Bồi thường tài sản cây cối, hoa màu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên đại bàn quận 2 thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 68)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Bồi thường tài sản cây cối, hoa màu

Thực hiện theo Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 và Quyết định số 02/2015/QĐ- UBND ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Biểu giá tính giá trị các loại cây trồng hoa màu trên địa bàn TP.HCM.

Áp dụng Điều 27 Quy định kèm theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chính Minh.

a. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

b. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

c. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

d. Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Quá trình bồi thường các loại đất luôn liên quan tới các tài sản trên đất, vì vậy khi Nhà nước thu hồi đất thì phải bồi thường những tài sản gắn liền trên đất, đó là những cây cối, hoa màu mà người dân đã trồng để đem lại thu nhập cho họ và những công trình trên đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tài sản gắn liền với đất của dự án này bao gồm nhiều chủng loại, nhiều kích thước và được tính theo nhiều mức giá khác nhau. Chủ yếu tài sản gắn liền với đất trên hai dự án này là các loại cây cối hoa màu. Giá bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu đã được quy định tương đối phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.

- UBND Quận 2 đã tổ chức công khai theo đúng quy định; tiếp nhận và xử lý các ý kiến thắc mắc về giá bồi thường tài sản kịp thời đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Việc thực hiện công tác bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu nhìn chung đã được phần lớn người dân chấp thuận.

Kết quả thực hiện bồi thường cây cối hóa màu thể hiện tại bảng 3.7 Bảng 3.7. Kết quả thực hiện bồi thường tài sản cây cối, hoa màu

STT Loại cây Đơn vị

tính

Số lượng

Thành tiền (đồng) 1 Dừa kiểng ( D = 20cm ) Cây 150 75.000.000 2 Cau thường ( D < 20cm ) Cây 160 2400.000

3 Tầm vông Cây 250 5000.000

4 Sen kiểng ( Ngô đồng ) Cây 500 7500.000

5 Cây liêm ( thời kì năng suất ổn

định) Cây 150 6000.000

6 Mai chiếu Thủy (7cm < D < 10cm) Cây 200 20.000.000 7 Bình bát ( thời kì năng suất ổn định) Cây 300 12.000.000

Tổng 127.900.000

(Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2)

Cây cối và hoa màu trên đất là một trong những tài sản được người dân đặc biệt quan tâm, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với người dân bị mất đất nông nghiệp.

Có rất nhiều diện tích hoa màu sắp đến thời gian thu hoạch nên phần nào cũng gây thiệt hại cho người dân ở khu vực bị thu hồi. Tổng kinh phí hỗ trợ bồi thường tài sản và cây cối hoa màu tại dự án là 127.900.000 đồng, trong đó chủ yếu là cây Dừa kiểng, Mai chiếu thủy và cây Bình bát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung, Hội đồng bồi thường Quận 2 đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các loại tài sản, cây cối, hoa màu trên đất đảm bảo theo đúng quy định về đơn giá của UBND Thành phố. Việc phân cấp chủng loại nhà, tài sản, công trình, cây trồng, vật nuôi và mức giá quy định cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án và tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm đó, vì vậy công tác bồi thường di chuyển nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi được người dân chấp hành tương đối thuận lợi

Đặc biệt có một số ít hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở những vị trí đất có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất tính bồi thường ở những vị trí này thực sự còn thấp (mới bằng khoảng 60% đến 65% giá thị trường).

3.2.3. Kết quả hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất tại dự án

Áp dụng Điều 22 Quy định kèm theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chính Minh.

Hội đồng bồi thường Quận 2 đã áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định để giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất sau khi thu hồi đất. Tuỳ từng trường hợp, điều kiện cụ thể để áp dụng các chính sách hỗ trợ khác nhau nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

- Đối với Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đã thể hiện rõ tại phương án số 347/PA-HĐBT ký ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 2 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM. Hội đồng bồi thường Quận 2 đã áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên các hộ dân trong dự án không đủ điều kiện nhận Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo Điều 34 Quy định kèm theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chính Minh.

- Đối với Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đã thể hiện rõ tại phương án số 349/PA-HĐBT ký ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 2 về Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất bị thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM. Hội đồng bồi thường Quận 2 đã áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên các hộ dân không có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

- Đối với Hỗ trợ suất tái định cư đã thể hiện rõ phương án số 348/PA-HĐBT, ký ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 2 về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM. Hội đồng bồi thường Quận 2 đã áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên các hộ dân không có nhu cầu suất tái định cư.

- Đối với Hỗ trợ khác đã thể hiện rõ tại phương án số 347/PA-HĐBT ký ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 2 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM. Hội đồng bồi thường Quận 2 đã áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên các hộ dân trong dự án không đủ điều kiện nhận Hỗ trợ khác.

Bảng 3.8. Bảng kết quả chính sách hỗ trợ

TT Loại hỗ trợ Số

hộ

Số khẩu

Diện tích (m2)

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền (đồng)

1

Hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường

0 0 0 0 0

2 Hỗ trợ ổn định đời sống

và sản xuất 0 0 0 0 0

3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề,

tìm kiếm việc làm 0 0 0 0 0

4 Hỗ trợ di chuyển 0 0 0 0 0

5

Thưởng bàn giao mặt bằng mặt bằng trước thời hạn

98

417 0

7.500 735.000.000

7 15.000 105.000.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tổng 840.000.000

(Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2)

Số liệu tại bảng 3.8 cho thấy: Tổng kinh phí hỗ trợ của dự án là 840.000.000 đồng, trong đó toàn bộ 105 hộ đều được nhận khoản kinh phí thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Kết quả tái định cư:

Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM không có hộ tái định cư vì người dân tại dự án không có nhu cầu suất tái định cư.

- Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ của dự án:

Kết quả tổng hợp kinh phí bồi thường hỗ trợ của dự án được thể hiện tại bảng 3.9.

Số liệu tại bảng 3.9 cho thấy, tổng số kinh phí bồi thường của dự án là 685.722.665.632 đồng, trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ chiếm 89,34%, còn lại chi phí khác là 11,66%.

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án

TT Nội dung Số tiền (đồng) Tỷ lệ

(%) I Chi phí bồi thường, hỗ trợ 612.252.380.029 89,29

1 Đất ở 11.031.164.400

2 Đất nông nghiệp 609.240.689.400

3 Vật kiến trúc 2.043.790.629

4 Bồi thường hoa màu 127.900.000

5 Hỗ trợ ổn định đời sống và hỗ trợ sản

xuất 0

6 Chi phí khen thưởng 840.000.000

II.

Chi phí phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ đo vẽ hiện trạng (2% x (I)):

12.245.047.601 1,78

III. Dự phòng phí (10% x (I)): 61.225.238.003 8,93 Tổng mức dự toán chi phí bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư của dự án ((I) + (II) + (III))

685.722.665.632 100

(Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.4. Đánh giá chung kết quả thu hồi đất tại Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM.

Dự án triển khai thực hiện công tác bồi thường đã được 100% công tác bồi thường, theo quy định mới tại Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 05 năm 2015 có nhiều điểm cải tiến mới so với Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 năm 2010 cụ thể như: Các chi phí bồi thường về đất được xác định theo đơn giá thị trường và các chi phí hỗ khác đều tăng hơn so với quy định cũ trước, đồng thời chính sách mới được xem xét trả tiền chậm căn hộ chung cư trong vòng 15 năm đối với các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do số tiền bồi thường không đủ để trả tiền mua căn hộ, chung cư. Trước đây đối với phần diện tích đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại công văn số : 4815/UBND-ĐTMT ngày 27/09/2011 chung cho toàn thành phố cũng ảnh hưởng đến một số hộ dân so bì với một số dự án lân cận (quy định từ giá 200.000 đồng/m2 đến 375.000 đồng/m2 tùy theo từng vị trí của loại đất). Mặt khác các hộ dân bị ảnh hưởng đất nông nghiệp trong cùng dự án cũng so bì với nhau về vị trí đất nông nghiệp gần tiếp giáp mặt tiền đường với vị trí nằm xa vị trí mặt tiền đường. Tuy nhiên hiện nay chi phí bồi thường về đất nông nghiệp đã được xác định theo đơn giá thị trường theo thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường nên có nhiều chuyển biến tích cực về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 2. Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 chủ yếu bồi thường đất nông nghiệp và một số hộ có nhà ở, đất ở xin di dời sớm và tự lo nơi ở mới (một phần là do các hộ có điều kiện lo nơi ở mới, phần lớn là để giải quyết khó khăn về kinh tế). Với đội ngũ cán bộ

công tác lâu năm, chuyên nghiệp, chịu khó vận động, giải trình các chính sách để người dân hiểu rõ về từng nội dụng ý kiến của hộ dân và đến nay dự án cơ bản đã hoàn thành xuất sắc khối lượng bồi thường 100%.

3.3. Đánh giá tác động của dự án đến đời sống việc làm của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất

- Kết quả điều tra ý kiến người dân về thu hồi đất được thể hiện tại bảng 3.10.

Số liệu tại bảng 3.10 cho thấy :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Về kết quả bồi thường về đất : có 84/105 phiếu, chiếm 80% số phiếu điều tra cho rằng mức bồi thường như vậy là thỏa đáng, còn lại 21 phiếu, chiếm 20% cho rằng chưa thỏa đáng. Lý do các hộ đưa ra là giá bồi thường về đất vẫn còn thấp hơn so với thị trường thực tế.

+ Về bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc : có 87/105 phiếu, chiếm 82,86% số phiếu điều tra cho rằng mức bồi thường như vậy là thỏa đáng, còn lại 18 phiếu, chiếm 17,14% cho rằng chưa thỏa đáng. Lý do các hộ đưa ra là giá bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc vẫn còn thấp hơn so với xây dựng thực tế.

+ Về bồi thường cây cối, hoa màu : có 92/105 phiếu, chiếm 87,62% số phiếu điều tra cho rằng mức bồi thường như vậy là thỏa đáng, còn lại 13 phiếu, chiếm 12,38% cho rằng chưa thỏa đáng. Lý do các hộ đưa ra là giá bồi thường về cây cối, hoa màu vẫn còn thấp hơn so với thị trường thực tế.

+ Về Chính sách hỗ trợ : có 80/105 phiếu, chiếm 76,19% số phiếu điều tra cho rằng mức bồi thường như vậy là thỏa đáng, còn lại 25 phiếu, chiếm 23,81% cho rằng chưa thỏa đáng. Lý do các hộ đưa ra là chính sách hỗ trợ không nhiều hơn các dự án đền bù trước đây.

Bảng 3.10. Kết quả điều tra về công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư

TT Hạng mục Mức bồi thường

Số phiếu Tỷ lệ %

1 Bồi thường về đất Thỏa đáng 84 80,00

Chưa thỏa đáng 21 20,00

2 Bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc

Thỏa đáng 87 82,86

Chưa thỏa đáng 18 17,14

3 Bồi thường về cây cối, hoa màu

Thỏa đáng 92 87,62

Chưa thỏa đáng 13 12,38

4 Chính sách hỗ trợ Thỏa đáng 80 76,19

Chưa thỏa đáng 25 23,81

(Nguồn: Điều tra và tính toán)

* Phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân sau thu hồi đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng 3.11 cho thấy phương thức sử dụng tiền bồi thường rất đa dạng. Có 33,33% số tiền bồi thường được sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, 27,62% để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, 14,29% sử dụng tiền bồi thường đem gửi tiết kiệm, một số hộ mua đất canh tác ổn định cuộc sống và một số mục đích khác.

Bảng 3.11. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

TT Chỉ tiêu

Số hộ Tổng số

(hộ)

Tỷ lệ

%

Tổng số 105 100

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN, trong đó: 35 33,33

- Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường 21 20,00

- Sử dụng dưới 70% số tiền bồi thường 14 13,33

2 Gửi tiết kiệm, cho vay 15 14,29

+ Gửi tiết kiệm 10 9,52

+ Cho vay 5 4,76

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 29 27,62

4 Mua sắm đồ dùng 10 9,52

5 Học nghề 6 5,72

6 Đầu tư cho con học nghề 5 4,76

7 Mục đích khác 5 4,76

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Trên cơ sở các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án, đề tài cũng thăm dò ý kiến của các hộ dân trực tiếp bị ảnh hưởng trong dự án, đa số các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án có nhiều tác động vào nhiều yếu tố khác nhau như:

3.3.1. Tác động đến thu nhập và việc làm

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, đa số người bị ảnh hưởng dùng tiền bồi thường, hỗ trợ để làm lại nhà và mua đất khác để tái SXNN và sử dụng tiền vào một số mục đích đầu tư cho kinh doanh dịch vụ. Một số hộ gia đình, cá nhân làm nghề tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn do sau khi GPMB không tiếp tục sinh sống bằng nghề nghiệp cũ, họ di chuyển gần khu trung tâm sinh sống để chuyển sang buôn bán nhỏ và làm công nhân.

Sau khi GPMB đa số người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn vì các hộ SXNN được bồi thường tiếp tục nhận chuyển nhượng đất ở nơi xa có giá thấp nên diện tích SXNN lớn hơn so với trước khi GPMB. Đối với các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất SXNN nhỏ, họ chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán nhỏ và công nhân nên thu nhập có phần cao hơn trước khi GPMB.

Bảng 3.12. Thu nhập bình quân của người dân vùng nghiên cứu

Đơn vị: đồng

Thu nhập bình quân Trước thu hồi Sau thu hồi

Bình quân hộ/năm 300.020.736 308.415.840

Bình quân đầu người/ năm 75.005.184 77.103.960 Bình quân đầu người/tháng 6.250.432 6.425.330

(Nguồn: Điều tra và tính toán)

Để xác định sự thay đổi về thu nhập do tác động của công tác bồi thường GPMB, đề tài điều tra thu nhập trước và sau khi thu hồi đất của dự án.

Bảng 3.13. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 105 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 84 80

2 Số hộ có thu nhập không đổi 21 20

3 Số hộ có thu nhập kém đi 0 0

(Nguồn: Điều tra và tính toán) Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất :

Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu khai thác chế biến ... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của thành phố Hồ Chí Minh là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên đại bàn quận 2 thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)