NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu đề tài lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 34 - 39)

LƯỢNG CỦA VIỆC LẬP KÊ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM

1. Nhận xét chung1.1 Thuận lợi1.1 Thuận lợi 1.1 Thuận lợi

Trong quá trình kiểm toán nói chung và lập kế hoạch nói riêng gặp những điều kiện thuận lợi sau:

 Môi trường hoạt động kiểm toán:

Hoạt động kiểm toán là một ngành nghề còn mới mẻ ở Việt Nam, tuy vậy trong những năm gần đây, kiểm toán đã nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước và chính phủ việt nam. Việc ban hành một số chính sách chế độ mới và đặc biệt là 38 chuẩn mực kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kiểm toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, lành mạnh hoá thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Đối với hoạt động lập kế hoạch kiểm toán đã ban hành chuẩn mực riêng, đó là chuẩn mực 300 về lập kế hoạch kiểm toán và các chuẩn mực như 520, 600, 400, 210, 240, 220 … nhằm bổ sung cụ thể, chi tiết cho giai đoạn này.

 Nguồn nhân lực:

Con người Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, chịu thương, chịu khó, luôn có ý thức học hỏi nâng cao kiến thức bản thân. Ngoài ra, Chính phủ và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền giáo dục tiên tiến chú trọng đến đào tạo nhân lực, khuyến khích giáo dục, đưa giảng dạy kiến thức kiểm toán vào các

trường Kinh tế trong cả nước nhằm đào tạo chuyên sâu bài bản tạo nền tảng cho các nhà kiểm toán tương lai.

 Bề dày kinh nghiệm:

Tuy còn non trẻ nhưng ngành kiểm toán ở Việt Nam đã có những thành tựu và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Với bề dày kinh nghiệm gần 20 năm của mình kiểm toán từng bước cải thiện các giai đoạn trong quá trình kiểm toán nói chung và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng.

1.2 Khó khăn

Hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng vẫn đang là những hoạt động còn mới mẻ. Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán đang trong giai đoạn hoàn thiện, nội dung cũng như phương pháp vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu còn thiếu sót cả về số lượng cũng như tính đồng bộ, vì vậy mà chất lượng của cuộc kiểm toán vẫn chưa được đảm bảo. Việc lập kế hoạch kiểm toán sao cho giảm thiểu tối đa các rủi ro kiểm toán với mức chi phí phù hợp vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các cấp lãnh đạo của các công ty kiểm toán. Những bằng chứng này có mức độ tin cậy không cao, vì thế nhiều khi KTV Công ty kiểm toán lại phải tiến hành một số thủ tục kiểm toán thay thế khác, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tăng lên, chi phí kiểm toán cũng tăng lên đáng kể. Tại Việt Nam, tuy hiện nay có nhiều Công ty kiểm toán nhưng nhìn chung về cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ vẫn chưa đồng bộ, chỉ ở các Công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có vốn đầu tư lớn và có thế mạnh hơn trong việc thu hút nhân tài. Nhưng đối với các Công ty kiểm toán Việt Nam thì khả năng tài chính thấp lại thêm thiếu KTV có trình độ cao nên tại các Công ty này các cuộc kiểm toán vẫn chưa được hoàn chỉnh đặc biệt là đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Khó khăn từ phía khách hàng: Hoạt động kiểm toán BCTC vẫn còn điều mới mẻ với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải kiểm toán BCTC nên thái độ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động kiểm toán còn mang tính chất dè chừng, chống đối. Không nhận được sự hợp tác của các Công ty khách hàng KTV, không thu thập được đầy đủ bằng chứng. Do đó KTV không thể hiểu được đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng, không thể đánh giá được hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán làm ảnh hưởng tới lập kế hoạch kiểm toán nói chung và chất lượng kiểm toán nói riêng.

