CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải từ hoạt động khai thác than của mỏ than Quang Hanh giai đoạn 2020-2022 thông qua Ý kiến người dân
Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải từ hoạt động khai thác than của mỏ than Quang Hanh qua ý kiến người dân được nghiên cứu thực hiện theo phương pháp phỏng vấn 50 người dân với 50 phiếu điều tra với nội dung về ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ đá tới môi trường sống xung quanh. Kết quả được thể hiện tại bảng 7.
Bảng 3.5. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của mỏ than Quang Hanh
STT Nội dung phỏng vấn Trả lời Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1 Anh/chị có biết hoạt động khai thác và chế biến tại mỏ không?
Có 50 100
Không 0 0
Ý kiến khác 0 0
2
Theo anh/chị chất lượng nước thải của mỏ thải ra ngoài môi trường như thế nào?
Đảm bảo 5 10
Bình thường 30 60 Không đảm bảo 15 30
4
Theo anh/chị hoạt động của mỏ có ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sống xung quanh không?
Có 35 60
Không 5 10
Ý kiến khác 15 30
STT Nội dung phỏng vấn Trả lời Số phiếu
Tỷ lệ (%)
5
Theo anh/chị mỏ có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm tới gia đình không?
Có 26 52
Không 14 28
Ý kiến khác 10 20
7
Theo anh/chị mỏ có hướng dẫn phòng tránh hay hỗ trợ xử lý vấn đề ô nhiễm tới gia đình không?
Có 23 46
Không 27 54
Ý kiến khác 0 0
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả người dân được phỏng vấn đều biết đến hoạt động hoạt động xả nước thải từ hoạt động khai thác than của mỏ than Quang Hanh. Theo đánh giá cảm quan của những người dân được phỏng vấn, hoạt động xả thải đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường sốngcủa người dân tại khu vực xung quanh mỏ..
Hiện nay, doanh nghiệp đã áp dụng những biện pháp xử lý đối với lượng nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường nên vấn đề nước thải của mỏ là chưa đáng quan ngại. Tuy nhiên do cách nhìn nhận của người dân và thời điểm đánh giá của người dân lấy làm căn cứ có khác so với phương pháp quan trắc của cơ quan chức năng nên có >60% ý kiến được phỏng vấn đều đồng tình theo cảm quan thì nguồn nước thải của dự án đảm bảo và bình thường khi thải ra ngoài môi trường. Nước thải sản xuất đã được doanh nghiệp xử lý sơ bộ rồi tuần hoàn cho quá trình sản xuất tiếp theo tại mỏ. Tuy nhiên một số hộ gia đình có phản ảnh việc cung cấp nước ngầm có thể đã bị ảnh hưởng do quá trình khai thác lộ thiên. Những tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm; ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ; tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ.
Lượng bụi lớn hơn mức bình thường cũng khiến cho chất lượng nước mặt suy giảm so với trước.
Có 60% người dân khẳng định hoạt động khai thác của mỏ đã ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống gần khu vực. Bụi phát sinh thường xuyên trong quá trình nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển,... tác động tới môi trường không khí trong khu vực. Kết quả điều tra cũng cho thấy, các bệnh liên quan đến đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các bệnh về mắt và các bệnh về da. Tiếng ồn trong quá trình nổ mìn khai thác cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân (gây mệt mỏi, mất ngủ,...) do quá trình khai thác kéo dài. Do đó, cần có những giải pháp tăng cường để giải quyết vấn đề về chất lượng môi trường không khí, đặc biệt là bụi và tiếng ồn, đảm bảo chất lượng môi trường sống của người dân trên địa bàn. Có 10% có ý kiến khác là do quan niện của họ tùy vào thời điểm có thời điểm trời hanh khô, xe chạy qua nhiều thì sẽ có ảnh hưởng lớn và ngược lại.
Có 52% người dân được phỏng vấn cho biết là mỏ có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm tới gia đình trong quá trình hoạt động của nó. Có 28% ý kiến lại cho biết mỏ không có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm tới gia đình họ. Và chỉ có 20% ý kiến lại trả lời là không biết.
Mối quan hệ giữa mỏ với công đồng dân cư tương đối nhạy cảm, cần có sự can thiệp và quản lý của chính quyền địa phương và đơn vị quản lý hoạt động của mỏ. Có 46% người dân được phỏng vấn khẳng định mỏ có hướng dẫn người dân phòng tránh hay hỗ trợ xử lý vấn đề ô nhiễm tới gia đình.
Như vậy, theo đánh giá cảm quan của người dân trong khu vực, hoạt động xả thải của mỏ đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và đến sức khỏe của người dân. Do đó, đơn vị quản lý mỏ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn cần có những giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề môi trường đang phát sinh trên địa bàn.