Đề tài đã tiến hành điều tra tại 10 cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực thành phố Đồng Xoài, các huyện Đồng Phú, Phú Riềng, Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước. Các cơ sở chăn nuôi lợn mà chúng tôi đã khảo sát đều có quy mô từ 300-16.00 đầu lợn có mặt thường xuyên trở lên. Các cơ sở này bao gồm cả chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn con giống và lợn thương phẩm.
3.1.1. Quản lý chuồng trại.
Các cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra đều chú ý đến khâu vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ. Các loại hóa chất khử trùng được sử dụng phổ biến là Han Iodil, BKA, Bencoid, Allside, gần đây các trang trại sử dụng dung dịch điện hóa hoạt hóa, dưới dạng phun sương hoặc pha loãng theo nồng độ quy định để ở hố sát trùng.
Tất cả các lối ra vào trại và các dãy chuồng đều có bố trí hố tiêu độc, khử trùng phun thuốc tẩy trùng các phương tiện vận chuyền ra vào khu vực chăn nuôi.
Trước khi vào khu vực chăn nuôi mọi người đều phải qua thời gian cách ly, tắm và xông thuốc sát trùng. Nguồn nước cung cấp cho khu vực chăn nuôi chủ yếu là nước giếng khoan đã qua xử lý và cứ 6 tháng hoặc 1 năm đều có kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
3.1.2. Hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải và nước thải chăn nuôi.
➢ Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Qua khảo sát và lấy ý kiến từ các cơ sở chất thải rắn như : phân và nước tiểu heo thải ra phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi chuồng trại chăn nuôi để tránh vấy bẩn ra chuồng trại và gia súc, tuy nhiên do tần suất thu gom là 6 tháng/ 1 lần nên tạo mùi hôi thối trong chuồng nuôi làm thu hút ruồi muỗi tới.
Việc thu gom vận chuyển chất thải đa số các cơ sở chăn nuôi dùng nước bơm xịt, hay thùng chứa, sọt, bao,… Nơi lưu trữ phân phải là hố chứa, bể lắng,
thùng đựng được đậy kín hay bao kín để xử lý. Khu vực lưu trữ phân được đặt cách biệt với chuồng trại chăn nuôi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc.
Ngoài ra tại các cơ sở còn sử dụng các biện pháp thông thường như:
- Xử lý vật lý : Phương pháp được hầu hết các cơ sở áp dụng vì khá đơn giản họ đào một cái hố , lót rơm hay mùn cưa ở dưới đáy. Sau đó để xác động vật, phân đã khô hay chất thải rắn khác lên, đậy lại bằng gỗ rồi đổ nhiên liệu lên và đốt.
- Xử lý bằng phương pháp ủ (VSV): Phương pháp này vừa đơn giản vừa hiệu quả lại ít tốn kém nên được tất cả cơ sở thực hiện tốt. Phân sau khi xử lý sẽ bị hoai mục bón cho cây sẽ nhanh tốt và đặc biệt là phân gần như không còn mùi hội nhất là sau khi đã được ủ lâu.
➢ Hiện trạng xử lý nước thải bằng công nghệ biogas
Trong quá trình khảo sát tại các cơ sở chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước thì hiện trạng xử lý nước thải bằng công nghệ biogas được áp dụng hầu hết đối với các cơ sở quy mô lớn từ 300-1.600 con đều sử dụng công nghệ biogas.
Một số loại biogas được thấy tại các cơ sở như (Hầm biogas chất liệu bạt HDPE, hầm bể biogas xây bằng gạch hình trụ). Ngoài ra, một số cơ sở lớn còn kết hợp trồng cây Bèo tây và nuôi cá sau khi nước thai được xử lý qua biogas, đây là phương pháp khá thích hợp bền vững bảo vệ môi trường để giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải còn lại sau khi qua biogas.
