Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
3.3.1. Mối quan hệ giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Đoàn thanh niên trong công tác quản lý vốn vay
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ sự phối hợp trong quản lý sử dụng vốn vay từ NHCSXH Tỉnh Lào Cai
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - NHCSXH Tỉnh Lào Cai) Căn cứ vào nhiệm vụ của các bên trong quản lý vốn vay ủy thác cho Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác của NHCSXH, trong nghiên cứu này tác giả chỉ đi sâu phân tích các nhiệm vụ mà Đoàn Thanh niên (một tổ chức được ủy thác cho vay vốn) chịu trách nhiệm. Các bộ phận cấu thành trong chương trình cho vay ủy thác từ NHCSXH, bao gồm:
NHCSXH Tỉnh Lào Cai
Hộ thanh niên vay vốn
Tỉnh đoàn Lào Cai
NHCSXH cấp huyện
Đoàn thanh niên cấp huyện
UBND, ban giảm nghèo, ĐTN cấp xã
Tổ tiết kiệm và vay
vốn
Điểm giao dịch cố
định
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối
hợp
Quan hệ báo cáo
a. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Lào Cai
- Triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Thực hiện kế hoạch tín dụng, việc giải ngân các chương trình tín dụng chính sách phải đúng đối tượng thụ hưởng, tập trung cho vay và nâng mức cho vay theo quy định của từng chương trình tín dụng đối với các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.
- Quản lý và xử lý nợ: Giữ ổn định tỷ lệ NQH, tập trung nâng cao chất lượng dư nợ, trong đó cần trú trọng việc đẩy mạnh và làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn bao gồm cả đến hạn theo phân kỳ để cho vay quay vòng, giảm đến mức thấp nhất phải sử dụng biện pháp xử lý nghiệp vụ. Tiếp tục làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản NQH, từng khoản lãi tồn đọng để có giải pháp xử lý dứt điểm khách hàng có NQH; thực hiện việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan kịp thời, đúng chính sách quy định cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thường xuyên rà soát, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ khách hàng vay bỏ đi nơi cư trú và phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác đôn đốc thu hồi nợ .
- Tổng hợp và hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đề nghị xử lý rủi ro theo quy định.
- Thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của NHCSXH; ổn định và duy trì các Tổ TK&VV có chất lượng hoạt động tốt; rà soát lại các Tổ TK&VV loại trung bình, Tổ chỉ có Tổ Trưởng hoạt động để có kế hoạch sắp xếp và tập huấn lại đối với Ban quản lý Tổ theo đúng quy định.
- Phối hợp với các Tổ chức hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV tổ chức tuyên truyền sâu rộng công tác huy động tiền gửi của Tổ viên Tổ TK&VV và huy động tiền gửi tiết kiệm của cá nhân tại Điểm giao dịch xã tại các phiên họp giao ban giữa NHCSXH với các Tổ chức Hội, họp giao ban tại
Điểm giao dịch xã và tại các hội nghị giao ban, sơ kết...của Hội, đoàn thể
nhận ủy thác các cấp.
b. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lào Cai
Chỉ đạo các Huyện, Thị, Thành đoàn trong tích cực tuyên truyền và triển khai các nội dung văn bản liên quan đến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chính sách tín dụng có ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đến các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh có nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Phối hợp giao ban định kỳ theo quy định, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt chế độ họp giao ban, chế độ thông tin báo cáo ở các cấp và phối hợp với Ban giảm nghèo thực hiện nghiêm túc việc bình xét các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách ưu đãi có nhu cầu vay vốn, đảm bảo đúng đối tượng và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.
- Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với NHCSXH cùng cấp tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các xã
theo đúng nội dung chỉ đạo trong hợp đồng ủy thác giữa Trung ương Đoàn và NHCSXH Việt Nam; đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử
dụng vốn vay bị rủi ro, nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn.
c. Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị, thành (gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội Cấp huyện)
Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với Đoàn Thanh niên cho vay đúng đối tượng.
Tạo điều kiện cho tổ chức đoàn các cấp thực hiện tốt các nội dung ủy thác.
Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định.
d. Đoàn Thanh niên các huyện, thị, thành (Gọi chung là Đoàn thanh niên cấp huyện)
Trong 6 công đoạn nhận ủy thác với NHCSXH cấp huyện, tổ chức đoàn thực hiện hai công đoạn là công đoạn 5 và công đoạn 6 với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cấp huyện cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể:
Về công tác kiểm tra: Hàng năm Đoàn thanh niên cấp huyện đều tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động 100% tổ chức Đoàn cấp xã và ít nhất 25- 30% tổ TK&VV ủy thác cho vay vốn ủy thác.
Về công tác sơ kết, tổng kết: Định kỳ, NHCSXH cấp huyện cùng tổ chức hội tổ chức tổng kết đánh giá kết quả ủy thác định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần.
Trong quá trình thực hiện công đoạn 5, một bộ phận Ban quản lý tổ TK&VV chưa nắm chắc quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH cấp huyện và các công việc được NHCSXH cấp huyện ủy nhiệm ghi trong hợp đồng ủy nhiệm, nên thực hiện chưa đầy đủ và theo đúng quy định. Một số cán bộ Đoàn mới được kiện toàn, khi triển khai hoạt động vốn vay ủy thác còn thiếu kinh nghiệm, chưa sâu sát, chưa nắm chắc quy định nghiệp vụ cho vay và các công việc tổ phải làm để tham gia chỉnh sửa, đôn đốc, nhắc nhở.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn một số nơi Đoàn Thanh niên chưa có sổ sách theo dõi việc thực hiện ủy thác hoặc đã có sổ sách nhưng vẫn còn là hình thức, chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Sự phối hợp chưa tốt của NHCSXH cấp huyện và Đoàn Thanh niên trong việc kiểm tra, giám sát, giao ban, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm chưa kịp thời.
e. Đoàn Thanh niên các xã, phường, thị trấn (Gọi chung là Tổ chức Đoàn cấp xã)
- Tổ chức Đoàn cấp xã là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 nội dung mà Đoàn Thanh niên đã nhận ủy thác từ NHCSXH cấp huyện cụ thể như sau:
- Chỉ đạo thành lập các tổ TK&VV ở xã, thị trấn.
- Lựa chọn những tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH cấp huyện chấp thuận làm ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Cử cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc ủy thác cho vay của NHCSXH cấp huyện, mở sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác cho vay của NHCSXH. Các ủy viên Ban Thường vụ Đoàn ở cấp xã không được kiêm nhiệm ban quản lý tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của tổ TK&VV.
- Chỉ đạo các tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay khi đến hạn trả.
- Đoàn xã phải chủ động kiểm tra 100% hoạt động tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến từng hộ vay vốn mỗi năm một lần.
- Phối hợp với NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban theo định kỳ một tháng/lần.
- Hàng tháng phối hợp với NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của tổ TK&VV để xếp loại tổ làm cơ sở quản lý, theo dõi.
- Có trách nhiệm quản lý hoạt động của tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ Đoàn, ban lãnh đạo Tổ TK&VV... lợi dụng, tham ô, chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc thu nợ, thu lãi...
- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải thích, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH cấp huyện đến người vay, đến nhân dân và chính quyền địa phương.
- Cán bộ Đoàn được giao làm công tác ủy thác cho vay của NHCSXH cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH để hoàn thành công việc nhận ủy thác cho vay và không được thu tiền (gốc, lãi, tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được giao để tham ô, chiếm dụng, vay ké làm ảnh hưởng tới tổ chức Đoàn, NHCSXH và làm mất uy tín đối với tổ viên, tổ TK&VV, tổ chức Đoàn, UBND xã, NHCSXH.
- Định kỳ hàng năm, tổ chức Đoàn phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục.
f. Chính quyền các cấp
UBND cấp xã là người chỉ đạo trực tiếp, chấp thuận việc thành lập tổ và cho phép tổ hoạt động; chỉ đạo kiểm tra, giúp đỡ tổ và các tổ viên sử dụng tiền vay đúng mục đích; giám sát và xử lý các vi phạm của tổ và mỗi tổ viên tạo điều kiện cho tổ hoạt động có hiệu quả. UBND cấp xã là nơi xác nhận
“danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn NHCSXH”.
