2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.4. Các hoạt động khác
Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động của BIDV 2007-2018
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Lượng chi nhánh (chi nhánh) 103 108 108 113 118 117 127 136 182 190 190 190
Phòng giao dịch (phòng) 228 275 312 349 376 432 503 595 799 815 854 855
Quỹ tiết kiệm (quỹ) 162 110 130 150 113 95 16 0 0 0 0
Máy ATM (chiếc) 1.000 1.000 1.100 1.295 1.400 1.400 1.823 1.823 1825 1825 Máy POS (chiếc) 425 1.065 4.263 6.203 7.000 7.000 25.432 34.000 41.000 55.998
Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của BIDV các năm [22]; cùng tính toán của tác giả
Tính tới thời điểm cuối năm 2018, kênh phân phối truyền thống của BIDV toàn hệ thống có 190 chi nhánh, 855 phòng giao dịch hoạt động trên toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam, là một trong 2 NHTM của Việt Nam có mạng lưới trên toàn quốc. Với phạm vi hoạt động rộng lớn đó, BIDV có đủ những điều kiện để đưa những sản phẩm và dịch vụ của mình đến mọi đối tượng khách hàng ở mọi miền tổ quốc. Từ tháng 7/2016, với việc khai trương hoạt động chi nhánh tại Yagon- Myanmar đã giúp BIDV trở thành NHTM Việt nam đầu tiên và duy nhất được mở, có chi nhánh tại đất nước này. Từ đây nâng tổng số quốc gia có chi nhánh hoạt động của BIDV lên con số 6, cụ thể là các nước: Lào, Campuchia, Séc, Nga, Đài Loan (Trung Quốc) và Myanmar. Cùng với sự gia tăng về mạng lưới chi nhánh, BIDV còn củng cố thêm mối quan hệ của mình với hơn 3.500 định chế tài chính trong và ngoài nước, thực hiện cung ứng dịch vụ cho hơn 100 ngân hàng nước ngoài, và có quan hệ đại lý với hơn 1.700 định chế tài chính đến từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết quả đạt được, BIDV trở thành một trong những NHTM lớn nhất của Việt Nam về số lượng khách hàng (bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, kênh phân phối hiện đại của BIDV cũng đạt được những kết quả đáng kể: 57.825 là số lượng máy ATM và POS BIDV đạt được trong năm 2018, là con số đạt được trong những năm tập trung phát triển công nghệ cao để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình đến cho khách hàng. BIDV cũng là một trong những ngân hàng tiên phong của Việt Nam trong cuộc đua về đổi mới, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, cũng như áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến cuối năm 2018, BIDV đã củng cố cho mình hơn 1.000 máy chủ;
7.000 thiệt bị mạng, truyền thông; 1.000 mạng LAN,…
Với số lượng lớn về các kênh phân phối, BIDV đòi hỏi một đội ngũ lao động ngày càng lớn về quy mô và chất lượng cao tương ứng.
Đơn vị tính: người, %
Biểu đồ 2.8: Số người lao động của BIDV giai đoạn 2007-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả
Lượng người lao động trong toàn hệ thống của BIDV gia tăng từ 10.516 người năm 2006 lên 25.416 người vào năm 2018. Không chỉ gia tăng về số lượng, BIDV cũng dần có bước đổi mới trong công tác tuyển dụng của mình để gia tăng về mặt chất lượng của đội ngũ cán bộ. Công tác tuyển dụng của BIDV giờ chỉ được tiến hành 1 đợt duy nhất tại nhiều điểm của đất nước, thông tin tuyển dụng cũng được thực hiện công khai và minh bạch làm cho việc tuyển dụng của BIDV gia tăng tính chuyên nghiệp. Đến cuối năm 2018, số lượng người lao động của BIDV có trình độ đại học trở lên chiếm tới 91,2%. Để gia tăng chất lượng cho đội ngũ lao động, BIDV chủ động thành lập các lớp đào tạo và bồi dưỡng của mình, giúp người lao động tiếp cận được với công nghệ thông tin trong quá trình công tác. Kết hợp với mở các lớp đào tạo, BIDV thực hiện việc luân chuyển cũng như đánh giá cán bộ từ trụ sở chính đến các chi nhánh của mình hàng năm. Cuối năm 2017, BIDV đã kiện toàn được nhân sự cấp cao và cấp trung của mình. Cũng trong năm 2018 BIDV đã tổ chức được 359 lớp đào tạo cho 30.700 học viên. BIDV tập trung vào đào tạo các chương trình E- learning, đào tạo “Lãnh đạo ngân hàng tương lai”; phối hợp với bên ngoài triển khai các chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng ngắn hạn do NHNN phối hợp Cơ quan chuyển giao công nghệ tài chính Luxembourg tổ chức,... Mặt khác, do BIDV luôn là
10.17 13.08
11.07 13.23 8.42
3.82 -1.70
4.93
24.69
1.89 1.17 3.37 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lao động của NH (người) Tốc độ tăng trưởng
một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam chú trọng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động, từ đó lượng người lao động có trình độ tin học cao được tuyển dụng trong ngân hàng ngày càng gia tăng, đến năm 2016 đã có khoảng 700 cán bộ giỏi tin học được tuyển dụng và làm việc tại ngân hàng.
Trong suốt giai đoạn dài phát triển, BIDV đã chú trọng phát triển đối với các khách hàng tư nhân và các SMEs. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, BIDV đã thực hiện giao dịch với gần 11 triệu khách hàng cá nhân, được đánh giá về mức độ hài lòng chung của khách là là sức mạnh đã giúp ngân hàng trở thành NHTMCP bán lẻ số một của Việt Nam. Đồng thời, BIDV luôn nỗ lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của mình cho khách hàng, cùng với sự đầu tư cho công nghệ thông tin đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Năm 2016, BIDV đã cung ứng ra thị trường gần 100 sản phẩm, các sản phẩm này được thiết kế dựa theo nhóm khách hàng và nhu cầu của họ, bao gồm: sản phẩm tín dụng nhà ở, cho vay sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, ngân hàng điện tử,…
IBMB cũng đã được phát triển với nhiều tính năng mới như: chuyển tiền thanh toán liên ngân hàng 24/7, thanh toán hóa đơn định kỳ, hoặc rút tiền gửi FD online,…
Ngoài ra, BIDV đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới công nghệ cao phục vụ cho khách hàng của mình, ví dụ: BIDV smart banking, BIDV life style,…
Để nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng kịp thời, BIDV đã ra mắt trung tâm điều hành mạng xã hội (SMCC) năm 2015. Đây là trung tâm điều hành mạng xã hội đầu tiên trong hệ thống NHTM Việt Nam. SMCC cho phép BIDV nhận được mọi phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và từ đó đưa ra các biện pháp để hỗ trợ. BIDV cũng thực hiện phân tích các phản hồi và sử dụng làm cơ sở để thay đổi, cải tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ của mình. Có thể nói, SMCC đã thực hiện như một công cụ gắn kết ngân hàng với khách hàng của mình, gia tăng tính tương tác giữa ngân hàng và khách hàng.
Trong giai đoạn công nghiệp 4.0, BIDV đã chủ động cung cấp cho nền kinh tế và khách hàng của mình những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Một số sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao có thể kể đến như: BUNO (chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản); thanh toán qua Samsung Pay; chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7
trên các kênh Internet, di động và ATM; dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7;
Smartbanking; thanh toán sử dụng QR code; và thẻ dành cho giới trẻ Young+,…