Hình 3. 1. Một số loại hầm biogas tại các cơ sở chăn nuôi heo tỉnh Bình Phước
Bảng 3. 1. Chất lượng nước thải đầu vào hầm biogas của một số cơ sở chăn nuôi đã khảo sát
Cơ Sở
Nhiệt độ (oC)
pH DO (mg/l)
COD (mg/l)
BOD5
(mg/l)
TSS (mg/l)
Nitơ tổng (mg/l)
Tổng coliform (MPN/100ml) 1 29,5 6,83 0,67 4619 2586 3834 885 7,2×106 2 27,6 6,74 0,42 5093 3361 5246 1362 1,4×106 3 29,9 6,63 0,13 2670 1201 2429 687 4,9×105 4 30 6,71 0,56 4275 1924 4489 1086 1,3×106 5 30,4 6,57 0,81 4792 3306 5224 1410 1,6×106 6 27,2 6,69 0,59 4425 2699 3717 554 1,4×107
Cơ Sở
Nhiệt độ (oC)
pH DO (mg/l)
COD (mg/l)
BOD5
(mg/l)
TSS (mg/l)
Nitơ tổng (mg/l)
Tổng coliform (MPN/100ml) 7 30,5 6,86 0,11 5584 2959 5360 623 1,1×107 8 29,1 6,51 0,38 3695 2143 3030 1135 1,3×107 9 29,8 6,67 0,52 3784 1778 3822 1024 1,5×106 10 28,2 6,71 0,59 4121 2720 4451 1248 1,2×107 TB 29,22 6,692 0,478 4305,8 2467,7 4160,2 1001,4 6,4×106 Bảng 3. 2. Chất lượng nước thải (đầu ra) sau quá trình xử lý biogas tại một số
cơ sở chăn nuôi đã khảo sát Cơ
Sở
Nhiệt độ (oC)
pH DO
(mg/l)
COD (mg/l)
BOD5
(mg/l)
TSS (mg/l)
Nitơ tổng (mg/l)
Tổng coliform (MPN/100ml) 1 33,6 7,32 0,54 1062 563 1188 513 3,2×106 2 31,8 7,00 0,36 916 476 1573 708 6,4×105
3 33,4 7,26 0,54 854 546 413 398 2,2×105
4 31,8 7,34 0,39 684 451 1212 467 6,3×105 5 31,7 7,25 0,22 1773 993 940 719 7,8×105 6 32,6 7,26 0,12 1062 690 855 282 6,3×106 7 33,4 7,39 0,21 1898 1348 1233 330 4,6×106
8 33,5 7,18 0,40 554 354 818 567 5,5×106
9 33,5 7,41 0,80 1286 746 496 522 6,6×105
10 33,9 7,16 0,40 700 413 667 636 6,3×106
TB 32,92 7,257 0,398 1078,9 658 939,5 514,2 2,9×106
− Nhiệt độ nước thải đầu vào thấp hơn so với đầu ra sau hầm biogas và sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê
− pH nước thải đầu vào thấp hơn so với đầu ra sau biogas và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và pH đầu vào và đầu ra nằm trong ngưỡng cho phép (cột B) về nước thải chăn nuôi xả ra nguồn nước không dùng cho nước cấp sinh hoạt.
− DO đầu vào và đầu ra không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
− Tổng coliform đầu vào cao hơn so với đầu ra và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tổng coliform nằm ngoài giá trị cho phép cột B về nước thải chăn nuôi.
− BOD5, COD, TSS và TN nước thải đầu vào cao hơn rất nhiều so với nước thải đầu ra sau biogas và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. BOD đầu vào và gia vượt ngưỡng cho phép về tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi (cột B)
29.22
32.92
27.00 28.00 29.00 30.00 31.00 32.00 33.00 34.00
Đầu vào Đầu ra
Nhiệt độ(độC)
6.69 7.26
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00
Đầu vào Đầu ra
pH nước thải đầu vào và đầu ra hầm biogas
pH Max B Min B
0.48 0.40
0.63
0.24 0.00
0.20 0.40 0.60 0.80 1.00
Đầu vào Đầu ra
DO (mg/l) và Tổng coliform (MPN/100ml)*10^7
Hình 3. 2. Đặc điểm nước thải nuôi lợn trước và sau biogas
Từ kết quả phân tích mẫu nước thải ở 10 cơ sở chăn nuôi. Qua quá trình xử lý biogas thì giá trị các thông số: COD, BOD, TSS, tổng coliform,... đã giảm đi rất nhiều (Bảng 3.2 ) so với chưa qua biogas (Bảng 3.1) . Nhưng các giá trị này vẫn vượt ngưỡng cho phép theo QCVN hiện hành.