Các tổ chức khác như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phối hợp với Đoàn thanh niên để lồng ghép các chương trình dự án với việc hướng dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Tổ TK&VV là nơi tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng nhau tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
g. Ban giảm nghèo cấp xã
Hàng năm Ban giảm nghèo của các xã, thị trấn đã thực hiện tốt các nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị, theo dõi chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đúng chính sách cho vay trong hợp đồng ủy thác đã ký. Phê duyệt các hộ vay vốn theo đúng quy định của NHCSXH Việt Nam.
Thông qua việc quản lý vốn vay của Ban giảm nghèo và cấp ủy chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được truyền tải kịp thời đúng đối tượng, bên cạnh đó công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng lâu ngày….công tác kiểm tra cũng được quan tâm chỉ đạo đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
h. Các tổ Tiết kiệm và Vay vốn
Thực hiện văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức CT-XH, ký văn bản thỏa thuận với các tổ chức CT-XH tại địa phương nhằm truyền tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng chính sách được nhanh chóng thuận lợi. Thông qua việc bình xét dân chủ, công khai từ cơ sở giúp cho vốn ưu đãi đến tay người thụ hưởng được nhanh hơn, thuận lợi hơn, đây là mô hình quản lý sáng tạo đạt hiệu quả cao.
3.3.2. Công tác lập kế hoạch vay vốn từ nguồn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai
Đầu năm, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai phê duyệt kế hoạch quản lý hoạt động cho vay và người được uỷ quyền tiến hành kế hoạch quản lý hoạt động cho vay. Việc quản lý hoạt động cho tuân thủ nghiêm túc theo yêu cầu của kế hoạch quản lý. Đầu năm phân giao nguồn vốn đến cấp huyện; cấp xã và các thôn xóm, đồng thời rà soát nhu cầu vốn theo từng chương trình tại mỗi địa phương để cân đối với kế hoạch thu nợ hàng tháng, kịp thời báo cáo tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các chương trình tín dụng chính sách, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch giữa các đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế.
Các phòng giao dịch luôn bám sát chỉ tiêu kế hoạch được giao, giải ngân kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng, khai thác triệt để nguồn vốn hiện có tại mỗi thời điểm để cho vay, không để ách tắc ứ đọng gây lãng phí nguồn vốn.
Việc bình xét cho vay được tiến hành từ cấp thôn, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng. Đoàn thanh niên các cấp dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của các hộ thanh niên, hướng dẫn lập dự án vay vốn, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và lập hồ
sơ vay vốn gửi ngân hàng chính sách xã hội làm căn cứ điều chỉnh giao kế hoạch vốn vay.
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch vay vốn ủy thác theo chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Cho vay Hộ nghèo 1.037.600 1.036.963 968.801
Cho vay Hộ CN 311.146 346.764 376.053
Cho vay Hộ TN 51.353 99.207 175.802
Cho vay HSSV 64.855 42.641 27.990
Cho vay NSVSMT 171.832 182.502 200.355
Cho vay GQVL 87.868 118.806 208.645
Vay SXKD VKK 622.970 686.150 751.628
Thương nhân VKK 9.474 9.239 7.683
Nhà ở NĐ100 0 9.948 19.779
Nhà ở QĐ167 39.537 34.624 11.960
Nhà ở QĐ33 20.375 28.340 31.308
Vay DTTS QĐ54 10.991 8.455 4.356
Cho vay QĐ755 26.855 25.113 21.339
Cho vay trồng rừng 0 9.985 14.879
Vay QĐ2085 0 39.944 69.911
(Nguồn: NHCSXH tỉnh Lào Cai, từ năm 2017 đến năm 2019) Qua bảng trên ta thấy đa phần các chương trình cho vay ủy thác có xu hướng tăng, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra, nguồn vốn cho vay hộ nghèo ngày càng giảm, cho vay hộ cận nghèo và thoát nghèo ngày càng tăng, thể hiện sự hiệu quả của chương trình cho vay ủy thác, kinh tế của các hộ gia đình ngày càng được nâng cao, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt.
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay ủy thác do Đoàn Thanh niên quản lý
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kế hoạch
NH CSXH
Kế hoạch
ĐTN
Thực hiện ĐTN
Kế hoạch
NH CSXH
Kế hoạch
ĐTN
Thực hiện ĐTN
Kế hoạch
NH CSXH
Kế hoạch
ĐTN
Thực hiện ĐTN Cho vay Hộ
nghèo 1.037.600 259.086 259.086 1.036.963 264.370 264.370 968.801 244.351 244.351 Cho vay Hộ CN 311.146 72.830 72.830 346.764 82.017 82.017 376.053 90.415 90.415 Cho vay Hộ TN 51.353 11.926 11.926 99.207 22.762 22.762 175.802 42.538 42.538 Cho vay HSSV 64.855 11.754 11.754 42.641 10.454 10.454 27.990 6.880 6.880
Cho vay
NSVSMT 171.832 40.177 40.177 182.502 42.161 42.161 200.355 45.946 45.946 Cho vay GQVL 87.868 19.708 19.708 118.806 26.449 26.449 208.645 47.604 47.604
Vay SXKD
VKK 622.970 141.060 141.060 686.150 154.323 154.323 751.628 167.399 167.399 Thương nhân
VKK 9.474 2.173 2.173 9.239 1.948 1.948 7.683 1.342 1.342 Nhà ở NĐ100 0 0 0 9.948 1.680 1.680 19.779 4.096 4.096 Nhà ở QĐ167 39.537 9.870 9.870 34.624 8.583 8.583 11.960 3.198 3.198 Nhà ở QĐ33 20.375 4.700 4.700 28.340 6.420 6.420 31.308 7.333 7.333
Vay DTTS
QĐ54 10.991 3.241 3.241 8.455 2.451 2.451 4.356 935 935 Cho vay QĐ755 26.855 6.553 6.553 25.113 6.247 6.247 21.339 5.494 5.494 Cho vay trồng
rừng 0 0 0 9.985 2.809 2.809 14.879 3.474 3.474
Vay QĐ2085 0 0 0 39.944 8.224 8.224 69.911 13.375 13.375
(Nguồn: NHCSXH tỉnh Lào Cai, từ năm 2017 đến năm 2019)
Tình hình thực hiện vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay ủy thác do Đoàn thanh niên quản lý của NHCSXH tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 3.3. Qua bảng ta nhận thấy đa phần các chương trình cho vay có xu hướng tăng, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước và 100% đạt kế hoạch đề ra.
3.3.3. Công tác tổ chức thực hiện cho thanh niên vay vốn từ nguồn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai
3.3.3.1. Quản lý tổ Tiết kiệm và Vay vốn a. Thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn
Hướng dẫn thành lập tổ TK&VV là một trong những nội dung mà Đoàn thanh niên phải thực hiện trong chương trình nhận ủy thác cho vay vốn. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ TK&VV tổ chức họp để kết nạp tổ viên, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH theo quy định nghiệp vụ cho vay của từng chương trình, trình ban xóa đói giảm nghèo cấp xã xác nhận, UBND cấp xã xét duyệt và đề nghị ngân hàng cho vay.
Bảng 3.4: Tổng hợp số tổ TK&VV qua các năm phân Tổ chức CT -XH quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai
ĐVT: Tổ
TT Tổ chức chính trị - xã hội
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
So sánh 2018/2017
(%)
2019/2018 (%)
BQ (%)
1 Hội Nông dân 654 640 604 97,86 94,38 96,12
2 Hội Liên hiệp Phụ nữ 638 632 607 99,06 96,04 97,55
3 Hội Cựu chiến binh 550 530 517 96,36 97,55 96,96
4 Đoàn Thanh niên 605 590 549 97,52 93,05 95,29
Tổng cộng 2.447 2.392 2.277 97,75 95,19 96,47 (Nguồn: NHCSXH tỉnh Lào Cai, từ năm 2017 đến năm 2019)