Khó khăn từ chế độ chính sách của Nhà nước: theo quy định của Nhà nước ta có hai cơ quan được ban hành các chuẩn mực kiểm toán là Bộ Tài chính và cơ quan KTNN. Về cơ bản, các chuẩn mực kiểm toán dù được ban hành bởi Bộ Tài chính hay cơ quan KTNN đều có những nguyên tắc chung, song trên thực tế phương pháp triển khai các hoạt động kiểm toán lại được tiến hành khác nhau. Chính bởi sự không đồng bộ giữa các chuẩn mực kiểm toán nên đôi khi doanh nghiệp có thể tranh thủ sự không đồng bộ này để gây khó khăn cho Công ty kiểm toán. Bên cạnh đó chuẩn mực kế toán hiện nay đôi khi còn rất gò bó chưa cụ thể chi tiết, tạo ra sự không phù hợp, đồng bộ giữa các doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán. Đối với lập kế hoạch kiểm toán tuy đã có chuẩn mực

riêng và những chuẩn mực bổ sung nhưng vẫn chưa có chuẩn mực nào qui định, hướng dẫn tới việc ước lượng trọng yếu và rủi ro mà điều đó chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm và độ nhạy cảm của KTV, do đó việc KTV và Công ty kiểm toán gặp phải rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Trên thực tế chỉ có một số Công ty kiểm toán của Việt Nam được xây dựng theo quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều công ty vẫn chưa xây dựng được quy trình cụ thể.

Hầu hết các công ty đều sử dụng Bảng câu hỏi thiết kế riêng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, bảng câu hỏi hầu như không được thiết kế riêng cho từng tài khoản trọng yếu. KTV đánh giá rủi ro kiểm soát chưa thực hiện cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết.

2. Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng của việc lập kế hoạch kiểm toán tạiViệt Nam Việt Nam

2.1. Các công ty kiểm toán nhỏ cần chú trọng hơn vào đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng và tìm hiểu về khách hàng chấp nhận khách hàng và tìm hiểu về khách hàng

Thực tế hoạt động tìm hiêu về khách hàng vô cùng quan trọng cho một cuộc kiểm toán, đây là bước ban đầu để KTV có thể đánh giá và cũng ước lượng được phần nào rủi ro có thể gặp phải trong quá trình của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có thể do giới hạn về vấn đề nguồn lực mà các công ty kiểm toán nhỏ chưa thực sự chú trọng đủ mức cần thiết cho hoạt động này, điều này có thể dẫn đến rủi ro khá lớn cho các công ty khi bước vào trong giai đoạn chính của cuộc kiểm toán. Chính vì thế, để có thể giảm thiểu rủi ro có thể trong một cuộc kiểm toán, các công ty kiểm toán nhỏ cần chú trọng nhiều hơn nữa vào bước đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng cũng như những hiểu biết về khách hàng.

2.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Hướng đổi mới là tập trung đào tạo theo hướng chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Tức là đào tạo theo từng nhóm KTV chuyên thực hiện kiểm toán các loại khách hàng có cùng ngành nghề kinh doanh. Với sự sắp xếp như vậy sẽ khiến cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh gọn hơn, tránh được rủi ro giảm thiểu chi phí kiểm toán đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của Công ty.

2.3 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch tổng thể

Phân công công việc và phối hợp giữa các KTV

Để cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, Công ty kiểm toán nên phân công KTV kiểm toán các khoản mục theo một chu trình nhất định và có kế hoạch về việc đối chiếu, soát xét công việc giữa các KTV trong quá trình kiểm toán. Các KTV dày dạn kinh nghiệm nên được phân công thực hiện các chu trình nghiệp vụ phức tạp. Điều đó sẽ giúp Công ty kiểm toán tiết kiệm được thời gian và chi phí cho mỗi cuộc kiểm toán, đồng thời tạo ra sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong công việc. Điều này nên đặc biệt chú ý với các công ty kiểm toán nhỏ khi trình độ của kiểm toán viên có thể đang còn hạn chế.

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay, khi các công ty đang gặp khó khăn để kinh doanh thì phí trả cho KTV sẽ không tăng, thậm chí giảm đi so với

năm trước. Trong khi đó do rủi ro kiểm toán tăng cao nên chất lượng KTV cũng như thời gian của cuộc kiểm toán phải tăng lên, do đó cần phải sử dụng thêm các KTV dày dặn kinh nghiệm và tăng thời gian hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng của một cuộc kiểm toán lên so với điều kiện bình thường.

