Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 74 - 78)

Chương 3 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

3.4.1. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đó là mối quan hệ giữa những CBCC với nhau, nếu mối quan hệ đó tốt thân thiện với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn sẽ tạo không khí làm việc tốt hơn đồng thời nó sẽ giúp người lao động giảm mệt mỏi, tạo nên không khí phấn khởi yêu công việc, giúp người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình.

Ngược lại, mối quan hệ trong lao động không tốt sẽ dẫn đến bầu không khí căng thẳng, năng suất lao động giảm xuống, hiệu quả công việc không cao. Đối với CBCC cấp xã thông thường các công việc được phân công theo từng bộ phận, đơn vị chuyên môn, nhưng do phần nhiều là những người sống trong cùng cộng đồng xã nên mối quan hệ giữa các CBCC trong cũng xã thường khá tốt. Điều này không chỉ tạo động lực cho CBCC mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp và giải quyết công việc được nhanh chóng hơn.

Bảng 3.15: Ý kiến về mối quan hệ đối với đồng nghiệp của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Điểm

TB Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn

thân thiện, hòa đồng 2.7% 9.3% 20.0% 46.0% 22.0% 3.75 Đồng nghiệp của Anh/Chị có sự

đoàn kết nội bộ cao 1.3% 11.3% 17.3% 41.3% 28.7% 3.85 Các đồng nghiệp của Anh/Chị

luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên nhau trong công việc

2.0% 7.3% 16.7% 38.7% 35.3% 3.98

Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng

tin cậy 0.7% 6.7% 14.7% 40.0% 38.0% 4.08

Đồng nghiệp của Anh/Chị sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm trong công việc

0.7% 10.0% 13.3% 42.7% 33.3% 3.98

Điểm bình quân 3.93

(Nguồn: số liệu điều tra) Mức điểm trung bình ở nội dung này được CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mượng Ảng đánh giá khá cao ở mức 3.93. Phần lớn mọi người cho rằng các đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng và có sự đoàn kết cao, họ cũng cho rằng đồng nghiệp là những người đáng tin cậy và họ thường có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong công việc. Điều này thể hiện rõ ở tất cả các tiêu chí đều ở mức hài lòng, kết quả này một lần nữa cho thấy mối quan hệ giữa các CBCC trong cùng một đơn vị cấp xã với nhau là khá tốt. Như đã đề cập ở trên, mối quan hệ này một phần là do mối quan hệ dòng tộc, gia đình do phần lớn CBCC cấp xã là những người địa phương. Bên cạnh đó, yếu tố bản sắc văn hóa và đặc điểm dân tộc của CBCC trên địa bàn huyện Mường Ảng cũng làm cho mối quan hệ của họ khá gần gũi. Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và thoải mái cho bản thân mỗi cán bộ, công chức.

3.4.2. Sự hỗ trợ của cấp trên

Bên cạnh mối quan hệ giữa các CBCC với nhau thì sự hỗ trợ của cấp trên đối trong việc xử lý và giải quyết cho các cấp dưới cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy động lực làm việc của họ. Sự hỗ trợ của cấp trên đối với CBCC ở cấp xã không phải là việc giúp đỡ để giải quyết những công việc cụ thể mà là sự hỗ trợ về mặt định hướng công việc, hỗ trợ về mặt về thời gian, về chính sách tài chính để CBCC của đơn vị có thể bố trí đi học nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của người lãnh đạo sẽ làm cho CBCC của mình một cảm giác rằng phận sự của họ ý nghĩa, có cơ hội để thể hiện bản thân, cơ hội thăng tiến như nhau. Điều này góp phần tạo thêm động lực cho cá nhân mỗi CBCC.

Bảng 3.16: Ý kiến về sự hỗ trợ của cấp trên đối cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Điểm

TB Lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến,

chia sẻ với cấp dưới trong các công việc liên quan.

6.7% 9.3% 30.0% 26.7% 27.3% 3.59

Anh/Chị luôn nhận được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời trong công việc từ cấp trên để hoàn thành nhiệm vụ được giao

8.0% 14.0% 23.3% 24.7% 30.0% 3.55

Lãnh đạo của Anh/Chị luôn

gương mẫu trong công tác 4.0% 5.3% 20.0% 37.3% 33.3% 3.91 Cấp trên bảo vệ quyền lợi hợp

lý cho cấp dưới 6.7% 6.7% 33.3% 30.0% 23.3% 3.57 Cấp trên đồng cảm sự khó khăn

trong công việc với cấp dưới 5.3% 8.7% 32.7% 34.7% 18.7% 3.53

Điểm bình quân 3.63

(Nguồn: số liệu điều tra) Kết quả khảo sát từ bảng số liệu trên cho thấy, điểm bình quân ở tiêu chí này là

3.63. Cụ thể điểm ở tất cả các chỉ tiêu không có sự chênh lệch nhiều và đều nằm ở mức hài lòng. Điều này cho thấy, về cơ bản CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng đều nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ từ lãnh đạo, các ý kiến cũng đồng thời chỉ ra rằng, lãnh đạo là người gương mẫu, biết bảo vệ quyền lợi cũng như đồng cảm với sự khó khăn với cấp dưới. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBCC không hài lòng với cấp trên của mình do họ đã không nhận được sự giúp đỡ của cấp trên mà đôi khi họ còn bị cấp trên trù ép, đối xử không công bằng trong công việc. Điều đó làm cho họ cảm thấy áp lực, chán nản và không có động lực làm việc và cống hiến. Chính vì vậy, khắc phục tình trạng này, người lãnh đạo cũng nên lắng nghe, tập trung, và tôn trọng nhu cầu của CBCC đồng thời cũng cần có thái độ công bằng đối với mọi CBCC trong tổ chức.

3.4.3. Các yếu tố khác

Bên cạnh các nhân tố đã được đề cập ở trên, thì động lực làm việc của người lao động nói chung và của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng nói riêng còn chịu sự tác động của một số các nhân tố khác như khoảng cách đi làm, sự ổn định của công việc, rủi ro trong công việc và sự linh hoạt về mặt thời gian.

Bảng 3.17: Ý kiến về một số chỉ tiêu khác liên quan đến tạo động lực làm việc đối với CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Điểm

TB Công việc thuận lợi vì gần nhà 0.7% 5.3% 20.0% 28.0% 46.0% 4.13 Tính ổn định của công việc 5.3% 10.0% 35.3% 32.7% 16.7% 3.45 Công việc ít ảnh hưởng đến

những rủi ro về mặt sức khỏe 5.3% 10.7% 24.0% 28.0% 32.0% 3.71 Công việc cho phép linh hoạt về

mặt thời gian 3.3% 6.7% 18.7% 38.0% 33.3% 3.91

Điểm bình quân 3.80

(Nguồn: số liệu điều tra) Điểm đánh giá bình quân của CBCC cấp xã tại huyện Mường Ảng cho nội dung này là 3.8, đây là mức điểm tương đối cao. Khảo sát thực tế tại địa phương cho

thấy, mặc dù làm việc tại UBND các xã chưa đem lại cho CBCC một sự yên tâm về thu nhập nhưng bù lại họ lại khá hài lòng vì đa phần được làm việc gần nhà nên họ có thể tranh thủ thời gian để giải quyết những công việc của cá nhân hoặc công việc của gia đình. Tuy nhiên, một số CBCC cho rằng do thời gian gần đây chính sách về tinh gọn bộ máy hành chính các cấp đã và đang tiếp tục được thực hiện nên họ không yên tâm về vị trí việc làm của bản thân, đặc biệt là đối với những cán bộ trẻ và cán bộ không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, do công việc tại UBND cấp xã đều là những công việc văn phòng, bàn giấy nên thời gian ngồi làm việc nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Chính vì vậy, để duy trì và tạo động lức cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng thì không thể chỉ thực hiện từng giải pháp riêng lẻ mà cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)