Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên (Trang 33 - 51)

Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác ngô của Bộ NN&PTNT [4].

* Làm đất: Làm đất tơi, xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

* Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cm x 1cây

* Phân bón:

+ Phân vi sinh Sông Gianh: 2 tấn/ha + Phân vô cơ: 150N : 90P2O5: 90K2O/ha Tương đương với lượng phân:

Đạm urê: 326,09 kg/ha Supe lân: 545,45 kg/ha Kaliclorua: 180 kg/ ha + Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% phân vi sinh và 100% phân lân supe + Bón thúc:

Lần 1: Bón với lượng là 1/2 N+1/2 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới xáo lần 1 cho ngô.

Lần 2: Bón với lượng là 1/2 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.

* Chăm sóc:

+ Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng.

+ Khi ngô có 3 - 5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1.

+ Khi ngô 7 - 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ.

+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ trước và sau trỗ cờ 10 - 15 ngày.

* Thu hoạch: Khi thân lá và lá bị chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu về các đặc điểm hình thái, năng suất được xử lý thống kê theo phần mềm IRRISTAT 4.0.

- Các số liệu chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ tiêu sâu bệnh… được tính toán trên bảng tính Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm

Cây ngô từ khi gieo đến khi thu hoạch phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Thời gian sinh trưởng (TGST) được chia làm 2 thời kỳ chính: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

+ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ khi hạt nảy mầm bao gồm việc hình thành các cơ quan sinh dưỡng và phân hóa cấu trúc hoa. Thời kỳ này kết thúc khi ngô trỗ cờ.

+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: bắt đầu từ khi hoa cái phun râu, thụ tinh của các hoa cái đến lúc thu hoạch ngô.

Quá trình theo dõi thời gian trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thời gian chín của THL giúp bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, tác động các biện pháp cần thiết nhằm thu hiệu quả cao trong sản xuất.

4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Qua bảng 4.1 cho thấy, các THL, giống thí nghiệm có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dao động từ 62-65 ngày. THL CNC1570, CNC8824 có thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ dài nhất 65 ngày, dài hơn so với giống đối chứng 2 ngày.

THL VN378, CNC5023, CNC9943, LVN399, CNC5023, CNC1618 thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ bằng giống đối chứng (63 ngày). THL CNC292 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ ngắn nhất (62 ngày).

4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn

Cây ngô thường tung phấn vào buổi sáng muộn hoặc đầu buổi chiều. Khi được tung ra khỏi bao hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nếu không gặp điều kiện thuận lợi dễ bị chết. Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn thụ tinh từ 20-220C, ẩm độ thích hợp là 80%, vì vậy cần bố trí mùa vụ sao cho thích hợp.

Thời gian gieo đến tung phấn của các THL, giống thí nghiệm biến động từ 63-66 ngày. THL CNC352, CNC1570, VS7295, CNC8824 có thời gian từ khi gieo đến tung phấn dài nhất 64 - 66 ngày, dài hơn giống đối chứng 1-3 ngày. THL CNC292, CNC1618, CNC5023, CNC9943, VN378, LVN399 có thời gian từ khi gieo đến tung phấn bằng giống đối chứng (63 ngày).

4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu

Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực gắn với quá trình hình thành và phát triển hạt. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không được thụ tinh sẽ bị thoái hóa gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột.

Thời gian gieo đến phun râu của các THL biến động từ 63-67 ngày.

THL CNC1570 thời gian từ gieo đến phun râu muộn hơn giống đối chứng 1 ngày. THL VS7295, CNC8824 có thời gian từ gieo đến phun râu sớm là 66 ngày bằng giống đối chứng. Các THL còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu sớm hơn giống đối chứng 1-3 ngày.

4.1.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu (ASI)

Giai đoạn tung phấn phun râu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng tác động rất lớn đến năng suất. THL nào có thời gian chênh lệch tung phấn - phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng nhanh và tập trung. Khoảng cách tung phấn phun râu có ý nghĩa quyết định lớn đến số hạt/bắp. Các THL, giống trong thí nghiệm có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu dao động khoảng 1-3 ngày. Trong đó THL CNC352, CNC9943, CNC8842 có thời gian tung phấn trùng với phun râu.

