Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 113)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI

3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân

Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và thu nhập của hộ gia đình nông dân, căn cứ vào định hướng phát triển của địa phương, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp những hộ nông dân huyện Võ Nhai phát triển sản xuất và giảm nghèo như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1. Những giải pháp về kinh tế

3.2.1.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn hợp lý chính là giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần giảm nghèo cho các hộ. Đối với huyện Võ Nhai cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng là giảm tính chất thuần nông trong nông nghiệp, cụ thể là giảm tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Đối với nông nghiệp phải tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Đối với trồng trọt giữ vững phát triển lúa hiện nay, phát triển cây ngô để tạo nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời tăng tỷ trọng của ngành chè và cây ăn quả, đặc biệt là cây Na.

Đối với kinh tế nông thôn, phải tăng nhanh tỷ trọng của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp để vừ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của huyện, vừa giải quyết được việc làm cho lao động của người dân.

3.2.1.2. Phát triển sản xuất trồng trọt

Như đã nghiên cứu ở trên, sản xuất trồng trọt đóng góp một phần rất quan trọng vào kết quả sản xuất của các hộ gia đình. Để trồng trọt phát triển được, huyện cần có những chính sách phát triển các cây trồng chính như lúa, ngô, chè, cây ăn quả để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt.

- Đối với cây lúa: Cần tập trung thâm canh, tăng vụ, sử dụng những giống lúa mới, chất lượng cao, có khả năng chống chọi với sâu bệnh vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao như giống lúa Khang dân, Đoàn kết…

- Đối với giống ngô: các hộ gia đình cần tập trung sản xuất ngô tại những vùng có diện tích đất tưới 1 vụ và diện tích đất bãi, ngoài ra còn có thể mở rộng diện tích ngô xuân trên đất lúa bỏ hoang vụ xuân, diện tích ngô đông trên diện tích lúa 2 vụ để vừa tạo ra thức ăn cho gia súc, vừa bán ra thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoặc làm lương thực. Huyện cần hỗ trợ người nông dân khảo nghiệm và đưa một số giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất như: CP888, CP989, LV99, NK4300 … nhằm chọn tạo ra các gống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

- Đối với cây Chè: Cây chè được trồng nhiều tại một số xã như Tràng Xá, Liên Minh, Lâu Thượng. Để cây chè phát triển được và cho giá trị cao người dân cần chuyển đổi giống chè hạt cũ sang một số giống chè cành mới như LDP1, TRI777. Hướng cây chè phát triển theo hướng sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ gắn với công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Bên cạnh việc phát triển lúa, ngô, chè thì cây ăn quả cũng cần được đầu tư phát triển, bởi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của một số xã của huyện rất phù hợp với cây ăn quả như cây Na, cây Quýt. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả lại là vấn đề đặt ra hiện nay, vì vậy huyện cần có những quy hoạch, chính sách phát triển tốt đối với cây ăn quả để đảm bảo thương hiệu.

3.2.1.3. Phát triển chăn nuôi

Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện hiện nay chưa đúng với tiềm năng của huyện. Để sử dụng ưu thế về nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, vườn đồi rộng cần phát triển mạnh chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả để đảm bảo vừa tận dụng được lao động gia đình vừa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Những sản phẩm chăn nuôi của huyện Võ Nhai vẫn được đánh giá cao về mặt chất lượng, do vậy việc phát triển những sản phẩm có chất lượng tốt chính là phát huy lợi thế của vùng. Việc chăn nuôi sản phẩm sạch nên phát triển một số mô hình như: Lợn sạch, gà đồi, dê núi … để phục vụ cho nhu cầu của thị trường Thái Nguyên. Tuy nhiên để phát triển chăn nuôi được thì các ngành chức năng, chuyên môn của tỉnh, huyện cần giúp đỡ người dân về việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng, chữa dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2.1.4. Phát triển nghề rừng

Rừng là một thế mạnh của huyện Võ Nhai, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, hiện nay kinh tế rừng của huyện Võ Nhai chưa thực sự gắn với kinh tế hộ. Điều này đã gây những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân và tới khả năng bảo vệ rừng. Do đó giải pháp đưa ra là phải đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, thực hiện giao đất, giao rừng cho nhân dân đồng thời có chính sách phù hợp giúp người dân khai thác gỗ, lâm sản phụ được thuận tiện nhất.

Đối với những hộ trồng rừng mới cần có những chính sách hỗ trợ trong những năm đầu vì để thu hoạch được sản phẩm từ rừng phải mất từ 7-10 năm.

