nhiệt làm cơ thể hưng phấn và vận động. Các hình thức phản ánh trong hoạt động nhận thức của con người theo Đêmôcrít được thể hiện do các cơ quan cảm giác và nhận thức lý tính. Sự khác nhau giữa nhận thức cảm giác và lý tính là ở tính chất, trình độ giữa chúng.
Về xã hội, quan niệm của ông tập trung về nhà nước lý tưởng; ông phê phán kiểu nhà nước đương thời và cho rằng nhà nước lý tưởng với ba lớp người làm việc khác nhau như:
Tầng lớp thấp nhất của xã hội là nông dân, thợ thủ công và thương nhân - Tầng lớp vệ quân làm công việc chiến tranh - Các nhà thông thái, các nhà triết học là những người thừa hành xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội. Sự vinh quang của nhà nước phụ thuộc vào các phẩm chất: Sự thông thái, dũng cảm, chính nghĩa và phong độ duy trì chuẩn mực xã hội của các nhà lãnh đạo. Trong đó sự thông thái là tri thức cao nhất là niềm vinh quang của riêng các nhà triết học.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, Đêmôcrít thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, ông đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, nền tảng của nó là nhà nước của giai cấp chủ nô. Ông có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Phẩm chất con người theo ông không phải ở lời nói mà ở việc làm. Mục tiêu của con người, theo ông là hướng tới tự do và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không phải là sự giàu có, mà là sự thanh thản tâm hồn được tự do. Về vấn đề tôn giáo, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận nghiêng về lập trường vô thầ
Chửụng 5