III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2. Cấu trúc xã hội và phạm trù hình thái kinh tế – xã hội
Tự nhiên theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Xã hội chỉ là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên, nhưng mặt khác còn phụ thuộc vào những qui luật xã hội, trong đó con người là chủ thể của lịch sử xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc thù, được tách ra hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài của tự nhiên.
Xã hội là một bộ phận đặc thù và là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Bởi vì, đồng thời với quá trình tiến hoá tiếp tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát tirển không ngừng trong của xã hội.
a). Cấu trúc xã hội:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tính cách là một chỉnh thể có tính hệ thống bao gồm 4 lĩnh cực cơ bản:
- Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội, tức quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế giữ vai trò quan trọng ban đầu, cơ bản và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. Quan niệm tổng quát đó được triển khai, phân tích bằng hệ thống các phạm trù qui luật cơ bản của chủ nghĩa duyvật lịch sử:
+ Phương thức sản xuất;
+ Lực lượng sản xuất;
+ Quan hệ sản xuất;
+ Cơ sở hạ tầng.
- Lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội, tức các quan hệ gia đình, dân tộc, giai cấp, các tầng lớp xã hội, v.v… những quan hệ này đều phụ thuộc vào các phương thức sản xuất vật chất khác nhau, mà trực trực tiếp là quan hệ về lợi ích kinh tế xã hội. Trong đó quan hệ giai cấp giữ vị trí thống trị trong hệ thống sản xuất lại qui định lĩnh vực chính trị. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.
- Lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, tức là các tổ chức và thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp và hệ tưởng chính trị nhưng về cơ bản đều liên hệ trực tiếp đối với quyền lực nhà nước, phản ánh vai trò, vị trí của những giai cấp khác nhau trong lịch sử. Lĩnh vực chính trị được khái quát trong phạm trù kiến trúc thượng tầng của xã hội:
+ Hiện tượng xã hội, bao gồm những tư tưởng xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng: Chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v… giai cấ, chính đảng, nhà nước, giáo hội,v.v…
+ Dù thể hiện dưới các hình thứ khác nhau thì kiến trúc thượng tầng của xã hội được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Cấu trúc của ý thức xã hội bao gồm: ý thức thông thường – ý thức lý luận, tâm lý xã hội – hệ tưởng, hoặc được thể hiện trong các hình thái của ý thức xã hội: như ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ.
b). Khái niệm hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ một xã hội ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Hình thái kinh tế - xã hội trước tiên được thể hiện là một giai đoạn, một chế độ xã hội cụ thể trong lịch sử phát triển của xã hội, mà trong giai đoạn, chế độ xã hội đó có sự tác động mang tính quyết định của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cho nên xét về kết cấu, thì hình thái kinh tế - xã hội bao gòm ba nhân tố (yếu tố): Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Bởi vì sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái - xã hội xét cho cùng đều do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất chỉ thể hiện sức sản xuất vật chất, nền tảng vật chất - kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội, mà sự vận động và phát triển của nó còn là lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp đến cao.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu, quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
Nếu không có những mối quan hệ xã hội đó thì không có xã hội. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng thể hiện bản chất xã hội của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Nhưng quan hệ sản xuất cùng chỉ được hình thành trên cơ sở trình độ phát triển của một lực lượng sản xuất nhất định. Đồng thời sự tổng hợp các quan hệ sản xuất khác nhau trong một hình thái kinh tế - xã hội, thì tạo nên cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và quyết định sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng tương ứng.
- Kiến trúc thượng tầng với hệ thống những quan điểm xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định, thể hiện như là một sự phản ánh mang tính tất yếu, qui luật đối với quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kể cảlực lượng sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Ngoài những quan hệ cơ bản như đã nêu trên, thì trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định còn có những quan hệ xã hội khác như dân tộc, gia đình v.v..
Kết luận: Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học nghiên cứu xã hội trong tính hệ thống và lịch sử phát triển của xã hội trên cơ sở các qui luật phổ biến của xã hội. Một mặt, nó nghiên cứu xã hội ở một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng mặt khác lại nghiên cứu xã hội trong quá trình vận động và phát triển bởi sự thay đổi chuyển hoá giữa các xã hội cụ thể khác nhau.