3.2.1.5 Phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn

Chúng ta thấy rằng các hộ gia đình Võ Nhai có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động, nhưng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Huyện Võ Nhai lại có nhiều thế mạnh từ nguồn tài nguyên như: Đá vôi, đất sét, tre, nứa …. chính vì vậy, việc phát triển các ngành nghề phụ như khai thác đá, gạch, ngói, mây tre đan, sản xuất mộc… sẽ đem lại nguồn thu cho các hộ gia đình. Huyện có thể tổ chức, giới thiệu phụ nữ ở những khu vực nông thôn tới Trung tâm dạy nghề của huyện để tổ chức đào tạo nghề may cho họ, từ đó giới thiệu những lao động này tới các khu công nghiệp, các nhà máy may, hoặc tổ chức giới thiệu xuất khẩu lao động đi nước ngoài ... để giúp họ có thêm thu nhập cho hộ gia đình. Đồng thời huyện cần có những chính sách hỗ trợ trong việc vay vốn, đào tạo kỹ thuật ngành nghề cho hộ nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo.

3.2.1.6. Giải pháp về vốn

Như chúng ta đã biết, các hộ nông dân có khả năng tích luỹ vốn không cao nên việc tái đầu tư sản xuất mở rộng của các hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù trong thời gian vừa qua các tổ chức tín dụng của huyện đã thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ nông dân và các hộ nghèo. Tuy nhên trong thời gian tới huyện cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực hơn nữa trong việc cho hộ nông dân vay vốn xoá đói giảm nghèo, đặc biệt hướng dẫn người dân sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Tăng cường giám sát việc cho vay vốn và sử dụng vốn để việc cho vay vốn đúng mục đích, đúng đối tượng nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngân hàng cần phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn đến các hộ để họ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và nhu cầu. Đặc biệt là những hộ nghèo và những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Những hộ này do thiếu hiểu biết hay mặc cảm nên thường ngại đến ngân hàng vay vốn.

Đánh giá, phân loại các đối tượng cần vay vốn một cách rõ ràng, minh bạch. Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện hay phòng ban có liên quan để nắm bắt tình hình của các hộ nghèo một cách chính xác. Chủ động được việc này, ngân hàng có thể giảm thời gian khảo sát và vì thế có thể cho vay nhanh hơn, phục vụ được nhiều đối tượng hơn.

3.2.1.7. Giải pháp về quy mô hộ

Quy mô hộ gia đình là mẫu số để tính thu nhập trên đầu người của hộ. Vì vậy việc giảm quy mô hộ gia đình thông qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào làm việc ngoài xã hội ... là biện pháp cần thiết để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo ở Võ Nhai hiện nay.

Có thể thấy qua phân tích ở huyện Võ Nhai là việc hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm cho thu nhập bình quân trên đầu người của hộ giảm. Các hộ nghèo luôn có số nhân khẩu cao hơn bởi vì hộ nghèo sinh đẻ không có kế hoạch do thiếu hiểu biết, quan niệm không đúng về việc sinh đẻ, muốn sinh con để có thêm lao động hoặc chạy theo sở thích con trai mà đẻ quá dày, quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều. Đẻ nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các con mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và đời sống cả gia đình. Trẻ thường bị ốm đau và suy dinh dưỡng do thiếu điều kiện để chăm sóc nên phải tốn nhiều tiền thuốc, người mẹ thì sức khỏe giảm, không có điều kiện lao động, sản xuất kém nên đời sống ngày càng khó khăn hơn. Các dịch vụ công như y tế, giáo dục không đủ cung cấp sẽ làm thui chột những khả năng phát triển con người chưa kể còn gây những tác động đến an ninh xã hội.

Cho nên các biện pháp để giảm mức sinh cần phải thực hiện song song với các chương trình xóa đói giảm nghèo. Giảm mức sinh có thể thực hiện trực tiếp thông qua việc tăng tỷ lệ các bà mẹ sử dụng các biện pháp tránh thai.

Cần có nhiều chương trình phổ biến kiến thức và khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là đối với nhóm người thiểu số ở cách xa khu dân cư, người nghèo hay người có trình độ học vấn thấp. Những cán bộ làm công tác này có thể trực tiếp nói chuyện riêng với từng người để phổ biến và tuyên truyền cách sử dụng, giảm khả năng ngại hỏi nơi công cộng dẫn đến việc không biết cách tránh thai. Ngoài ra, khuyến khích các hộ gia đình tăng thời gian giữa hai lần sinh cũng là một biện pháp nên thực hiện.

