Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên nguồn số liệu có sẵn để phục vụ
nghiên cứu đề tài. Các số liệu đã được tổng hợp và công bố trên các cơ quan của tỉnh Lào Cai, văn bản, báo cáo kết quả trong công tác quản lý sử dụng vốn vay của NHCSXH tỉnh Lào Cai, báo cáo của Tỉnh đoàn Lào Cai, các số liệu trên tạp chí, sách báo…Các số liệu thu thập sẽ được tiến hành chọn lọc, tổng hợp, tính toán và phân tích các chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ thanh niên nông thôn được hưởng chương trình vay vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Lào Cai theo mẫu câu hỏi có sẵn, được lập thành phiếu phỏng vấn điều tra. Đi khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình và kết quả sử dụng vốn của các tổ tiết kiệm các hộ thanh niên được vay vốn.
Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ đối tượng
Đối với đối tượng điều tra là tổ tiết kiệm và vay vốn, khi lựa chọn đối tượng điều tra tác giả lựa chọn là chính các thanh niên nông thôn được vay vốn.
- Nội dung hỏi: Đã được chuẩn bị thông qua phiếu phỏng vấn điều tra - Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp thanh niên được vay vốn từ NHCSXH trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Xác định số lượng mẫu
Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:
n = N/(1+N* e2) Trong đó: n: cỡ mẫu
N: Tổng thể mẫu
e2: Sai số (mức sai lệch mong muốn)
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 10%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,1.
Ta có N= 549 Tổ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thay vào công thức ta có:
n = 549
= 85 (mẫu) 1+549*0,12
Để đảm bảo tính khoa học và có ý nghĩa về mặt thống kê, tác giả đã tiến hành điều tra 85 hộ thanh niên đại diện cho các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Cách xác định mẫu khảo sát:
Năm 2019 có 549 tổ tiết kiệm và vay vốn, mẫu được chọn là 85, khoảng cách mẫu là 549/85 = 6. Số của tổ tiết kiệm đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Sau đó, cứ 6 tổ tiết kiệm ta lấy 1, lần lượt như vậy cho tới khi ta lấy đủ 85. Tổ tiết kiệm được lấy theo các số: 1,7,13,19…
Chọn hộ gia đình đại diện khảo sát là chọn ngẫu nhiên hộ gia đình có chủ hộ là thanh niên hoặc có lao động chính trong gia đình là thanh niên.
Như vậy căn cứ số lượng tổ tiết kiệm tại các huyện, thị, thành tiến thành chọn mẫu cụ thể như sau:
STT Đơn vị Số Tổ TK&VV nhận ủy thác
Số mẫu phân bổ như sau
1 Thành phố Lào Cai 38 6
2 Huyện Bảo Thắng 85 13
3 Huyện Văn Bàn 84 13
4 Huyện Mường Khương 63 10
5 Huyện Bắc Hà 54 8
6 Huyện Bát Xát 68 11
7 Huyện Sa Pa 44 7
8 Huyện Bảo Yên 74 11
9 Huyện Si Ma Cai 39 6
Tổng cộng: 549 85
*Nội dung phiếu phỏng vấn: Các thông tin chủ yếu như: Vai trò của thanh niên trong gia đình, tầm quan trọng của quản lý về mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chương trình vay vốn từ NHCSXH, vay vốn ưu đãi về các quy định cho vay của NHCSXH, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi cho vay vốn của NHCSXH do Đoàn Thanh niên quản lý, sự thay đổi sau khi vay vốn từ nguồn ủy thác của NHCSXH…
*Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp; phương pháp phỏng vấn sâu.
Quy trình điều tra - Xây dựng phiếu - Điều tra thử 10 phiếu
- Điều chỉnh nội dung phiếu và tính phù hợp của phiếu - Điều tra thực tế 85 phiếu
- Thang đo: Là tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thể hiện qua sự đánh giá, nhận xét.
- Mức ý nghĩa của thang đo: Trong luận văn tác giả sử dụng thang đo khoảng để đánh giá tầm quan trọng của quản lý về mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chương trình vay vốn, những ưu đãi về các quy định cho vay của Ngân hàng, việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi cho vay vốn, sự thay đổi sau khi vay vốn để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định chất lượng Quản lý sử dụng nguồn vay vốn ủy thác qua Đoàn thanh niên.
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thang đo khoảng cho phép chúng ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị.
