Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số năm 2017: tổng số dân của huyện là 211.629 người. Trong đó nam 103.032 người, nữ 108.597 người. Mật độ dân số trung bình 1.090 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số của tỉnh Bắc Giang là 658 người/km2 (tỉnh Bắc Giang là
432 người/km2). Để giải quyết công ăn việc làm cho lao động, Huyện Ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó có việc xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào huyện Hiệp Hòa.
3.1.2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Những năm qua, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: giai đoạn 2006 - 2012 (tăng trưởng kinh tế bình quân 7,80 %/năm); giai đoạn 2012 - 2017 mức tăng trưởng của huyện đã có sự bứt phá rõ rệt với 11,89%(tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm). Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 903 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 505,3 tỷ (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 4,3%); giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 102,7 tỷ đồng....
Năm 2017 bình quân thu nhập đầu người của toàn huyện Hiệp Hoà là 6,7 triệu đồng.
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện
* Về đường bộ: Toàn huyện có 750,80 km giao thông đường bộ từ liên huyện, liên xã, liên thôn chia ra:
- Quốc lộ 37 đi Thái Nguyên - Tuyên Quang chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phú Bình - Thái Nguyên có chiều dài 21km.
- Tỉnh lộ 278 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phổ Yên - Thái Nguyên có chiều dài 23km
- Tỉnh lộ 295 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Yên Phong - Bắc Ninh có chiều dài 19km
- Tỉnh lộ 296 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Sóc Sơn - Hà Nội có chiều dài 13km
- Đường huyện lộ có 9 tuyến chính dài 87,5 km với mặt rộng đường từ 3- 5m; đường liên xã 70 km và đường liên thôn dài 489,7 km. Các xã đều có đường ô tô chạy đến UBND xã, về cơ bản đạt 60% là đường bê tông và đường trải nhựa số còn lại là đường cấp phối rải đá răm, còn các tuyến đường liên thôn, liên xóm bê tông cứng hóa được 50% phần còn lại là đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.
* Về đường thuỷ: Có một sông lớn (Sông Cầu) chảy qua huyện với chiều dài 44km, đáp ứng nhu cầu vận tải thuỷ vừa và nhỏ cho nhân dân, nhất là các xã ven sông khai thác tài nguyên như cát, sỏi, tre, gỗ nguyên liệu... trong mùa mưa lũ. Nhìn chung Hiệp Hòa có hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá.
3.1.2.4. Thực trạng kinh tế nông thôn của huyện a. Kinh tế nông nghiệp:
Đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu vật nuôi. Kết quả sản xuất vụ Đông-Xuân 2015-2017 gieo trồng 7.714 ha, năng suất cây trồng đạt 58,6 tạ/ha, sản lượng đạt 45.196 tấn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 16.720 tấn.
b. Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ:
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 60,66 ha đất khu công nghiệp. Trong đó thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đã và đang thực hiện tốt như ở cụm công nghiệp Đức Thắng, Công ty cổ phần Gốm xây dựng Hiệp Hòa thuộc cụm công nghiệp Hợp Thịnh. Ngoài ra còn thu hút thêm được liên doanh các công ty sản xuất gạch men đầu tư vào cụm công nghiệp Hợp Thịnh. Một số ngành nghề mới như may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, tái chế sợi, nhựa ... bước đầu hoạt động có hiệu quả.