Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh CGHNN

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 23 - 26)

1.1. Những vấn đề lý luận về CGHNN

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh CGHNN

- Điều kiện tự nhiên: bao gồm khí hậu, thời tiết, đặc biệt là diện tích và địa hình ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng máy móc:

+ Điều kiện khí hậu thủy văn: Khí hậu thủy văn ngoài việc ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, còn ảnh hưởng đến việc đưa máy móc vào sản xuất. Vào những mùa mưa đồng ruộng bị ngập úng gây khó khăn cho việc đưa máy móc vào canh tác hoặc nếu gặp trời mưa sẽ gây ra hiện tượng sa lầy, máy không hoạt động được, hoặc nếu vào thời tiết khô hạn đất cứng sẽ làm giảm năng suất hoạt động của máy.

+ Điều kiện diện tích và địa hình: những vùng có diện tích manh mún nhỏ lẻ hoặc địa hình không bằng phẳng sẽ khó khăn trong việc đưa máy móc vào sản xuất.

Ngược lại, những vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, diện tích của các thửa ruộng lớn là điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ giới hóa.

- Cơ sở hạ tầng: Việc đẩy mạnh cơ giới hóa chịu tác động bởi yếu tố hạ tầng nông thôn, đó là hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi; quy mô đồng ruộng, trong đó hệ thống giao thông nông thôn và trực tiếp là giao thông nội đồng và quy mô đồng ruộng là những yếu tố tác động rất lớn đến việc đưa máy móc nông nghiệp vào sản xuất. Việc di chuyển các loại phương tiện cơ giới như máy làm đất, máy gặt, xe vận chuyển đòi hỏi hệ thống giao thông phải được kiên cố và thông suốt cũng như quy mô đồng ruộng đủ lớn.

- Chính sách của Nhà nước và của địa phương: Việc đầu tư mua sắm máy móc, các phương tiện cơ giới đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong khi đó, vốn tích lũy của người nông dân còn thấp. Do đó, nếu được hỗ trợ, khuyến khích từ những chính sách của nhà nước và địa phương thì việc ứng dụng cơ giới hóa được đẩy nhanh. Ngược lại, nếu nhà nước và địa phương không có chính sách hỗ trợ thì sẽ làm cho quá trình ứng dụng CGHNN chậm lại, thậm chí không phát triển được.

- Thị trường: Như đã trình bày ở phần trước, việc tổ chức và phát triển thị trường cơ giới là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh CGHNN. Thực tế cho thấy, thị trường cơ giới hóa được tổ chức thành 2 loại thị trường chính, đó là thị trường cung ứng các loại máy nông nghiệp và phương tiện cơ giới (trong đó có dịch vụ bảo hành, sửa chữa) và thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới sản xuất nông nghiệp (dịch vụ làm đất, thu hoạch, vận chuyển, v.v...). Việc phát triển cả 2 loại thị trường này sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ, trước hết là người dân có quyền lựa chọn các loại máy móc với nhiều chủng loại khác nhau và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự phát triển thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới sẽ giúp cho các nông hộ không có điều kiện tự mua sắm máy móc được sử dụng dịch vụ cơ giới tốt nhất, đảm bảo tính mùa vụ và giá cả cạnh tranh.

1.1.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất:

+ Thu nhập của các cơ sở sản xuất (hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp) còn thấp ảnh hưởng đến việc mua sắm máy móc, công cụ phục vụ sản xuất. Khả năng tích lũy vốn của nông dân chưa cao, nên khả năng đầu tư mua sắm máy móc hiện đại phục vụ sản xuất còn hạn chế. Điều này cần có sự hỗ trợ kinh phí của các cấp, ngành liên quan [35].

+ Chi phí của dịch vụ cơ giới hóa: Đây là khoản chi phí mà người nông dân thuê dịch vụ cơ giới phải bỏ ra để trả cho người cung cấp dịch vụ cơ giới hóa, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Do đó, nếu chi phí dịch vụ cơ giới thấp hơn chi phí thuê lao động thủ công thì các cơ sở sản xuất sẽ chủ động tiếp cận và thuê cơ giới hóa nhiều hơn. Ngược lại, nếu chi phí thuê dịch vụ cơ giới càng cao thì người dân sẽ chủ động tìm thuê lao động thủ công và ít ứng dụng loại dịch vụ cơ giới hóa hơn.

+ Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn tương đối dồi dào. Tuy nhiên, với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhanh như hiện nay thì trong tương lai gần nguồn lao động trong nông nghiệp sẽ giảm nhanh chóng và việc phải tiến hành cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp là yêu cầu rất cần thiết.

- Đặc điểm xã hội của các cơ sở sản xuất:

+ Điều kiện phong tục tập quán, phương thức sản xuất ảnh hưởng đến việc sử dụng máy móc vì đa số nông dân, các sơ sở chăn nuôi, trồng trọt vẫn còn tư tưởng sản xuất tiểu nông với việc sử dụng công cụ thô sơ và sức lao động là chính.

+ Độ tuổi của người nông dân: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, những người nông dân trẻ tuổi thường mạnh dạn đầu tư sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất do họ có tư tưởng muốn vươn lên làm giàu trong thời kỳ có đủ sức khỏe [35].

Ngược lại, những nông dân có tuổi đời cao thường e ngại đầu tư sản xuất nông nghiệp, bằng lòng với những gì đã có (trong đó có việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới).

+ Trình độ của người nông dân: CGHNN đòi hỏi người nông dân phải thay đổi tư duy từ sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Do vậy, nhận thức cũng như trình độ của người nông dân có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

- Đặc điểm ruộng đất:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh CGHNN. Sự manh mún về ruộng đất là nguyên nhân cản trở trực tiếp đến việc đưa máy móc vào sản xuất. Ngược lại, ruộng đất được quy hoạch bài bản, diện tích rộng lớn và có hệ thống giao thông nội đồng phát triển sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi để đưa các loại máy móc vào sản xuất. Điều này đã được F. Rasouli và cộng sự (2009) chỉ rõ “Sự manh mún về diện tích đất canh tác là nguyên nhân cản trở đối với việc áp dụng cơ giới hóa” [46].

- Khả năng tiếp cận tín dụng: đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi nguồn vốn của người sản xuất phải đủ lớn là đặc điểm phổ biến nhất và cơ bản nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn vốn tự có của người nông dân là rất hạn chế, hay nói cách khác thiếu vốn sản xuất là thực trạng khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, khả năng tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư mua sắm máy móc, tăng cường áp dụng cơ giới. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Vũ Sơn và cộng sự (2014), khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của hộ (trong đó có việc tăng cường áp dụng cơ giới) sẽ rất cao nếu hộ có vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị cơ giới [24].

- Quy mô của cơ sở sản xuất nông nghiệp: việc đẩy mạnh cơ giới hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi yếu tố thuộc về quy mô sản xuất (sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, hạn chế về diện tích đất canh tác, vốn và lao động, ...). Deng Lei và cộng sự (2016) cho rằng, mức độ cơ giới hóa phản ảnh tình trạng sử dụng các kỹ thuật canh tác và các loại yếu tố đầu vào cơ giới hóa, nhưng bị giới hạn bởi yếu tố quy mô sản xuất, tức là quy mô sản xuất càng

nhỏ dẫn đến sự sẵn lòng sử dụng lao động gia đình thay vì áp dụng cơ giới [43].

- Tiền công lao động ở khu vực phi nông nghiệp: Thực tế cho thấy, sự hấp dẫn về thu nhập ở khu vực ở khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ) đã tạo ra sự di chuyển đáng kể của lực lượng lao động nông nghiệp sang làm việc ở các khu vực này và cũng đồng nghĩa rằng sẽ tác động tích cực đến việc tăng cường áp dụng cơ giới trong sản xuất. Nghiên cứu của Xiaobing Wang và cộng sự (2016) cho rằng, khi lao động nông nghiệp di chuyển sang khu vực phi nông nghiệp, nhu cầu về sử dụng dịch vụ cơ giới hóa sẽ tăng lên nhanh chóng nhằm bù đắp sự thiếu hụt về lao động nông nghiệp trong các thời điểm chính vụ [73].

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)