CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Biến động chất lượng nước thải từ hoạt động khai thác than của mỏ than Quang
Với công suất khai thác than của các mỏ lộ thiên và hầm lò của mỏ than Quang Hanh thuộc công ty than Quang Hanh -TKV lên tới 1,2 – 2 triệu m3/năm đã tạo ra một lượng nước thải mỏ rất lớn của ngành than, ước tính lượng nước thải mỏ của các mỏ than Quang Hanh khoảng 1,6 triệu m3/năm với hàm lượng chất ô nhiễm chủ yếu là SS, kim loại nặng, pH…
Nước thải từ khu khai trường mỏ gồm nước mưa chảy tràn (từ khai trường, bãi thải, trên các kho than) và lượng nước được bơm hút từ các mỏ hầm lò, moong lộ thiên. Đặc tính của lượng nước thải này thường chứa nhiều bùn cát, ion sunphat sắt, độ pH thấp (tính axít cao), hàm lượng sắt, mangan và độ đục cao. Lượng nước thải của các mỏ đa số hiện nay mới chỉ được xử lý sơ bộ bằng biện pháp lắng cơ học rồi thải trực tiếp vào các sông suối.
Các địa điểm thực hiện lấy mẫu:
STT Thành phần môi trường nước thải công nghiệp Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -50
1 Trạm XLNT tập trung cửa lò +30÷-175 (trước xử lý) NT1
Dự án điều chỉnh mở rộng, nâng công suất mỏ than Ngã Hai
1 Trạm XLNT tập trung cửa lò +27 đến -50 (cụm vỉa 12,13,14) (trước xử lý) NT2 2 Trạm XLNT tập trung cửa lò +20 đến -50 ( cụm vỉa 4,5,6) (trước xử lý ) NT3 Dự án Duy trì mở rộng khai thác lộ thiên
1 Nước thải công nghiệp Vỉa 12 (B1) NT4
2 Nước thải công nghiệp Vỉa 14 (A6) NT5
3 Nước thải công nghiệp Vỉa 17A (B2) NT6
4 Nước thải công nghiệp Vỉa 7 (B4) NT7
5 Nước thải công nghiệp Vỉa 6 (B5) NT8
Bảng 3.4. Biến động hàm lƣợng TSS các năm 2020, 2021,2022
TT Tên
điểm TSS
Q1.2020 Q1.2021 Q1.2022 Q2.2020 Q2.2021 Q2.2022 Q3.2020 Q3.2021 Q3.2022 Q4.2020 Q4.2021 Q4.2022
1 NT1 86,2 166 285 125 196 284 154 244 264 146 237 293
2 NT2 92,5 215 243 134 264 231 187 278 297 187 293 251
3 NT3 77,8 184 265 118 205 275 136 226 224 158 257 267
4 NT4 93,6 40,4 34,5 75,6 38,2 30,5 81,2 35,7 28,7 70,6 33,6 27,3
5 NT5 73,8 37,7 30,8 64,8 34,9 33,8 60,8 38,2 31,6 60,8 36,4 29,5
6 NT6 51,3 35,5 32,7 45,3 33,8 35,2 51,7 31,2 34,7 48,5 35,8 35,4
7 NT7 72,4 40,8 28,4 60,8 37,6 26,8 69,7 35,31 25,4 66,2 38,2 26,3
8 NT8 70,5 34,7 25,3 55,7 31,5 24,3 59,7 29,7 26,7 51,3 27,6 24,3
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh)
Kết quả nghiên cứu bảng 3.4 cho thấy:
Nước thải trước xử lý:
Thông số đặc trưng như TSS tăng mạnh so với năm 2020, tại các cửa lò và luôn vượt GHCP của QCĐP 3:2020/QN– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cột A.
Nước thải công nghiệp sau xử lý:
Nước thải công nghiệp sau xử lý diễn biến ổn định ổn hơn, gía trị các thông số đặc trưng: TSS, BOD thay đổi không nhiều so với năm trước và luôn nằm trong GHCP của QCĐP 3:2020/QN, cột A.
So với năm 2020 thì đến năm 2022 TSS nhìn chung có xu hướng giảm.
Hình 3.3. Biểu đồ TSS trong NTCN của Công ty năm 2020
Biểu đồ TSS trong NTCN của Công ty năm 2021
Biểu đồ TSS trong NTCN của Công ty năm 2022
Hàm lượng TSS tại các điểm lấy mẫu NT1, NT2, NT3 được bơm lên từ các khu vực khai thác hầm lò của Công ty trước khi được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung rất cao trong tất cả các quý của năm 2020, 2021, 2022 đều vượt GHCP của QCVN và QCĐP.
Hình 3.4. Biểu đồ BOD5 trong NTCN của Công ty năm 2022 thông qua số liệu quan trắc của Trung tâm Quan trắc TNMT
Nước thải mỏ không những làm thay đổi chế độ dòng chảy các sông suối nơi tiếp nhận mà còn gây bồi lắng, hủy hoại sinh vật tại các nơi tiếp nhận. Do hiện trạng trối lấp của các bãi thải đất đá trong quá trình khai thác than đã làm cho các sông suối bị bồi lắng, dòng chảy bị thu hẹp dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sản xuất của các mỏ và đời sống của dân cư trong khu vực.
Theo số liệu điều tra khảo sát cho thấy các sông suối trong khu vực khai thác than – mỏ than Ngã Hai đều bị bồi lắng từ 1-3m đặc biệt là các khu vực suối Lép Mỹ, suối Ngã Hai...đất đá trôi vùi lấp các dòng chảy, thay đổi bình diện thuỷ văn, lòng suối nâng cao gây ứ tắc, nơi nấp đầy bùn, vùi dập và huỷ diệt thảm thực vật. làm thu nhỏ hệ thống bồn thu nước gây lụt lội.
Nước trong hầm lò, moong khai thác, bãi thải có độ khoáng hoá cao (350- 860mg/l), Độ pH từ 2,5 - 6,8, hàm lượng SO4 đạt 60-90%, nồng độ các ion CL-, NH-4, SO-4, HCO-3 trong nước mỏ đều cao. Nước có tính ăn mòn phá huỷ kim loại và bê tông, có tính axit, tạo độ ẩm trong lò đến 96-100%, nhiệt độ tăng 30oC làm tăng độ ăn mòn phá huỷ kết cấu và thiết kế chế tạo từ kim loại đen trong hầm lò khai thác. Nước này chảy vào các ao hồ, giếng, sông, suối đổ ra
biển. Sơ bộ tính riêng khu mỏ Cẩm Phả đã tải ra biển hơn 8 tấn NH4, 5 tấn Fe3 +
và 2500 tấn SO4
-, 8 triệu m3 nước thải sinh hoạt.
Nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long và trong vịnh Cửa Lục bị nhiễm dầu và kim loại nặng. Ô nhiễm nước biển là nguyên nhân làm biến đổi hệ sinh thái ven biển (các ran san hô vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử long bị biến đổi do thay đổi tính chất nước ven bờ).