Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập, kế thừa có chọn lọc một số tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển công nghiệp của thị xã Phổ Yên, thông tin về Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, thông tin về Công ty CP Elovi Việt Nam, thông tin về Công ty CP Prime, Báo cáo cấp phép xả thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên - Công ty CP Elovi Việt Nam - Công ty CP Prime,…
Các tài liệu, tư liệu chủ yếu thu thập tại: Trung tâm Quan trắc Môi trường Thái Nguyên, phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên,…
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường (các vị trí xả thải và điểm tiếp nhận nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, Công ty CP Elovi Việt Nam, Công ty CP Prime), lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế tại các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầu về chất lượng mẫu và các chỉ tiêu cần phân tích, phương pháp lấy mẫu và phân tích được tiến hành như sau:
- Vị trí lấy mẫu:
+ Nước thải đầu vào tại bể thu gom trước khi vào hệ thống xử lý.
+ Nước thải tại cửa xả nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thải ra ngoài môi trường.
+ Mẫu nước mặt trên kênh tiếp nhận nước thải của Công ty, cách cửa xả nước thải sản xuất 100m về phía thượng lưu.
+ Mẫu nước mặt trên kênh tiếp nhận nước thải của Công ty, cách cửa xả nước thải sản xuất 100m về phía hạ lưu.
- Số đợt lấy mẫu tại mỗi Công ty:
+ Đợt 1: Ngày 15/08/2017.
+ Đợt 2: Ngày 16/11/2017.
+ Đợt 3: Ngày 06/02/2018.
+ Đợt 4: Ngày 22/05/2018.
- Số lượng mẫu: Mỗi đợt tiến hành lấy 4 mẫu, trong đó gồm:
+ 2 mẫu nước mặt trên nguồn tiếp nhận nước thải.
+ 2 mẫu nước thải.
Tổng số mẫu lấy: 48 mẫu.
- Các chỉ tiêu phân tích:
+ Đối với nước thải từ cơ sở sản xuất: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, TSS, BOD5, COD, As, Cd, Pb, Hg, Fe, amoni, dầu mỡ, coliform.
+ Đối với điểm nước tiếp nhận: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, TSS, BOD5, COD, As, Cd, Pb, Hg, Fe, amoni, dầu mỡ, coliform.
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu: Mẫu được lấy bằng xô, can sạch hoặc bằng thiết bị lấy mẫu nước Willco sau đó rót sang các chai đựng mẫu thích hợp. Tất cả các mẫu nước được đựng trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa chuyên dụng có dung tích từ 100 - 1000ml đã được làm sạch, sấy khô. Trước khi lấy mỗi mẫu cần tráng sạch dụng cụ lấy mẫu và chai đựng mẫu bằng nước cất 2 lần hoặc tráng bằng chính nước định lấy mẫu.
+ Mẫu nước mặt được lấy theo TCVN 6663-6:2008. Mẫu được lấy ở độ sâu 25m so với mặt nước và được lấy tại vị trí trước và sau điểm tiếp nhận nước thải khoảng từ 100m - 300m.
+ Mẫu nước thải được lấy theo TCVN 5999:1995. Mẫu được lấy tại vị trí bể thu gom nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý và tại cửa xả nước thải sau khi đã qua hệ thống xử lý.
- Phương pháp bảo quản mẫu
+ Mẫu sau khi lấy sẽ được bảo quản theo TCVN 6663-3:2008. Trong đó, mẫu dùng để phân tích các chỉ tiêu như TSS, pH,… được bảo quản lạnh (50C); mẫu dùng để phân tích những chỉ tiêu kim loại được bảo quản bằng dung dịch HNO3; mẫu dùng để phân tích chỉ tiêu Amoni được bảo quản bằng dung dịch H2SO4;mẫudùng để phân tích chỉ tiêu dầu mỡ được bảo quản bằng
dung dịch HCl. Sau đó chuyển mẫu về phòng thí nghiệm trong thời gian sớm nhất ngay khi lấy mẫu xong.
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Các mẫu sau khi được lấy và bảo quản theo đúng TCVN sẽ được mang về phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích, tùy vào từng chỉ tiêu cần phân phân tích sẽ có các phương pháp khác nhau.
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước
TT Thông số Tên phương pháp Mã hiệu
1 pH Xác định pH TCVN
6492:2011 2 BOD5 Xác định chỉ số oxy hóa sinh hóa bằng phương
pháp ủ có cấy vi sinh vật trong 5 ngày
SMEWW 5210B:2012
3 COD SMEWW
5220B:2012 4 TSS Phân tích tổng chất rắn lơ lửng trong nước bằng
phương pháp trọng lượng
SMEWW 2540D:2012 5 Cd Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm
ứng phổ khối
SMEWW 3125B:2012 6 As Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm
ứng phổ khối
SMEWW 3125B:2012 7 Pb Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm
ứng phổ khối
SMEWW 3125B:2012 8 Hg Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm
ứng phổ khối
SMEWW 3125B:2012 9 Fe Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm
ứng phổ khối
SMEWW 3111B:2012 10 NH4+ Xác định amoni trong nước bằng phương pháp
trắc phổ thao tác bằng tay
TCVN 6179-1:1996 11 Dầu mỡ Phân tích dầu mỡ trong nước bằng phương pháp
trọng lượng
SMEWW 5520B:2012 12 Coliform Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform bằng phương
pháp nhiều ống - số có xác suất cao
SMEWW 9221B:2012 2.3.3. Phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Sau khi thành lập bộ câu hỏi, tiến hành phỏng vấn tại 3 khu vực xung quanh 3 công ty. Mỗi khu vực nghiên cứu sẽ phỏng vấn về các nội dung như sau:
+ Thông tin về màu, mùi nước khu vực xả thải.
+ Thông tin về lượng nước người dân sử dụng hàng ngày.
+ Thông tin về việc sử dụng nguồn nước cho mục đích tưới tiêu.
+ Thông tin về ảnh hưởng của nguồn thải tới mục đích sử dụng.
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân (công nhân công ty, nông dân,… ) sống, canh tác nông nghiệp xung quanh khu vực xả thải và tiếp nhận nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, Công ty CP Elovi Việt Nam, Công ty CP Prime.
- Số lượng phiếu điều tra: 90 phiếu điều tra/3 khu vực.
- Phạm vi phỏng vấn: đánh giá tại 3 khu vực 3 công ty. Cụ thể:
+ Khu vực xung quanh Công ty CP Cơ khí Phổ Yên: Tổ dân phố Đồng Quang - phường Bãi Bông (tiến hành phỏng vấn 10 phiếu), Tổ dân phố Bông Hồng - phường Bãi Bông (tiến hành phỏng vấn 10 phiếu), Tổ dân phố Trung Tâm - phường Bãi Bông (tiến hành phỏng vấn 10 phiếu).
+ Khu vực xung quanh Công ty CP Elovi Việt Nam: Xóm Xây - xã Thuận Thành (tiến hành phỏng vấn 15 phiếu), thôn Cẩm Trà - xã Thuận Thành (tiến hành phỏng vấn 15 phiếu).
+ Khu vực xung quanh Công ty CP Prime: Xóm Thượng - xã Thuận Thành (tiến hành phỏng vấn 30 phiếu).
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các câu hỏi trong phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn theo từng khu vực nghiên cứu.
Tiến hành phỏng vấn điều tra 90 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp,... (tham khảo Phụ lục 1).
- Quan sát và khảo sát thực tế về hệ thống xử lý nước thải, cửa xả thải của 3 công ty,… tại khu vực nghiên cứu thông qua các hình thức như quan sát, điều tra trực tiếp,… để có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiều và xử lý số liệu
Các kết quả thu được được thống kê thành bảng biểu, biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel. Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.
Các số liệu được so sánh đối chiếu với QCVN nhằm đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực nguồn tiếp nhận. Cụ thể như sau:
- Thu thập, tổng hợp các số liệu, các kết quả phân tích sau đó so sánh với các QCVN
+ QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Chương 3