Đặc điểm nông sinh học và đặc điểm thực vật học của các giống sắntham

Một phần của tài liệu Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 (Trang 38 - 43)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm nông sinh học và đặc điểm thực vật học của các giống sắntham

4.2.1. Đặc điểm sinh học của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Các tính trạng như chiều cao thân chính, chiều cao cây, khả năng phân cành, đường kính gốc, tổng số lá/cây là đặc tính sinh trưởng do giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Tuy nhiên trong cùng điều kiện canh tác như nhau thì đặc điểm hình thái là do giống quy định. Các chỉ tiêu này ngoài phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất thì đặc điểm hình thái còn là chỉ tiêu để phân biệt các giống và nhóm giống sắn khác nhau. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái của các giống sắn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia nghiên cứu

STT Tên giống

Chiều cao thân chính

(cm)

Chiều dài các cấp cành

Chiều cao cây

cuối cùng (cm)

Đường kính

gốc (cm)

Tổng số lá (lá/cây) Cành cấp

1 (cm)

Cành cấp 2, 3 (cm)

1 Sắn Cao sản 61,8 180,0 100,0 341,8 2,7 154,0

2 Sắn CSKC 393,0 - - 393,0 3,7 113,0

3 Sắn Lá tre 59,2 182,0 86,0 327,2 3,1 196,0 4 Sắn Nghệ 28,6 110,0 152,0 290,6 2,8 180,0 5 Sắn Đỏ 1 35,8 180,0 175,0 390,8 2,6 155,0 6 Sắn Xanh 1 165,4 58,0 159,0 382,4 2,7 127,0

7 Sắn Tăng sản 362,0 - - 362,0 2,8 145,0

8 Sắn Xanh 2 157,8 128,0 42,0 327,8 3,5 117,0 9 Sắn Trắng 131,6 120,0 58,0 309,6 4,7 120,0 10 Sắn Đỏ 2 40,6 156,0 180,0 376,6 4,2 156,0 11 Sắn Mỳ Kè 27,6 119,0 219,0 365,6 4,0 119,0 12 Sắn KM440 136,0 160,0 109,0 405,0 4,8 160,0 13 Sắn HB80 146,4 156,0 98,0 400,0 3,1 156,0

14 Sa06 350,0 - - 350,0 3,7 174,0

15 KM95 102,4 117,0 167,0 386,0 4,7 117,0 16 KM419 155,0 131,0 60,0 346,0 4,3 131,0

- Chiều cao thân chính

Chiều cao thân chính của cây sắn được tính từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào đặc tính của giống và liên quan đến tổng số lá/cây, thường các giống có chiều cao thân chính thấp thì phân cành nhiều, số lá/cây nhiều hơn, ngược lại thân chính cao, mập phân cành ít.

Chiều cao thân chính thấp có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa nghề trồng sắn và có khả năng chống đổ tốt.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy chiều cao thân chính của các giống sắn thí nghiệm biến động lớn, dao động trong khoảng 27,6 cm – 393 cm. Trong thí nghiệm giống có chiều cao thân chính > 300 cm là sắn CSKC, sắn Tăng sản và sắn Sa06. Các giống sắn Xanh 1, Xanh 2, sắn Trắng, KM440, sắn HB80 và sắn KM95 có chiều cao thân chính > 100 cm, dao động từ 102,4 - 165,4 cm.

Các giống còn lại có chiều cao thân chính < 100 cm, dao động trong khoảng 27,6 - 61,8 cm.

- Chiều cao cây

Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến ngọn, đặc tính này phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, khả năng chống đổ và trồng xen. Qua theo dõi chúng tôi thấy chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng 290,6 – 405 cm. Trong đó hai giống có chiều cao cây > 400 cm là sắn KM440 và sắn HB80. Giống sắn Nghệ là giống duy nhất có chiều cao < 300 cm, các giống còn lại chiều cao cây > 300 cm dao động trong khoảng 327,2 - 393 cm.

- Chiều dài các cấp cành

Khả năng phân cành của giống sắn là đặc tính di truyền do giống quy định. Đây là yếu tố quyết định đến chiều cao thân chính và tổng số lá trên cây.

Sự phân cành là cơ sở để xác định mật độ trồng và trồng xen sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sở để chọn tạo giống.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống sắn đa phần đều có khả năng phân cành cấp I, II chỉ riêng giống sắn Tăng sản và sắn Sa06 không phân cành. Chiều dài cành cấp I của các giống sắn tham gia thí nghiệm biến động lớn và dao dodọng trong khoảng 58 - 182 cm.

Cành cấp II là cành mọc từ cành cấp I. Trong thí nghiệm, chiều dài cành cấp II của các giống sắn dao động trong khoảng 42 - 219 cm.

- Đường kính gốc

Chiều cao cây và đường kính gốc có liên quan mật thiết với nhau.

Đường kính gốc phản ánh độ mập của cây, đường kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.

Số liệu bảng 4.4 cho thấy có đường kính gốc của các giống sắn thí nghiệm dao động trong khoảng 2,6 - 4,8 cm. Trong đó hai giống có đường kính gốc ≥ 4 cm là sắn Trắng, Đỏ 2, Mỳ kè, KM440, KM95 và KM419, dao động từ 4 - 4,8 cm. Các giống còn lại đường kính gốc > 3 cm, dao động trong khoảng 3,1 - 3,7 cm. Các giống có đường kính gốc < 4 cm và > 3 cm là sắn CSKC, sắn Lá tre, sắn Xanh 2, HB80 và sắn Sa06. Các giống còn lại có đường kính gốc < 3 cm dao động từ 2,6 - 2,8 cm.

- Tổng số lá trên cây

Tổng số lá trên cây có vai trò quan trọng tới năng suất cây trồng, lá ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp của cây, tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ và vận chuyển sản phẩm về tích lũy ở thân cành. Tổng số lá phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, trung bình tổng số lá trên thân của các giống sắn thí nghiệm biến động lớn và dao động trong khoảng 113 - 196 lá/cây. Trong thí nghiệm các giống có tổng số lá > 170 lá/cây là sắn Lá tre, sắn Nghệ và sắn Sa06. Các giống còn lại có tổng số lá < 160 lá/cây.

4.2.2. Đặc điểm thực vật học của các giống sắn tham gia nghiên cứu Bảng 4.6: Màu sắc sinh học của các giống sắn

STT Giống

Màu sắc Ngọn

Cuống

Vỏ thân

Vỏ củ ngoài

Vỏ củ trong

Thịt củ

1 Sắn Cao sản

Xanh đậm

Tím Xanh đậm

Xám Xám

trắng

Trắng ngà vàng

Trắng đục 2 Sắn CSKC Xanh

đậm tím xanh đậm

Xám bạc

Xám nâu

ngà vàng

Trắng đục 3 Sắn Lá tre Xanh

đậm

xanh đậm

tím Đỏ tía Xám trắng

ngà vàng

Trắng đục 4 Sắn Nghệ Xanh

nhạt

Xanh đậm

xanh tím

Xám Xám trắng

vàng Trắng vàng 5 Sắn Đỏ 1 Xanh

nhạt

Xanh nhạt

tím Đỏ nâu Xám trắng

Hồng tía

Trắng đục 6 Sắn Xanh 1

Xanh nhạt

xanh đậm

xanh tím

Xám Xám nâu

trắng ngà vàng

Trắng đục

7 Sắn Tăng sản Xanh đậm

Tím xanh nhạt

Xám bạc

Xám nâu

vàng Trắng đục 8 Sắn Xanh 2 Xanh

nhạt

Tím xanh tím

xám Xám nâu

phớt hồng

Trắng đục 9 Sắn Trắng

Xanh nhạt

Xanh tím

xanh tím

Xám Xám

nâu

trắng ngà vàng

Trắng đục

10 Sắn Đỏ 2 Xanh nhạt

xanh nhạt

tím Xám Xám trắng

hồng tía

Trắng đục 11 Sắn Mỳ Kè Xanh

đậm

xanh đậm

xanh tím

Xám bạc

Xám nâu

trắng Trắng đục 12 Sắn KM440

Xanh đậm

xanh đậm

xanh nhạt

Đỏ Tím nhạt

Xám trắng

trắng ngà vàng

Trắng đục

13 Sắn HB80 Xanh đậm

xanh đậm

tím Đỏ tím Xám nâu

phớt hồng

Trắng đục 14 Sắn Sa06 Xanh

nhạt

xanh đậm

xanh tím

Xám bạc

Xám trắng

trắng Trắng đục 15 Sắn KM95 Xanh

đậm

Xanh tím

tím xám Xám

trắng

Phớt hồng

Trắng đục 16 Sắn KM419 Xanh

đậm

Xanh nhạt

Xanh nhạt

Xám Xám nâu

vàng Trắng đục

- Màu lá

Các giống sắn thí nghiệm có lá màu xanh nhạt và xanh đậm. Chủ yếu các giống sắn trong thí nghiệm có màu lá xanh đậm, trong đó có bảy giống có màu lá xanh nhạt là: sắn Nghệ, sắn Đỏ 1, sắn Xanh 1, Xanh 2, sắn Trắng, sắn Đỏ 2 và sắn Sa06.

- Màu ngọn lá

Các giống sắn trong tập đoàn có lá ngọn màu tím, xanh tím, xanh nhạt và xanh đậm. Các giống sắn đa phần có màu ngọn lá là màu xanh đậm. Trong thí nghiệm có hai giống ngọn lá màu xanh tím là: Sắn Trắng và sắn KM95, ba giống có ngọn lá xanh nhạt là: Sắn Đỏ 1, Đỏ 2 và sắn KM419, bốn giống có ngọn lá màu tím là: Sắn Cao sản, CSKS, sắn Tăng sản và sắn Xanh 2. Các giống còn lại đều có ngọn lá màu xanh đậm.

- Màu cuống lá

Các giống sắn thí nghiệm có cuống lá màu tím, xanh tím, xanh nhạt, xanh đậm. Trong đó hai giống sắn Cao sản và sắn CSKC có cuống lá màu xanh đậm, ba giống sắn Tăng sản, sắn KM440 và sắn KM419 có cuống lá màu xanh nhạt. Ngoài ra, các giống có cuống lá màu tím như sắn Lá tre, sắn Đỏ 1, Đỏ 2, sắn HB80 và sắn KM95. Các giống sắn còn lại đều có cuống lá màu xanh tím.

- Màu vỏ thân

Các giống sắn thí nghiệm có vỏ thân màu xám, xám bạc, đỏ tía, đỏ nâu, và đỏ tím. Trong đó giống sắn Lá tre có vỏ thân màu đỏ tía, sắn Đỏ 1 màu đỏ nâu, giống KM440 và HB80 có màu đỏ tím (sắn KM440 có màu đỏ tím nhạt hơn sắn HB80). Có bốn giống có vỏ thân màu xám bạc như sắn CSKC, sắn Tăng sản, sắn Mỳ kè và sắn Sa06. Các giống còn lại đều có vỏ thân màu xám.

- Màu vỏ củ ngoài

Vỏ củ ngoài (vỏ lụa) của các giống sắn trong tập đoàn có màu xám trắng và xám nâu. Trong đó tám giống có vỏ củ màu xám trắng là sắn Cao sản, sắn Lá tre, sắn Nghệ, sắn Đỏ 1, Đỏ 2, sắn KM440, sắn Sa06 và KM95.

Các giống còn lại có màu vỏ củ là xám nâu.

- Vỏ củ trong

Vỏ củ trong của các giống sắn thí nghiệm có màu trắng ngà vàng, ngà vàng, vàng, phớt hồng, hồng tía, trắng.

Trong thí nghiệm hai giống có vỏ củ trong màu trắng là sắn Mỳ kè và sắn Sa06; hai giống cỏ vỏ củ trong màu hồng tía là sắn Đỏ 1, Đỏ 2; hai giống có màu ngà vàng là sắn CSKC và sắn Lá tre, tiếp nữa có ba giống có vỏ củ màu vàng là sắn Nghệ, sắn Tăng sản và sắn KM419; ba giống màu phớt hồng là sắn Xanh 2, HB80 và sắn KM95. Các giống còn lại có màu trắng ngà vàng

-Màu thịt củ

Các giống sắn thí nghiệm đều có thịt củ màu trắng đục riêng giống sắn Nghệ SL có màu trắng vàng.

Một phần của tài liệu Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)