Không chỉ vậy, với những phần hành phức tạp, cần phải có kiến thức chuyên và sâu như định giá một công trình xây dựng quy mô lớn thì cần phải có sự tham gia của các chuyên gia hoặc bên thứ ba có khả năng tư vấn . Thủ tục kiểm toán cơ bản cũng sẽ tăng lên, độ tin cậy đạt được dựa vào thủ tục kiểm soát giảm xuống, dẫn đến lượng thời gian của một cuộc kiểm toán cũng tăng thêm. Do đó, các công ty kiểm toán nên có các khóa đào tạo cho các kiểm toán viên về các rủi ro cơ bản mà các doanh nghiệp gặp phải trong khủng hoảng kinh tế, cũng như cách tiếp cận kiểm toán trong thời kỳ kinh tế biến động khác biệt ra sao so với kiểm toán trong điều kiện bình thường. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh với các KTV là hơn bao giờ hết, thái độ hoài nghi nghề nghiệp là rất quan trọng.

Đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng

Điều này đã được thực hiện tốt ở một số công ty kiểm toán lớn, tuy nhiên với các công ty kiểm toán nhỏ cần phải thực sự lưu ý. Các KTV cần đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng ngay trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, bởi các BCTC được lập dựa trên giả định rằng doanh nghiệp khách hàng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của mình. Khi KTV nghi ngờ về tính liên tục hoạt động của khách hàng thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định có thực hiện kiểm toán cho khách hàng tiếp hay không.

Kiến nghị chung về chương trình kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để kế hoạch kiểm toán và các chương trình kiểm toán được thực hiện tốt hơn các KTV nên cụ thể hóa chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn cho từng khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán các chu trình, các khoản mục cụ thể. Đồng thời ghi lại sự thay đổi hoặc bổ sung đó trên các chương trình kiểm toán để thuận lợi cho việc phối hợp với giám sát công việc giữa các KTV

Để khắc phục được những hạn chế trong công tác lập kế hoạch kiểm toán trong thời gian qua, các công ty kiểm toán nói chung và KTV nói riêng cần chú ý những vấn đề sau:

* Kế hoạch kiểm toán phải xác định được các mục tiêu rõ ràng

* Việc bố trí các KTV để thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể phải có kinh nghiệm, có khả năng phân tích tổng hợp tốt và sở trường phù hợp với công việc được phân công

Khi lập chương trình kiểm toán cho các phần hành, KTV cần phải tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với những khoản mục được xác định là trọng yếu và liên quan nhiều đến sự đánh giá chủ quan của người lập BCTC. Một số khoản mục cần được chú ý do chịu rủi ro thị trường giá như nợ phải trả bằng ngoại tệ, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, lỗ lãi từ việc chuyển nhượng thoái vốn như trường hợp của Vinashin, SCIC và Bảo Việt. Đối với các khoản phải thu thương mại, cần xem xét đến khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và tính hợp lý của dự phòng nợ xấu và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào thị trường công cụ phái sinh thì cần phải xem xét đến giá trị hợp lý của các công cụ này tại ngày

kết thúc năm tài chính. Đối với các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tài chính thì xác định giá trị hợp lý cho các công cụ tài chính này sẽ do bên đối tác, thường là ngân hàng, cung cấp. Còn đối với các tổ chức tài chính thì kiểm toán viên cần xem xét lại giá trị đầu vào cho mô hình định giá giá trị hợp lý của các công cụ này, đặc biệt trong sự biến động tỷ giá như hiện nay.

KẾT LUẬN

Kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, nhất là trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Kiểm toán đã trở thành một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế - tài chính và tạo lập môi trường lành mạnh công khai minh bạch trong đầu tư và phát triển kinh tế. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC. Việc lập kế hoạch kiểm toán một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán. Quá trình hình thành và phát triển ngành kiểm toán tại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phong phú như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Chính vì lý do này mà hơn bao giờ hết công tác lập kế hoạch

kiểm toán phải không ngừng được nghiên cứu, chỉnh sửa và vận dụng phù hợp các kỹ thuật kiểm toán hiện đại.

Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như trình độ chuyên môn, tuy nhiên đề tài về “Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính ” của em hy vọng sẽ thể hiện được một góc nhìn mới, đóng góp được những ý kiến, quan điểm riêng của bản thân về vấn đề đầy thú vị và thiết thực này.

Để có thể hoàn thành Đề án này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

2. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. 3. Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA

1. Giáo trình Kiểm toán - ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê (2005) 2. Giáo trình Kiểm toán - GS.TS. Vương Đình Huệ, NXB Tài chính (2005) 4. Hồ sơ kiểm toán công ty Sô viết.

5. Các chuyên đề luận văn khóa trước. 6. website: tapchiketoan.com

7. website: tailieutonghop.com 8. website: misa.com

Một phần của tài liệu đề tài lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 34 - 39)