1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là cây trồng lâu đời ở Việt Nam, nhân dân ta đã biết trồng và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên trước đây việc sản xuất đậu
tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn. Sau năm 1973, sản xuất đậu tương nước ta mới có bước phát triển đáng kể. Diện tích bình quân thời kỳ 1985 - 1993 đạt 106 nghìn ha, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1975 - 1980, năng suất bình quân tăng từ 500 kg/ha lên 780 - 900 kg/ha (Trần Thanh Bình và cs, 2006).
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Chỉ tiêu Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2011 181,39 14,69 266,54
2012 119,61 14,52 173,67
2013 117,19 14,36 168,30
2014 109,35 14,32 156,55
2015 100,61 14,55 146,34
2016 99,58 16,14 160,70
(Nguồn: FAOSTAT, 2018).
Qua bảng 1.3 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích đậu tương giảm dần qua các năm từ năm 2011- 2016. Diện tích giảm từ 181,39 nghìn ha (năm 2011) giảm xuống còn 99,58 nghìn ha (năm 2014). Qua 6 năm diện tích của nước ta giảm 81,81 nghìn ha.
Năm 2010 diện tích trồng đậu tương đạt lớn nhất 197,80 nghìn ha. Sở dĩ nhưng năm gần đây diện tích trồng đậu tương giảm là do điều kiện khí hậu bất lợi giá thành và người dân chưa thực sự chú trọng đến việc trồng đậu tương.
Về năng suất: Năng suất đậu tương nước ta biến động từng năm. Dao động từ 14,32 – 16,14 tạ/ha. Năm 2016 năng suất đậu tương đạt ở mức cao nhất
trong những năm gần đây với 16,14 tạ/ha. Năm 2014 có năng suất thấp nhất với 14.32 tạ/ha. Như vậy, mức tăng giảm năng suất hàng năm không đáng kể.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của nước ta trong nhưng năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2011 có sản lượng đạt cao nhất 266,54 (nghìn tấn). Năm 2015 có sản lương thấp nhất 146,34 (nghìn tấn).
* Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam
Do sản xuất đậu tương trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn hạt đậu tương từ các thị trường lớn trên thế giới.
Bảng 1.4. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam (2014-2016)
Năm 2014 2015 2016
Số lượng (nghìn tấn) 1.519 1.707 1.546
Giá trị (triệu USD) 873 765 661
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO)
Việt Nam nhập khẩu khối lượng đậu tương lớn nhất vào năm 2015 với 1.707 nghìn tấn, giá trị 765 USD, đến năm 2016 giảm còn 1.546 nghìn tấn, giá trị 661 USD. Trong đó khoảng 45% nhập khẩu từ từ Hoa Kỳ, 35% từ Brazil và phần còn lại từ Argentina, Canada, Paraguay và các nước khác.
* Định hướng sản xuất đậu tương ở nước ta.
Với lợi thế thị trường tại chỗ giảm được cước phí vận chuyển, lưu thông, chất lượng hạt tươi mới thu hoạch thích hợp chế biến thức ăn cho người, đậu tương Việt Nam sẽ cạnh tranh được với đậu tương ngoại nhập, cạnh tranh với các cây trồng khác về mặt thu nhập như lúa, ngô. Với mục tiêu giảm nhập khẩu đậu tương, tại Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển 360 ngàn ha đậu tương để đạt sản lượng 0,68 triệu tấn vào năm 2010, 470 ngàn ha để có sản lượng 1,0 - 1,2 triệu tấn vào
năm 2020. Theo Dự thảo chiến lược trồng trọt Việt Nam đến năm 2020: Đến năm 2015 diện tích khoảng 400 ngàn ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu 200 ngàn ha, còn lại bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu; năm 2020 khoảng 430 ngàn ha. Bố trí chủ yếu trồng ở đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, chính phủ đang có những ưu tiên để nghiên cứu phát triển cây đậu tương thông qua Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhằm cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều giải pháp được đặt ra, trước mắt tập trung giải quyết các sản phẩm trọng điểm chủ lực để tăng cường kim ngạch xuất khẩu và hạn chế kim ngạch nhập khẩu.
Với chủ trương đó, hiện nay, đậu tương đang được khuyến khích phát triển trong cơ cấu 2 lúa – 1 màu chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả và luân canh cây trồng ở những vùng có truyền thống sản xuất và điều kiện thời tiết thuận lợi.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn;
vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên (Bộ NN và PTNT, 2001) [4].