Việc thay đổi quan niệm về sở thích con trai ở huyện Võ Nhai hiện nay rất khó vì ngoài yếu tố muốn có con trai để nối dõi, người dân còn cho rằng chỉ có con trai mới có thể chăm sóc mình khi về già. Trong tương lai, cần có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ chăm sóc cho người già và khuyến khích quan điểm rằng con gái cũng có thể chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ tốt như con trai.

Khi phụ nữ không còn phải mất nhiều thời gian vào việc sinh đẻ họ có thể làm việc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, từ đó giúp xoá đói giảm nghèo cho hộ.

3.2.2. Những giải pháp về tổ chức thực hiện

3.2.2.1. Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động trong nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tích cực tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức, nhằm xóa bỏ lối suy nghĩa trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự giác chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo làm giàu cho gia đình và cho quê hương sẽ được coi là điểm mấu chốt trong công cuộc giảm nghèo hiện nay của huyện Võ Nhai.

Thực hiện giải pháp này huyện cần đầu tư hệ thống truyền thanh tại các xóm, bản sao cho ít nhất mỗi xóm, bản có từ 2 loa phóng thanh trở lên. Qua đó tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân. Ngoài ra còn có thể phát những bản tin về kế hoạch hoá gia đình, những cách làm kinh tế giỏi, những gương người tốt, việc tốt .... nhằm chuyển biến nhận thức để mỗi người dân tự giác suy nghĩ tìm tòi cách làm ăn vươn lên thoát nghèo.

3.2.2.2. Tổ chức đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân Việc đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật về nông, lâm nghiệp và các ngành nghề phụ cho người dân là hết sức quan trọng. Tuy nhiên cần có những phân loại nhu cầu cụ thể để những kiến thức chuyển giao thực sự có ích cho người dân, tránh tình trạng nhu cầu của người dân và khả năng chuyển giao không trùng khớp nhau.

3.2.2.3. Thực hiện hỗ trợ xoá đói giảm nghèo cho một số hộ điển hình Nhằm tạo ra mô hình mẫu cho các hộ nghèo khác làm theo. Để thực hiện giải pháp này huyện cần học tập cách làm của tỉnh Hà Giang đó là xã hội hoá công tác giảm nghèo. Cụ thể, trước hết huyện cần thực hiện tốt chủ trương xoá nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định 167, huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ, làng xóm để giúp hộ nghèo xoá nhà tạm, nhà dột nát. Thứ hai huyện cần gắn cuộc vận động vì người nghèo với thực tế như mỗi chi bộ đảng, mỗi cơ quan, mỗi xã, mỗi doanh nghiệp …. một năm phụ trách, giúp đỡ một hộ nghèo về giống, về kỹ thuật,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn nhằm giúp hộ đó biết cách làm ăn và tự vươn lên thoát nghèo. Vận động cán bộ, đảng viên trích một phần thu nhập của mình để ủng hộ người nghèo theo đơn vị mình phụ trách, vận động các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo các cơ quan trong huyện gương mẫu thực hiện trước việc trích 1 phần thu nhập giúp người nghèo. Việc thực hiện cuộc vận động nêu trên cần phải đưa ra những chỉ tiêu cụ thể như mỗi cơ quan giúp đỡ ít nhất bao nhiêu con giống, bao nhiêu vốn… Việc thống kê các hộ cần hỗ trợ phải được nêu tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng. Ngoài ra, còn có thể vận động các hộ có điều kiện sẽ giúp giống gia súc cho các hộ nghèo để tiến hành nuôi rẽ. Những hộ được giúp đỡ thoát nghèo sẽ chia sẻ kinh nghiệm, cách làm cho những hộ chưa thoát nghèo. Qua cuộc vận động cũng cần phải có những quy chế để khen thưởng, nêu gương những đơn vị, hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện tốt công tác giảm nghèo được kịp thời. Trên cơ sở đó tổ chức tham quan tại chỗ, giới thiệu mô hình, các làm hay để học tập nhân rộng điển hình, từ đó tạo thành động lực phát triển kinh tế của cả vùng thi đua giảm nghèo.

Trên đây là một số giải pháp mang tính gợi ý để thực hiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ gia đình nông dân huyện Võ Nhai. Do khuôn khổ và kiến thức giới hạn của luận văn, do đó các giải pháp đưa ra chưa chi tiết, cụ thể. Nếu được tiếp tục nghiên cứu chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những giải pháp mang tính chi tiết hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)