− Thử nghiệm đợt 1:
Sử dụng nước thải chăn nuôi sau biogas được lấy trong đợt khảo sát sơ bộ hiện trạng một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước để thử nghiệm. Có hàm lượng BOD5 = 419 mg/l, TSS = 347 mg/l, N tổng = 311,6 mg/l, pH = 6,36, nhiệt độ = 30,6 oCđể thử nghiệm. Địa điểm thử nghiệm, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Chi nhánh phía Nam, với loài TVTS là Bồn bồn và Thủy trúc.
- Thử nghiệm với 4 mức độ pha loãng theo tỉ lệ là 1:1; 1:2; 1:4; 1:8.
- Trong khoảng thời gian theo dõi (3 tuần), cho thấy Bồn bồn và Thủy trúc phát triển tốt ở tất cả các tỉ lệ. Đặc biệt ở tỉ lệ pha 1:1, các cây xanh hơn, có phân nhánh và đâm chồi con. Chứng tỏ Bồn bồn và Thủy trúc thích nghi được với nước thải chăn nuôi sau biogas ở nồng độ cao.
− Thử nghiệm đợt 2
Thực hiện tại cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Củ Chi đối với 2 loài TVTS là Bồn bôn và Thủy trúc.
0.00 1000.00 2000.00 3000.00 4000.00 5000.00
Đầu vào Đầu ra
COD, TSS, BOD5 và TN nước thải trước và sau biogas
COD (mg/l) TSS (mg/l) BOD5 (mg/l) Nitơ tổng (mg/l)
Thời gian theo dõi 15 ngày, sử dụng trục tiếp nước thải chăn nuôi sau biogas để đánh giá khả năng thích nghi của Bồn bồn và Thủy trúc.
Giá trị một số thông số của nước thải chăn nuôi sau biogas: BOD5 = 562 mg/l, TSS =389 mg/l, N tổng = 368 mg/l, pH = 6,57, nhiệt độ = 30oC.
Kết quả thử nghiệm như sau:
Bảng 3. 3. Kết quả theo dõi khả năng thích nghi của Bồn bồn và Thủy trúc đối với nước thải chăn nuôi sau biogas
Nghiệm thức
Tỉ lệ lá héo, cây chết (%) hoặc tình trạng cây Ngày
đầu
Ngày
T2 Ngày thứ 5 Ngày thứ 10 Ngày thứ 15
Thủy trúc
ĐC Bt Bt Bt Bt Bt
NT
1-1 Bt Bt Bt Đẻ nhánh con
trên nách lá
Phát triển thêm chồi, rễ NT
1-2 Bt Bt Bt Đẻ nhánh con
trên nách lá
Phát triển thêm chồi, rễ NT
1-4 Bt Bt Bt Bt Phát triển thêm
chồi, rễ NT
1-8 Bt Bt Bt Bt Phát triển thêm
chồi, rễ
Bồn bồn
ĐC Bt Bt Bt Phát triển
chồi, rễ
Phát triển chồi, rễ, cây con NT
1-1 Bt Bt Phát triển chồi, rễ, cây con
Phát triển chồi, rễ, cây
con
Phát triển chồi, rễ, cây con NT
1-2 Bt Bt Phát triển chồi, rễ Phát triển chồi, rễ
Phát triển chồi, rễ, +cây con
Nghiệm thức
Tỉ lệ lá héo, cây chết (%) hoặc tình trạng cây Ngày
đầu
Ngày
T2 Ngày thứ 5 Ngày thứ 10 Ngày thứ 15 NT
1-4 Bt Bt Phát triển chồi, rễ Phát triển chồi, rễ
Phát triển chồi, rễ, cây con NT
1-8 Bt Bt Phát triển chồi, rễ Phát triển chồi, rễ
Phát triển chồi, rễ, cây con
Hình 3. 3. Đánh giá khả năng thích nghi của cây Bồn bồn với nước thải chăn nuôi sau biogas
Hình 3. 4. Đánh giá khả năng thích nghi của cây Thủy trúc với nước thải chăn nuôi sau biogas
Các kết quả thí nghiệm cho thấy Bồn bồn, Thủy trúc thích nghi rất tốt đối với nước thải chăn nuôi sau biogas. Cây trồng trong các chậu thí nghiệm đều phát triển tốt. Đặc biệt, đối với nghiệm thức sử dụng nước thải không pha loãng cây phát triển mạnh hơn do hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, trong quá trình theo dõi trong 15 ngày, các cây trồng đã bắt đầu đẻ nhánh hoặc mọc thêm chồi non.
3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI CỦA THỰC VẬT THỦY SINH TRÊN MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC
Mẫu nước được lấy phân tích định kỳ 1 tuần/1 lần ở các bể của hệ thống.
Phân tích giá trị các thông số ô nhiễm để đánh giá khả năng xử lý nước thải của TVTS, kết quả trình bày theo thứ tự từ trên xuống (1 mẫu số/1 tuần).
3.3.1. Đánh giá khả năng xử lý COD.
Bảng 3. 4. Kết quả đánh giá khả năng xử lý COD trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 1026 513 513 572 678
Mẫu số 2 1149 541 667 688 657
Mẫu số 3 881 485 511 644 713
Mẫu số 4 1098 549 560 485 600
Mẫu số 5 970 476 563 593 692
Mẫu số 6 1023 492 543 485 592
Mẫu số 7 1111 489 623 563 696
Mẫu số 8 987 484 543 723 689
Mẫu số 9 1058 551 540 622 691
Trung bình 1034 509 563 597 668
Hiệu suất 45,58 42,22 35,42 50,77
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 5. Sự thay đổi hàm lượng COD trong các mô hình
Hình 3. 6. So sánh hiệu suất loại bỏ COD của Bồn bồn và Thủy trúc trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng
3.3.2. Đánh giá khả năng xử lý BOD5
Bảng 3. 5. Kết quả đánh giá khả năng xử lý BOD5 trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 698 335 370 363 327
Mẫu số 2 713 371 399 398 405
Mẫu số 3 476 224 253 399 421
Mẫu số 4 604 290 339 272 300
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 5 495 268 273 393 339
Mẫu số 6 573 270 316 297 312
Mẫu số 7 723 376 398 379 327
Mẫu số 8 543 294 321 398 477
Mẫu số 9 519 286 280 380 332
Trung bình 594 302 328 364 360
Hiệu suất 49,21 44,82 38,64 39,37 Đơn vị: mg/l
Hình 3. 7. Sự thay đổi của hàm lượng BOD5 trong các mô hình
Hình 3. 8. So sánh hiệu suất loại bỏ BOD5 của Bồn bồn và Thủy trúc trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng
Hàm lượng COD, BOD5 trong nước thải đầu vào có sự dao động khá lớn, có thể do ảnh hưởng của nước mưa và do lượng chất lượng thức ăn thay đổi thổi theo từng ngày. Các bể đều có khả năng xử lý tốt COD, BOD5 trong nước thải. Trong đó hiệu suất xử lý của các bể có sử dụng bồn bồn cao hơn so với các bể sử trồng thủy trúc.
Quá trình phân hủy và loại bỏ chất hữu cơ trong hệ thống đất ngập nước phụ thuộc chủ yếu vào thành phần chất hữu cơ, thời gian lưu của hệ thống.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với hệ thống đất ngập nước dòng chảy đứng, hầu hết các hợp chất hữu cơ được loại bỏ trong các lớp bên trên [67]. Ngoài ra, sẽ có một lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ được bổ sung vào trong nước thải do xác thực vật chết, do rễ thực vật tiết ra... Chính vì vậy, hiệu quả xử lý COD, BOD5 đối với nước thải chăn nuôi đôi khi sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thành phần thức ăn, độ tuổi, chủng loại vật nuôi...
3.3.3. Đánh giá khả năng xử lý tổng Nitơ.
Bảng 3. 6. Kết quả đánh giá khả năng xử lý nitơ trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 447 175 228 332 328
Mẫu số 2 340 157 157 269 272
Mẫu số 3 414 158 199 375 366
Mẫu số 4 469 165 244 390 380
Mẫu số 5 484 184 232 405 405
Mẫu số 6 562 225 281 425 441
Mẫu số 7 367 140 180 297 301
Mẫu số 8 400 176 236 317 309
Mẫu số 9 495 198 277 366 353
Trung bình 442 175 226 353 351
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Hiệu suất 60,33 48,87 20,16 20,69
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 9. Sự thay đổi hàm lượng tổng nitơ trong các mô hình xử lý
Hình 3. 10. So sánh hiệu suất loại bỏ tổng nitơ của Bồn bồn và Thủy trúc trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng
3.3.4. Hiệu quả xử lý amoni
Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá khả năng xử lý amoni trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 248 107 177 218 221
Mẫu số 2 159 65 100 214 189
Mẫu số 3 211 78 116 138 127
Mẫu số 4 255 92 163 160 158
Mẫu số 5 243 105 148 222 219
Mẫu số 6 308 124 194 190 194
Mẫu số 7 227 89 132 237 265
Mẫu số 8 228 98 128 173 177
Mẫu số 9 257 90 154 174 180
Trung bình 237 94 146 192 192
Hiệu suất 60,30 38,58 19,19 19,01
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 11. Sự thay đổi hàm lượng amoni trong các mô hình đất ngập nước
Hình 3. 12. So sánh hiệu suất xử lý amoni của Bồn bồn và Thủy trúc trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng
3.3.5. Sự biến thiên hàm lượng nitrat trong các mô hình.
Bảng 3. 8. Kết quả theo dõi hàm lượng nitrat trong nước thải trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 0,20 31,30 23,40 0,50 0,40
Mẫu số 2 0,90 44,10 24,20 2,10 1,50
Mẫu số 3 1,00 44,00 31,40 2,20 1,70
Mẫu số 4 0,30 37,20 30,20 0,70 0,50
Mẫu số 5 1,40 53,60 28,40 3,30 2,30
Mẫu số 6 0,90 52,40 35,70 2,00 1,50
Mẫu số 7 1,70 37,50 27,10 3,70 2,90
Mẫu số 8 1,00 52,30 26,70 2,20 1,60
Mẫu số 9 1,30 47,00 34,20 2,90 2,10
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 13. Sự thay đổi hàm lượng nitrat trong các mô hình
Sự chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ trong nước thải của hệ thống đất ngập nước là một quá trình phức tạp, có thể bao gồm nhiều quá trình khác nhau như: vô cơ hóa (amoni hóa), nitrat hóa, khử nitrat, bay hơi amoni, cố nitơ, hấp thụ... Trong đó nitơ được loại bỏ thông qua quá trình bay hơi amoni, khử nitrat, thực vật, vi sinh vật sử dụng nitơ để tăng sinh khối, amoni hấp thụ và vật liệu do phản ứng trao đổi ion [68].
Nguồn nước đầu vào là nước thải sau quá trình kỵ khí, do đó hàm lượng amoni khá lớn. Trong mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng, nước thải di chuyển từ trên xuống dưới, chảy qua lớp vật liệu đệm và tiếp xúc với không khí bên trong hệ thống, chính vì vậy quá trình sẽ xảy ra quá trình nitrat hóa và một phần amoni trong nước thải sẽ được chuyển thành nitrat. Trong khi đó, vì ít có điều kiện tiếp xúc với không khí, nên hiệu quả loại bỏ amoni trong hệ thống dòng chảy ngang là tương đối thấp.
Nước thải sau biogas thường có hàm lượng nitrat không đáng kể. Do quá trình nitrat hóa trong các bể chảy đứng, nên sau bể chảy đứng, hàm lượng nitrat trong nước thải sẽ tăng lên. Nước thải tại đầu vào của bể chảy ngang thường có một lượng oxy vẫn tồn tại sau bể chảy đứng, tuy nhiên trong quá trình di chuyển trong bể chảy ngang, nước thải hầu như không tiếp xúc với không khí, do vậy quá trình nitrat hóa trong bể chảy ngang khó xảy ra.
Khi đi qua các bể xử lý dòng chảy đứng, nước thải tiếp xúc với oxy trong lớp đệm nên sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa amoni thành nitrat, do đó hàm
lượng amoni sau các bể này đều giảm, đồng thời hàm lượng nitrat trong nước thải sẽ tăng lên. Do mô hình được vận hành theo mẻ, nước thải được làm đầy trong bể, sau đó được bơm toàn bộ qua hệ thống khác trước khi cho lượng nước thải vào, nên tại đây sẽ diễn ra cả quá trình hiếu khí và thiếu khí. Với cách vận hành như vậy, song song với quá trình nitrat hóa, tại mô hình dòng chảy đứng có thể sẽ diễn ra quá trình khử nitrat giúp loại bỏ một phần nitơ trong nước thải, mặc dù hàm lượng nitrat có thể tăng lên. Adelaide Almeida và cộng sự, khi thử nghiệm khả năng loại bỏ nitơ trong nước bằng hệ thống đất ngập nước dòng chảy đứng, đã có nhận xét, hiệu suất xử lý nitơ trong nước phụ thuộc vào độ sâu, nhiệt độ, pH của hệ thống và tải lượng đầu vào của nước [69]. Khi độ sâu và nhiệt độ tăng lên, thì hiệu quả xử lý cũng tăng theo. Tải lượng đầu vào tăng thì hiệu suất xử lý sẽ giảm đi. Nhóm tác giả cũng kết luận, quá trình xử lý nitơ trong nước diễn ra trong hê thống chảy đứng bao gồm cả nitrat hóa, khử nitrat [5], [6].
Trong mô hình dòng chảy đứng, khả năng loại bỏ nitơ, và quá trình nitrat hóa của bể sử dụng Bồn bồn (60,33%) diễn ra mạnh hơn so với Thủy trúc (48,87%). Hiệu quả xử lý nitơ của các bể chảy đứng (hơn 45%) cao hơn hẳn so với các bể chảy ngang (khoảng 20%), có thể do trong bể chảy đứng xảy ra cả quá trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí, giúp nâng cao hiệu quả loại bỏ nitơ trong nước thải.
3.3.6. Khả năng xử lý Phốt pho.
Bảng 3. 9. Kết quả đánh giá theo dõi hàm lượng phốt pho trong nước thải trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 52,39 32,49 26,72 45,35 48,91
Mẫu số 2 101,02 52,54 54,56 28,82 32,49
Mẫu số 3 73,32 36,66 47,66 70,72 56,58
Mẫu số 4 101,54 71,08 68,04 44 41,06
Mẫu số 5 99,62 69,74 60,77 53,82 63,98
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 6 69,15 40,11 40,11 51,81 55,79
Mẫu số 7 74,85 44,17 46,41 45,64 36,65
Mẫu số 8 90,02 61,22 58,52 51,65 41,92
Mẫu số 9 88,91 56,02 44,46 53,12 45,92
Trung bình 83,42 51,56 49,69 49,44 47,03
Hiệu suất 38,20 40,43 40,74 43,62
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 14. Sự thay đổi hàm lượng phốt pho tổng trong các mô hình xử lý Các hệ thống đất ngập nước có khả năng làm giảm hàm lượng phốt pho trong nước thải, không có sự khác nhau lớn giữa các hệ thống về khả năng xử lý phốt pho. Theo nghiên cứu của một số tác giả [70], khả năng loại bỏ phốt pho của hệ thống đất ngập nước thường không cao. Quá trình loại bỏ phốt pho trong hệ thống đất ngập nước chủ yếu là hấp phụ, kết tủa, và sự hấp thu tăng sinh khối thực vật. Để tăng khả năng loại bỏ phospho trong hệ thống đất ngập nước, người ta thường sử dụng một số loại vật liệu lọc có khả năng hấp thu tốt đối với phốt pho.
3.3.7. Khả năng xử lý Cu, Zn
Bảng 3. 10. Kết quả theo dõi hàm lượng kẽm trong nước thải trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 1,61 0,18 0,2 0,28 0,29
Mẫu số 2 1,43 0,25 0,13 0,22 0,02
Mẫu số 3 1,25 0,25 0,18 0,15 0,24
Mẫu số 4 0,62 0,12 0,05 0,02 0,07
Mẫu số 5 0,71 0,13 0,01 0,13 0,06
Mẫu số 6 1,77 0,16 0,31 0,02 0,02
Mẫu số 7 1,08 0,04 0,08 0,06 0,02
Mẫu số 8 1,52 0,1 0,08 0,14 0,23
Mẫu số 9 0,82 0,05 0,13 0,01 0,06
Đơn vị: mg/l Trong nước thải thử nghiệm, không phát hiện ion Cu2+, còn hàm lượng ion Zn2+ rất nhỏ và bị loại bỏ khi đi qua hệ thống đất ngập nước. Hàm lượng ion kim loại trong nước thải thử nghiệm rất nhỏ, nên khó đánh giá được hiệu quả xử lý của hệ thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đều khẳng định hệ thống đất ngập nước có khả năng loại bỏ các ion kim loại trong nước thải, cơ chế loại bỏ cũng tương tự như quá trình loại bỏ phospho trong hệ thống đất ngập nước [39], [52].
3.3.8. Khả năng loại bỏ coliform
Bảng 3. 11. Kết quả theo dõi hàm lượng coliform trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 2.3×105 1.4×104 1.0×104 3.6×104 4.2×104
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02 Mẫu số 2 2.5×105 1.1×104 1.8×104 2.3×104 2.8×104 Mẫu số 3 6.0×105 4.8×104 4.8×104 1.6×104 3.3×104 Mẫu số 4 1.2×105 5.0×103 5.0×103 6.6×104 7.2×104 Mẫu số 5 5.4×105 3.8×104 2.8×104 1.2×104 1.4×104 Mẫu số 6 2.2×105 9.0×103 1.1×104 6.0×104 6.5×104 Mẫu số 7 5.0×105 3.0×104 5.0×104 1.4×104 1.4×104 Mẫu số 8 4.6×105 3.8×104 2.4×104 5.0×104 5.5×104 Mẫu số 9 6.0×105 2.4×104 4.8×104 5.6×104 5.2×104 Trung bình 3.9×105 2.4×104 2.7×104 3.7×104 4.2×104
Hiệu suất 93,81 93,10 90,50 89,31
Đơn vị: MPN/100ml Có nhiều cơ chế khác nhau liên quan đế quá trình loại bỏ coliform trong nước thải bởi hệ thống đất ngập nước như: vật lý (lọc, lắng), hóa học (oxy hóa, bức xạ UV của ánh sáng mặt trời...), sinh học (hoạt tính kháng khuẩn của chất tiết ra từ rễ thực vật). Cho đến nay, chưa thể khẳng định được cơ chế nào là cơ chế chủ đạo đối với quá trình loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong hệ thống đất ngập nước [41], [53].
Các hệ thống đất ngập nước đều có khả năng làm giảm hàm lượng coliform trong nước thải. Trong đó, hệ thống dòng chảy đứng có hiệu suất loại bỏ coliform cao hơn so với hệ thống đất ngập nước dòng chảy ngang. Hiệu suất loại bỏ coliform trong thí nghiệm thấp hơn so với kết quả thực nghiệm của một số tác giả khác (Hồ Thị Bích Liên, 2016 là 99%) có thể là do hệ thống được thực hiện trong khu vực có mái che, làm giảm hiệu quả diệt khuẩn của tia UV trong ánh sáng mặt trời [47].
3.3.9. Sự thay đổi của pH, nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan trong các mô hình đất ngập nước
Bảng 3. 12. Sự thay đổi của pH trong các mô hình dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 7,08 6,93 6,90 7,13 7,14
Mẫu số 2 6,87 6,69 6,70 7,00 6,96
Mẫu số 3 6,99 6,86 6,82 7,16 6,99
Mẫu số 4 6,88 6,72 6,79 6,87 7,06
Mẫu số 5 6,93 6,83 6,82 6,98 7,02
Mẫu số 6 7,07 6,95 7,00 7,19 7,16
Mẫu số 7 6,87 6,69 6,71 6,97 6,87
Mẫu số 8 6,85 6,74 6,74 6,94 7,05
Mẫu số 9 7,01 6,88 6,86 7,17 7,17
Bảng 3. 13. Kết quả nhiệt độ của nước thải
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 30,6 28,5 30,1 28,8 28,5
Mẫu số 2 33,7 28,5 29,3 28,2 28,5
Mẫu số 3 31,5 29,8 30,1 30,0 28,2
Mẫu số 4 29,9 28,9 28,1 30,1 28,7
Mẫu số 5 32,8 28,1 28,9 29,3 28,9
Mẫu số 6 33,1 30,1 29,3 30,1 30,1
Mẫu số 7 29,7 29,9 29,9 30,1 28,4
Mẫu số 8 33,8 29,0 29,6 29,9 28,7
Mẫu số 9 33,0 28,3 28,4 28,8 29,6 Đơn vị: oC
Bảng 3. 14. Kết quả hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải trên mô hình đất ngập nước dòng chảy đứng và dòng chảy ngang
STT NT01 BB01 TT01 BB02 TT02
Mẫu số 1 0,58 2,45 3,04 1,84 1,8
Mẫu số 2 0,52 3,19 2,95 1,43 1,07
Mẫu số 3 0,5 2,44 3,28 1,73 1,06
Mẫu số 4 0,14 3,33 2,62 1,32 1,89
Mẫu số 5 0,28 3,02 2,94 1,93 1,57
Mẫu số 6 0,6 2,47 2,59 1,79 1,39
Mẫu số 7 0,16 2,54 2,52 1,56 1,33
Mẫu số 8 0,49 3,1 3,21 1,9 1,72
Mẫu số 9 0,08 3,44 2,87 1,58 1,31
Đơn vị: mg/l
Hình 3. 15. Sự biến thiên của hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải sau khi đi qua các mô hình xử lý
Nhiệt độ, pH của nước thải không thay đổi nhiều trong quá trình xử lý và không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ và pH của dòng chảy đứng và dòng chảy ngang giữa các loài thực vật.
Hàm lượng Oxy hòa tan (DO) trong nước thải tăng lên sau khi đi qua hệ thống dòng chảy đứng và giảm đi sau khi qua hệ thống dòng chảy ngang. Các cơ chế cung cấp oxy trong hệ thống đất ngập nước khá phức tạp, bao gồm quá trình giải phóng oxy từ thực vật, hấp thu oxy từ không khí vào trong nước thải…
Tuy nhiên việc cung cấp oxy của thực vật vào nước thải ở vùng đất ngập nước chưa được giải thích một cách chắn chắc. Mặc dù chắc chắn rằng có hiện tượng vận chuyển oxy xảy ra ở tốc độ nhỏ, nhưng lượng oxy được chuyển đến vượt quá yêu cầu hô hấp của thực vật lại không được chứng minh rõ ràng. Nhu cầu oxy trong bộ rễ là một yếu tố quan trọng quyết định lượng oxy được cung cấp cho vùng rễ đó, với nhu cầu cao làm tăng lượng oxy được cung cấp. Một số nghiên cứu cho thấy, thực vật phát triển trong điều kiện thiếu oxy có thể thay đổi cấu trúc rễ của chúng, tạo ra ít rễ nhỏ hơn và rễ lớn hơn, có lẽ là một biện pháp bảo vệ chống lại nguồn cung cấp oxy lớn mà rễ nhỏ yêu cầu [52]. Các kết quả đo lường trực tiếp đã chỉ ra rằng, các thực vật sống nổi không đóng góp quá trình chuyển oxy ngoại vi ở mức độ đáng kể nào, mặc dù chúng cung cấp oxy đến vùng rễ để tự bảo vệ và tiến hành hô hấp [13].