Thực tế từ phiếu khảo sát của luận văn này, một số thang đo thứ bậc được dùng như thang đo khoảng, tức là đã có những cải tiến thang đo thứ bậc theo hướng thang đo khoảng nhằm định lượng sự hơn, kém theo một dấu hiệu nào đó. Mặc dù ở đây đã lượng hoá được phần nào mức độ hài lòng của người được hỏi về các dung hỏi. Nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc đánh giá tốt/trung bình/kém hoàn toàn do cảm tính của người được hỏi, mà chưa có chuẩn chính thức buộc mọi người phải tuân theo. Nó chưa phải là một thang đo khoảng thực sự.
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Excel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: Đơn vị hành chính huyện, đối tượng và thời hạn vay, các chương trình vay, dư nợ vốn vay, các Tổ tiết kiệm và vay vốn, các cuộc kiểm tra, giám sát... Từ các kết quả phân tổ này xây dựng nên các bảng số liệu, đồ
thị, sơ đồ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
Sử dụng phương pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quát nhất về những chỉ
tiêu đã xác định từ trước quản lý vốn vay từ NHCSXH cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Sử dụng các chỉ
tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn vay ủy thác cho Đoàn thanh niên của NHCSXH, bao gồm số lượng vốn vay ủy thác, số lượt hộ được vay, số tổ TK&VV.
Để phân tích số liệu trong luận văn tác giả sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn vay ủy thác cho Đoàn Thanh niên của NHCSXH, bao gồm số lượng vốn vay ủy thác, số lượt hộ được vay, số tổ TK&VV,… trên địa tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau, được sử dụng để so sánh kết quả
vay vốn ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ
này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để
thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của vay vốn ủy thác. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả của công tác quản lý vốn vay từ NHCSXH cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Đối với những thông tin qua tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với các tổ tiết kiệm được xử lý bằng tay, vì những thông tin này không phức tạp. Ngoài ra,
số liệu còn được xử lý trên máy tính nhờ các chương trình phần mềm thích hợp. Trong đó việc xem xét đánh giá cho được hoạt động của NHCSXH và hiệu quả sử dụng vốn vay trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của thanh niên nông thôn được ưu tiên hàng đầu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Số tiền bình quân cho một người vay: Thể hiện mức vốn vay bình quân của NHCSXH đối với thanh niên nông thôn.
+ Công thức tính:
Số tiền bình quân cho
một người vay = Tổng số tiền cho vay Số tiền của một người + Nguồn số liệu sử dụng: Từ tài liệu thứ cấp và kết quả điều tra
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay của thanh niên nông thôn
- Thu nhập trước và sau khi được vay vốn
+ Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của thanh niên trước và sau khi vay vốn từ NHCSXH, thấy được hiệu quả trong hoạt động vay vốn của thanh niên, giúp thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại địa phương.
+ Nguồn số liệu sử dụng: Sử dụng phương pháp thứ cấp và kết quả điều tra - Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV:
Hiện nay, việc đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV dựa vào 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí định lượng cụ thể, đơn giản cho việc chấm điểm (gồm: Tỷ lệ thu lãi trong kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, số thành viên tham gia gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ tăng thêm hàng tháng) và 5 tiêu chí định tính (gồm: Thành lập Tổ, sinh hoạt Tổ và bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, thực hiện giao dịch xã
và giao ban, lưu giữ hồ sơ). Đối với 5 tiêu chí định tính này cần phải được đánh giá chính xác từ tình hình thực tế và hoạt động cụ thể của từng Tổ TK&VV.
+ Nguồn số liệu: Sử dụng phương pháp thứ cấp và kết quả điều tra - Tỷ lệ nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động nhận ủy thác qua Đoàn thanh niên, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.
+ Công thức tính
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100%
- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích:
+ Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong hoạt động cho vay; tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích hoạt động cho vay càng cao thì chất lượng đánh giá hoạt động cho vay ủy thác của ngân hàng càng giảm và ngược lại. Do đó, tỷ lệ này cao hay thấp cũng thể
hiện hiệu quả của công tác quản lý sử dụng vốn vay.
+ Công thức tính:
Tỷ lệ sử dụng vốn sai
mục đích = Số vốn sử dụng vốn sai mục đích
Tổng dư nợ x 100%
- Số cuộc kiểm tra, thanh tra của NHCSXH, Tỉnh đoàn: Phản ánh công tác kiểm tra đánh giá kết quả triển khai ở các khâu hoạt động ủy thác vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội do Đoàn thanh niên quản lý
- Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, thanh niên có vay vốn ủy thác của NHCSXH bao gồm: Đánh giá về thủ tục vay, quy trình vay, chất lượng thẩm định khoản vay, mục đích sử dụng khoản vay theo hợp đồng, đánh giá về công tác quản lý của NHCSXH, ĐTN, UBND các cấp.
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI