Lập kế hoạch kiểm soát tổng quát và soạn thảo chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu đề tài lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 31 - 34)

II. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

5. Lập kế hoạch kiểm soát tổng quát và soạn thảo chương trình kiểm toán

5.1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, Kế hoạch chiến lược: “Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán

do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.”

Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.

Cuộc kiểm toán lớn về qui mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp (hoặc BCTC hợp nhất) của Tổng Công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.

Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm.

Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở nước ngoài.

Kiểm toán BCTC nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm tài chính liên tục, ví dụ năm 2010 ký hợp đồng kiểm toán năm 2010, năm 2011 và năm 2012 thì cũng phải lập kế hoạch chiến lược để định hướng và phối hợp các cuộc kiểm toán giữa các năm.

Kế hoạch chiến lược thường do người phục trách kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán.

Để lập được kế hoạch chiến lược chuẩn xác đòi hỏi KTV phải tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu tình hình, thu thập những thông tin cần thiết về các hoạt động kinh doanh.

Sự hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng sẽ giúp cho KTV xác định được các sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng nhiều đến thông tin tài chính. KTV có thể thu thập thông tin này từ các nguồn:

 Báo cáo hàng năm trước chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 Các biên bản hội nghị HĐQT, hội nghị ban giám đốc và các hội nghị quan trọng khác.

 Các báo cáo tài chính nội bộ năm nay và năm trước.

 Các ghi chép kiểm toán viên của năm trước và các tài liệu có liên quan khác.  Hồ sơ kiểm toán chung (nếu có).

 Những thông tin về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến kiểm toán do các cán bộ có trách nhiệm của đơn vị có quan hệ với doanh nghiệp cung cấp.

 Thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp.  Các sổ nhật ký kinh doanh, các tạp chí chuyên ngành.

 Các quy định nội bộ của doanh nghiệp.

 Các cơ chế, chính sách và tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Khi xem xét các ghi chép kiểm toán của năm trước và các tài liệu liên quan khác, KTV cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề có nghi vấn của năm trước xem chúng còn tái hiện trong năm đang kiểm toán hay không.

Các vấn đề KTV có thể thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp là:

 Những sự thay đổi về quản lý , cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.  Những cơ chế chính sách hiện hành có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

 Những khó khăn vướng mắc về tài chính hoặc các vấn đề về kế toán hiện nay và sắp tới.

 Tình hình phát triển kinh doanh hiện tại và sắp tới, những ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp.

 Các mối quan hệ với bên thứ ba.

 Những thay đổi hiện tại và sắp tới về kỹ thuật, kiểu dáng sản phẩm, loại hình dịch vụ quy trình sản xuất hoặc phương thức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

 Những thay đổi về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.  Các điều kiện thuận lợi đã qua hoặc sẽ có.

Những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng không chỉ có lợi ích cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể, mà còn giúp KTV nhanh chóng xác định được các điểm trọng tâm cần chú ý đặc biệt khi làm kiểm toán, cũng như khi đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính của những người quản lý.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được KTV tiến hành phân tích đánh giá và đưa ra kế hoạch kiểm toán tổng thể, chương trình kiểm toán cho doanh nghiệp, quyết định các đơn vị các bộ phận cần được kiểm toán, xác định kế hoạch sơ khai cho các bộ phận được kiểm toán và những quyết định đối với từng phần việc kiểm toán.

Mẫu 3: Sơ đồ xây dựng kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược được lập thành một văn bản riêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trên cơ sở kế hoạch chiến lược KTV tiến hành lập kế hoạch tổng thể.

5.2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể

Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế

Thu thập, tìm hiểu đặc điểm hoạt động SXKD của DN

Phân tích đưa ra kế hoạch chiến lược kiểm toán cho

DN

Xác định kế hoạch tổng thể cho cuộc kiểm toán.

Đi đến xây dựng chương trình kiểm toán

Đánh giá tổng thể các thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Liệt kê những quyết định các đơn vị, bộ phận cần

được kiểm toán.

Liệt kê những quyết định đối với từng phần việc

hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:

Hiểu biết về đơn vị được kiểm toán: 

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: 

Phân chia tổng thể BCTC thành những bộ phận hay khoản mục cần kiểm toán: 

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: 

Hoạch định phương hướng áp dụng các kỹ thuật kiểm toán cho các khoản mục: 

Lựa chọn kỹ thuật kiểm toán cần sử dụng như thư xác nhận… 

Xác định phạm vi lấy mẫu kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ. Xác định trọng tâm

 

cần kiểm tra

5.3. Lập chương trình kiểm toán

Sau khi thực hiện các công việc trên KTV phải xây dựng một chương trình Kiểm toán cụ thể cho cuộc Kiểm toán.

Chương trình Kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc Kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300 “Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải soạn thảo chương trình Kiểm toán trong đó xác định nộ dung, lịch trình và

phạm vi của các thủ tục Kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch Kiểm toán”.

Một phần của tài liệu đề tài lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w