3. Vai trò phương pháp luận chung của phạm trù hình thái kinh tế – xã hội. Lý luận và thực tiễn, lôgíc và lịch sử
Thứ nhất, phạm trù hình thái kinh tế xã hội là một mô hình(sơ đồ), nó không bao quát tính đa dạng, phong phú của những hiện tượng xã hội, mà phản ánh tính bản chất, qui luật đối với sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội trong tính hệ thống của lịch sử.
Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội đem lại những nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu xã hội, loại bỏ cái bên ngoài, ngẫu nhiên vượt ra khỏi tri thức kinh nghiệm, hoặc xã hội học mô tả, đi sâu phân tích bản chất ổn định của các hiện tượng xã hội trong tính đa dạng và phong phú của nó.
Sự thay đổi, chuyển hoá giữa các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau trong lịch là một quá trình lịch sử tự nhiên; nhưng xuất hiện một hình thái kinh tế –xã hội mới bao giờ cũng bao hàm yếu tố kế thừa và đổi mới đối với hình thái kinh tế xã hội trước đó.
Thứ hai, khẳng định sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. C.Mác khẳng định rằng “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”10.
Sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên đều thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Mối liên hệ tác động qua lại của các nhân tố này thể hiện sự tác động của các qui luật chung vào trong các giai đoạn của sự phát triển của lịch sử làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển như một tiến trình lịch sử tự nhiên. Trong hệ thống các qui luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, thì qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất.
Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến quá trình thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong sự phát triển của lịch sử. Trong đó điều kiện của môi trường địa lý, tính độc đáo của các nền văn hóa, của truyền thống, tư tưởng, tâm lý xã hội và vấn đề dân tộc v.v... đều ý nghĩa quan trọng nhất định. Tính chất của tác động lẫn nhau giữa các dân tộc tồn tại ở các giai đoạn khác nhau đều phụ thuộc vào tính chất của chế độ xã hội. Tuy nhiên, trong toàn bộ tính đa dạng và phong phú của các hiện tượng llịch sử các dân tộc khác nhau, thì vẫn có khuynh hướng chủ đạo nhất định của sự phát triển xã hội. Để xác định tính đặc
10 C.Mác : Tư bản, quyển I, tậo I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1973, tr.20.
trưng và phân biệt sự khác nhau giữa các giai đoạn, phù hợp với khuynh hướng chủa đạo đó, người ta khái niệm thời đại lịch sử.
II. Ý NGHĨA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TÊ – XÃ HỘI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác là người đầu tiên nêu lên và giải quyết một cách khoa học những vấn đề duy vật về lịch sử. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội thông qua hệ thống các qui luật khách quan của xã hội.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về lịch sử.
Cơ cấu và qui luật phổ biến tác động trong mọi hình thái kinh tế - xã hội nhất định lại có tính đặc thù riêng biệt thông qua những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào nước ta có lúc đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như sau năm 1976 khi nóng vội đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, nhưng chưa có những tiền đề cần thiết, xóa bỏ những thành phần kinh tế tư nhân, coi nhẹ quan hệ sản xuất hàng hóa, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp v.v...
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới và từ đó đến nay đường lối đổi mới đó đã từng bước đi vào hiện thực và đạt được nhiều kết quả to lớn nhất định. Song mô hình chung trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Xây dựng phát triển kinh tế hàng hóa hiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhưng có sự quản lý của nhà nước vàkinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo.
+ Xây dựng hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân làm chủ, bảo vệ quyền dân chủ của mọi thành viên trong xã hội. Cho nên nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoặc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra v.v...
+ Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận và vận dụng những gía trị mới của văn minh nhân loại.
+ Tạo môi trường cho hoạt động tự do sáng tạo của mọi con người vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
* Mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh, v.v…
Chuyên đề 6
QUAN HỆ GIỮA GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC – NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG NƯỚC TA
I. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP