Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa
3.1.3.1. Thuận lợi:
Hiệp Hòa có vị trí tương đối thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Phú Bình (Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên (Bắc Giang), phía Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) phía nam giáp với khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh, giao thông đường thuỷ sông Cầu bao quanh khu vực phía Tây và phía Nam, tạo cho huyện thông thương với các trung tâm kinh tế lớn ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tiềm năng đất nông lâm nghiệp còn lớn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, huyện vẫn còn một phần quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào trồng cây lâu năm, cây hoa mầu. Nếu được đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây sẽ là một lợi thế trong phát triển các mô hình sản xuất (tổng hợp, dịch vụ giống cây con, nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản, nông lâm kết hợp) trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hơn nữa Hiệp Hòa có một điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, cần kết hợp tốt với điều kiện đất đai của từng vùng để mở rộng sản xuất nền nông nghiệp sinh thái đa dạng với những sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu.
Nền kinh tế huyện có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào, trẻ, trình độ ngày một nâng lên, đây sẽ là nguồn lực để khai thác tiềm năng đất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
3.1.3.2. Khó khăn:
- Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi có địa hình phức tạp, một số cơ sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) xuống cấp (đường liên thôn xóm chủ yếu là đường đất, điều kiện đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mưa) mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm nhưng chưa
có kinh phí hoàn thiện, tu bổ nên có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng và lưu thông hàng hoá.
- Trong những năm qua, mặc dù đã có những vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bên cạnh đó Hiệp Hòa vẫn còn không ít những khó khăn như thu nhập bình quân đầu người thấp so với nhu cầu thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tập quán sản xuất còn lạc hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm, đất đai kém mầu mỡ do khai thác sử dụng, khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế... Qua việc tìm hiểu sơ bộ tình hình nông hộ ở Hiệp Hòa chúng tôi thấy có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ là: Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu cơ cấu giống thích hợp, chưa có công thức canh tác hợp lý để cho hiệu quả kinh tế cao.
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa năm 2017
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Hiệp Hòa năm 2017 là 20305,98 ha.
Chia ra:
Bảng 3. 1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2017
Số TT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên 20305,98
1 Đất nông nghiệp NNP 14761,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13679,9
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1369,8
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2249,5
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17.19
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 17.19
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1048.39
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 16,07
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5769,86
3 Đất chưa sử dụng CSD 68,57
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa ,năm 2017)
Đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 14761,5 ha, chiếm 72,69 % so với tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 5769,86 ha, chiếm 28,41 % so với tổng diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích là 68,57 ha, chiếm 1,1% diện tích tự nhiên của huyện.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Hiệp Hòa năm 2017 là 20305,98 ha, so với năm 2015, tổng diện tích tự nhiên không tăng, không giảm. Trong đó:
* Đất nông nghiệp có 14761,24 ha, giảm so với năm 2015 là 342,94 ha.
Do chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp có 5769,86 ha, tăng so với năm 2015 342,94 ha.
* Đất chưa sử dụng có 68,57 ha so với năm 2015 không tăng, không giảm.
Bảng 3.2. Biến động quỹ đất của huyện Hiệp Hòa giai đoạn năm 2015 - 2017
ĐVT: ha
Nhóm đất Năm 2015 Năm 2017 Tăng (+)
Giảm (-)
Đất nông nghiệp 15104,18 14761,5 - 342,68
Đất phi nông nghiệp 5426,92 5769,86 + 342,94
Đất chưa sử dụng 68,57 68,57 0
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2017) 3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hiệp Hòa năm 2017 là 13679,9 ha.
Bảng 3.3. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa năm 2017
STT Loại đất Mã loại
đất
Diện tích ( ha) Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp SXN 13679,9
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11430,4
- Đất trồng lúa LUA 10060,6
+ Đất chuyên trồng lúa nước LUC 9519,3
+ Đất trồng lúa nước còn lại LUK 541,3
+ Đất trồng lúa nương LUN
- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1369,8
+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác HNK 1369,8 + Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2249,5
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2017) Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hiệp Hòa năm 2017 là 13679,9 ha. Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm với tổng diện tích là 11430,4 ha, chiếm 83,56 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm là 2249,5 ha, chiếm 16,44 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2017 là 13679,9 ha giảm so với năm 2015 là 349,95 ha được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017
Mục đích sử dụng
Diện tích năm 2015
(ha)
So với năm 2017 DT năm
2017 (ha)
Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14029,8 13679,9 - 349,9 1. Đất trồng cây hàng năm 11782,2 11430,4 - 351,8
1.1. Đất trồng lúa 10315,0 10060,6 - 254,4
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1467,2 1369,8 - 97,4
2. Đất trồng cây lâu năm 2247,7 2249,5 + 1,8
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2017) Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa chiếm diện tích cao nhất chứng tỏ lúa vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Hiệp Hòa.
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa theo các tiểu vùng
3.3.1. Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên 3 tiểu vùng của huyện Hiệp Hòa
Bảng 3.5. Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên 3 tiểu vùng của huyện Hiệp Hòa
STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ so với đất sản xuất nông nghiệp (%) Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 13.679,9 100
1 Chuyên lúa 1.835,8 13,4
2 Lúa màu 1.868,6 13,7
3 Cây ăn quả 217,2 1,6
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Mô tả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên 3 tiểu vùng của huyện Hiệp Hòa:
* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (2 lúa):
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân áp dụng. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân - lúa mùa.
- Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng. Trồng phổ biến các giống Khang dân, BC15, Bắc Thơm, ... Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 52 - 60 tạ/ha.
- Lúa mùa: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển dài ngày như: nếp, bao thai ... để đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại.
LUT này thường áp dụng tại những nơi có điều kiện nước tưới tiêu, địa hình bằng phẳng nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.
* Loại hình sử dụng đất lúa - màu:
Có 3 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - lúa mùa - rau, màu vụ đông (ngô, khoai lang, rau vụ đông…). Loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát.
- Lúa xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân và một số giống lúa lai. Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 52 - 60 tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.
- Lúa mùa: Trong LUT này lúa mùa được cấy sớm, trồng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, Bắc thơm, Hương thơm…Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 39 - 47 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông. Thời vụ gieo trồng từ 7/6 - 15/6 (trà mùa sớm).
- Vụ đông: chủ yếu trồng các loại ngô, khoai tây, bắp cải và một số cải ăn lá.
+ Ngô: thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: LVN4 và một số giống ngô địa phương, năng suất đạt khoảng 38 - 42 tạ/ha.
+ Bắp cải: giống sử dụng trong sản xuất là giống địa phương có thời gian sinh trưởng từ 95 - 110 ngày; lượng giống gieo 400g/ha; bón lót phân hữu cơ 6-8 tấn/ ha, bón thúc 2 lần bằng phân NPK với lượng phân bón 800 kg/ha. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ phun khi có sâu bệnh hại và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch từ 15- 20 ngày. Năng suất trung bình đạt 18- 20 tấn/ha.
+ Khoai tây: Thời vụ gieo từ 15/10 đến 15/11, giống sử dụng trong sản xuất là Diamant và giống KT3 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 105 ngày;
lượng giống 1.000 kg/ha phân bón gồm: Phân hữu cơ 6- 8 tấn, Urê 300 kg, lân 500 kg, KaliClorua 250 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun khi có sâu, bệnh hại. Năng suất khoai tây trung bình đạt 20- 22 tấn/ha.
Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu.
* Loại hình sử dụng đất cây ăn quả:
Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Na, vải, nhãn ... cho năng suất cao.
LUT này được phân bố gần nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý.
Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.
3.3.2. Hiệu quả kinh tế
Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (T); Chi phí sản xuất (Csx); Thu nhập thuần (N); Hiệu quả đồng vốn (H); Giá trị ngày công lao động.
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của tiểu vùng 1
Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm ở tiểu vùng 1 chủ yếu tính trên 1 ha được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng ở tiểu vùng 1 (tính bình quân cho 1 ha)
TT Loại cây Giá trị SX (1000đ)
Chi phí SX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả đồng
vốn (lần)
Giá trị ngày công
lao động (1000đ)
1 Lúa xuân 45.600 23.600 22.000 0,93 81,48
2 Lúa mùa 42.400 25.490 16.910 0,66 76,86
3 Ngô đông 23.625 16.700 6.925 0,41 27,70
4 Rau màu 121.500 30.510 90.990 2,98 151,65
5 Nhãn 150.000 40.500 109.500 2,70 121,67
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
Qua số liệu ở bảng cho ta thấy cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất là cây rau màu với hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,98. Tuy nhiên, cây rau lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên thời tiết mưa bão thiên tai
diễn biễn bất thường, khó dự báo và đòi hỏi rất lớn ở đầu ra tiêu thụ. Bên cạnh đó, cây nhãn cũng mang lại giá trị kinh tế cao nhưng lại không phải là chuyên canh mà chỉ với diện tích nhỏ nên thực sự chưa mang lại hiệu quả.
Cây lúa có hiệu quả sử dụng vốn không cao tuy nhiên vẫn là cây trồng nông nghiệp chủ lực của vùng. Cây có hiệu quả kinh tế thấp nhất là cây ngô đông do thời tiết tại thời điểm trồng ngô đông có nhiều sương muối dẫn tới năng suất kém, mặt khác chi phí đầu tư cho cây ngô lớn, thị trường không ổn định do đó giá ngô thấp dẫn tới thu nhập thuần của người trồng ngô thấp.
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở tiểu vùng 1
(tính bình quân cho 1 ha)
Kiểu sử dụng đất
Giá trị sản xuất (1000đ)
Chi phí sản xuất (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả vốn (lần)
Giá trị ngày công lao động (1000đ)
1. Đất chuyên lúa 88.000 49.090 38.910 1,59 158,34
2 vụ lúa(LX-LM) 88.000 49.090 38.910 1,59 158,34
2. Đất 2 vụ lúa và cây vụ đông 160.562,5 72.695 87.867,5 3,29 248,02
LX-LM-Ngô đông 111.625 65.790 45.835 2 186,04
LX-LM-Rau màu 209.500 79.600 129.900 4,57 309,99
3. Đất trồng cây ăn quả 150.000 40.500 109.500 2,7 121,67
Nhãn 150.000 40.500 109.500 2,7 121,67
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2017) Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất
* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa
Loại hình sử dụng đất này đạt giá trị kinh tế 88.000 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất là 49.090 triệu đồng, tổng thu nhập thuần 38.910 triệu đồng, hiệu quả sử dụng vốn đạt 1,59 lần, giá trị ngày công lao động 158,34 nghìn đồng/công lao động. Theo điều tra nông hộ và điều tra thực địa thì loại hình sử dụng đất này vẫn là loại hình sử dụng đất phổ biến và được người dân chấp nhận.
* Loại hình sử dụng đất lúa - màu LUT 2 lúa - cây vụ đông:
Loại hình sử dụng này mang lại hiệu quả kinh tế cao, song chưa được phổ biến rộng rãi. LUT này có 1 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa + cây màu vụ đông và công thức luân canh là LX-LM- ngô đông, LX-LM-rau màu, công thức cho hiệu quả nhất là LX-LM-rau màu loại hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất đạt 209.500 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất 79.600 triệu đồng,tổng thu nhập thuần 129.900 triệu đồng,hiệu quả sử dụng vốn là 4,57 lần, giá trị ngày công lao động 309,99 nghìn đồng/công lao động.
*Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả
Cây ăn quả được trồng chủ yếu trên địa bàn là cây nhãn với giá trị sản xuất đạt 150.000 triệu đồng, chi phí sản xuất là 40.500 triệu đồng, thu nhập thuần là 109.500 triệu đồng, hiệu quả sử dụng vốn là 2,7 lần và giá trị ngày công lao động là 121,67 nghìn đồng/công lao động.
3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của tiểu vùng 2
Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi. Hiệu quả kinh tế của tiểu vùng 2 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở tiểu vùng 2 (tính bình quân cho 1 ha)
TT Loại cây Giá trị SX (1000đ)
Chi phí SX (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả đồng vốn
(lần)
Giá trị ngày công
lao động (1000đ)
1 Lúa xuân 43.040 19.010 24.030 1,26 104,48
2 Lúa mùa 39.760 20.360 19.400 0,95 77,60
3 Ngô đông 24.750 15.350 9.400 0,61 36,15
4 Vải 267.500 57.600 209.900 3,64 116,60
5 Nhãn 150.000 40.500 109.500 2,70 121,67
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, năm 2017)
Để xác định hiệu quả của từng loại cây trồng trên vùng phải tính toán tới chi phí sản xuất và giá trị sản xuất từ đó suy ra thu nhập thuần. Qua bảng số liệu ta thấy: Cây vải là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc và mất nhiều công lao động nhất với mức chi phí cao. Lúa mùa và lúa xuân vẫn là hai loại cây trồng chủ yếu với mức chi phí sản xuất thấp và không tốn nhiều công lao động như vải và nhãn.
Ngô là cây trồng mà người dân chủ yếu trồng để làm thức ăn cho gia súc luân canh với các vụ lúa nhưng cho thu nhập thấp.
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở tiểu vùng 2
(tính bình quân cho 1 ha)
Kiểu sử dụng đất
Giá trị sản xuất (1000đ)
Chi phí sản xuất
(1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả vốn (lần)
Giá trị ngày công lao động (1000đ) 1. Đất chuyên lúa 82.800 39.37
0
43.430 2,21 182,08
2 vụ lúa(LX-LM) 82.800 39.37
0
43.430 2,21 182,08 2. Đất 2 vụ lúa và cây vụ đông 107.550 54.720 52.830 2,82 218,23
LX-LM-Ngô đông 107.550 54.720 52.830 2,82 218,23
3. Đất trồng cây ăn quả 208.750 49.05 0
159.700 3,17 119,14
Nhãn 150.000 40.500 109.500 2,70 121,67
Vải 267.500 57.600 209.900 3,64 116,60
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2017)
LUT cây ăn quả của vùng này có hiệu quả kinh tế cao với thu nhập thuần là 159.700 triệu đồng, giá trị ngày công lao động là 119,135 nghìn đồng/công lao động. Tuy nhiên LUT này đòi hỏi người dân phải có kỹ thuật chăm sóc cao.
LUT 2 vụ lúa và cây vụ đông cũng cho thu nhập cao với giá trị ngày công lao động là 218,23 nghìn đồng/công lao động.
Tuy nhiên lúa vẫn là cây trồng quen thuộc, là lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại vùng này. LUT 2 lúa được người dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực