CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa
3.3.2. Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa
3.3.2.1. Một số đề xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
a) Sử dụng hiệu quả diện tích giao trồng cây lương thực, tăng sản lượng ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực, có dự trữ, bảo đảm, thức ăn chăn nuôi.
b) Phát triển chăn nuôi 3.3.2.2. Một số giải pháp
a. Giải pháp về hệ thống canh tác
Tập trung thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để thuận tiện hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. đồng thời phải thực hiện đồng bộ và nhanh chóng việc cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất:
- Áp dụng và phổ cập, chuyển giao các chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đến hộ sản xuất.
- Hướng dẫn các hộ gia đình biết lập kế hoạch sản xuất theo hướng sử dụng đất đai có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chuyển đổi thời vụ cấy thích hợp, tiếp thu giống mới có năng suất cao, phương pháp canh tác tiên tiến, các biện pháp bảo vệ cây trồng, bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây dựng mô hình để làm mẫu cho nông dân sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình, khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển.
b. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
- Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản của huyện cần hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn đặt ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đầu mối giao thông, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện.
c. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Cải tạo và xây dựng các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, kênh dẫn nước, trạm bơm,…) là biện pháp quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng hàng năm. Đây là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm của tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm cải thiện điều kiện canh tác đất ở những vùng đất thiếu nước trên địa bàn huyện song khả năng tưới cho diện tích đất trồng cây hàng năm còn hạn chế, do hệ thống kênh mương dẫn nước chưa hoàn chỉnh, chủ yếu mới chỉ phục vụ nước tưới cho vùng đất bằng và thấp còn phần lớn đất vùng địa hình dốc và cao chưa có khả năng đáp ứng được nước tưới cho cây trồng. Vì vậy, huyện cần phải tiến hành lập các dự án xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kênh mương để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho những diện tích đất trồng lúa và cây trồng khác. Để giải quyết vấn đề thuỷ lợi, huyện sẽ phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng một số hồ chứa nước vừa và nhỏ ở vùng cao của các xã để khai hoang tăng vụ và thâm canh lúa nước, chủ động nguồn nước dự trữ tưới cho diện tích đất canh tác.
- Xây dựng một số công trình thuỷ lợi nhỏ và các trạm bơm bổ trợ để đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất canh tác.
d. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Liên kết với trường đại học nông nghiệp, Viện rau quả Trung ương, Viện thuỷ sản I, các tổ chức khác có khả năng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân, cán bộ xã, cán bộ khuyến nông.
- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông nghiệp đến từng người dân tham gia sản xuất.
- Xây dựng chính sách tổ chức sản xuất theo hình thức 4 nhà: quản lý, đầu tư, kỹ thuật và sản xuất. Sự kết hợp này sẽ đảm bảo quản lý, kỹ thuật, thông tin thị trường và sản xuất có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm,... đến cơ sở, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.
- Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.
- Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản, nghiên cứu các mô hình kinh tế trang trại sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn