CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phân vùng nghiên cứu:
Để lựa chọn được vùng nghiên cứu ta dựa trên những tiêu chí sau đây:
- Thể hiện tính đại diện của vùng nghiên cứu - Đa dạng về các loại hình sử dụng đất
- Đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất
- Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa được phân thành 3 vùng chính để phục vụ nghiên cứu như sau:
+ Vùng 1: Trung tâm bao gồm các xã, thị trấn của huyện nằm trung tâm huyện và ở phía Tây Nam huyện (Thị Trấn Chiêm Hóa “TT Vĩnh Lộc”, Yên Nguyên, Hoà Phú, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Hoà An, Nhân Lý, Trung Hoà). Thực hiện nghiên cứu tại 2 xã Hòa Phú, Yên Nguyên.
+ Vùng 2: Núi cao, bao gồm các xã nằm ở phía Đông và Đông Bắc của huyện: (Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Xuân Quang, Tân Mỹ , Hùng Mỹ, Phúc Sơn, Minh Quang). Thực hiện nghiên cứu tại 2 xã Tân Mỹ, Minh Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Vùng 3: Trung du, đồi núi thấp bao gồm các xã nằm ở phía Đông nam và Nam của huyện (Ngọc Hội, Phú Bình, Bình Phú, Yên Lập, Kiên Đài, Vinh Quang, Kim Bình, Linh Phú, Tri Phú, Bình Nhân). Thực hiện nghiên cứu tại 2 xã Vinh Quang, Kim Bình.
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các nguồn khác nhau tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, các xã...
- Tổng hợp, phân tích, xử lý, đánh giá các loại số liệu có liên quan.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (số liệu điều tra)
- Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn: tiến hành đi thực địa, điều tra nhanh và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân, điều tra theo câu hỏi chuẩn bị sẵn, tổ chức thảo luận nhóm. Điều tra 180 hộ thuộc 06 xã nghiên cứu, ở các thôn khác nhau, mỗi xã chọn điều tra 30 hộ.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn các hộ gia đình theo bộ câu hỏi (phụ lục).
+ Vùng 1 phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại xã Hòa Phú và Yên Nguyên (mỗi xã sẽ phỏng vấn từ 30 hộ gia đình).
+ Vùng 2 phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại xã Tân Mỹ và Minh Quang (mỗi xã phỏng vấn từ 30 hộ gia đình).
+ Vùng 3 phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại xã Vinh Quang và Kim Bình (mỗi xã phỏng vấn từ 30 hộ gia đình).
* Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp so sánh
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội.
* Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).
GTSX = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm
+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất.
+ Thu nhập hỗn hợp: TNHH = GTSX-CPTG
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi có: GTSX/LĐ, TNHH/LĐ.
Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.
+ Hiệu quả đồng vốn: HQĐV= GTSX/CPTG. Đánh giá về hiệu quả sử dụng đồng vốn trong sản xuất có đạt chỉ tiêu hay không.
- Đánh giá hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lượng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy được những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
loại hình sử dụng đất. Nhưng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tối chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản:
+ Mức độ chấp nhận của người dân;
+ Hiệu quả giải quyết việc làm;
+ Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân địa phương để đưa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất.
Cách xác định mức độ chấp nhận của người dân:
Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có được lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải được người dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của người dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của người dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trường.... Tuy nhiên, một mô hình muốn được chấp nhận thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu:
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân;
+ Khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tư thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ được người dân chấp nhận và được ứng dụng rộng rãi;
Đánh giá về hiệu quả giải quyết việc làm: Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tư vào mỗi loại hình sử dụng đất.
Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn.
Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá: Đây là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất phụ thuộc vào những nhân tố sau:
+ Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sản phẩm mà được thị trường chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hình đó sẽ cao hơn;
+ Số lượng và chất lượng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lượng hàng hoá nhiều nhất, chất lượng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển.
- Đánh giá hiệu quả môi trường
Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, từ đó loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đối với môi trường. Nhưng việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại thông qua các kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.