Sau quá trình thụ phấn thụ tinh hạt ngô hình thành và phát triển, vật chất hữu cơ được tích lũy dần trong hạt. Hạt ngô trải qua các giai đoạn chín sữa, chín sáp, hình thành răng ngựa và chín sinh lý.

Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

Đơn vị: ngày

Giống/THL G-TC G-TP G-PR TP-PR G-CSL

CNC292 62 63 64 1 110

CNC352 64 64 64 0 113

CNC1570 65 65 67 2 110

CNC1618 63 63 65 3 111

CNC5023 63 63 65 2 110

CNC9943 63 63 63 0 110

VS7295 64 65 66 1 111

VN378 63 63 64 1 109

CNC8824 65 66 66 0 110

LVN399 63 63 64 1 109

NK4300 (Đ/C) 63 63 66 3 111

4.1.5. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng)

Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 109-113 ngày. THL CNC352 có thời gian từ khi gieo đến chín sinh lý dài nhất (113 ngày) dài hơn giống đối chứng 2 ngày. THL CNC1618, VS7295 có thời gian từ khi gieo đến chín sinh lý bằng giống đối chứng (111 ngày).

Các THL còn lại có thời gian từ khi gieo đến chín sinh lý sớm hơn giống đối chứng 1-2 ngày. Các THL thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình, phù hợp với vụ Xuân tại Thái Nguyên.

4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các THL thí nghiệm

Các đặc điểm hình thái như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây.... là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống vì liên quan mật thiết đến khả năng chống đổ, khả năng thụ tinh, khả năng quang hợp và tạo ra năng suất. Sự đồng đều về chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là một trong các chỉ tiêu hình thái khi chọn tạo giống mới đặc biệt đối với các

giống ngô lai. Sự đồng đều giúp cho quần thể ngô quang hợp tốt, phát huy tiềm năng năng suất đồng thời giúp tăng mật độ, dễ chăm sóc, thu hoạch, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

4.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng tốt hay xấu của các THL. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng… Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.

Qua bảng 4.2 cho thấy chiều cao của các THL, giống thí nghiệm biến động trong khoảng 192,53-215,07 cm. Các THL thí nghiệm có chiều cao cây sai khác không có ý nghĩa với giống đối chứng (P>0,05).

Bảng 4.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

Giống/THL Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tỉ lệ chiều cao đóng bắp/ cao thân (%)

CNC292 206,87 106,67 51,5

CNC352 205,60 102,53 49,9

CNC1570 192,53 99,43 51,6

CNC1618 202,10 99,60 49,3

CNC5023 203,97 109,17 53,4

CNC9943 205,43 104,30 50,8

VS7295 211,13 114,03 54,0

VN378 213,80 109,23 51,0

CNC8824 210,27 104,60 49,7

LVN399 204,93 109,40 53,5

NK4300 (Đ/C) 215,07 105,83 49,2

P >0,05 >0,05

CV (%) 3,7 6,9

LSD05 - -

4.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh, khả năng thụ tinh nên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ngô. Bắp đóng quá cao thường làm cây dễ đổ, gãy còn bắp đóng quá thấp lại khó thụ tinh. Vì vậy, giống ngô bắp đóng quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi. Theo nghiên cứu thì chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây.

Qua quá trình theo dõi chiều cao đóng bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 99,43-114,03 cm. Các THL thí nghiệm có chiều cao đóng bắp sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Hình 4.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các THL, giống thí nghiệm bằng 49,2-54,0%. THL VS7295 có chiều cao đóng bắp tương đối cao bằng 54,0% chiều cao thân. Các THL còn lại có chiều cao đóng bắp xấp xỉ 1/2 chiều cao thân, đây là độ cao đóng bắp thích hợp để hài hòa giữa khả năng thụ phấn, thụ tinh và khả năng chống đổ.

4.2.3. Số lá trên cây

Lá là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp, trao đổi khí, hô hấp và dự trữ chất dinh dưỡng. Số lá của cây ngô phụ thuộc chủ yếu vào giống. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Tổng số lá của cây ngô được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng.

Bảng 4.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

THL Số lá (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất)

CNC292 18,2 3,36

CNC352 19,2 3,16

CNC1570 18,8 3,44

CNC1618 18,8 3,80

CNC5023 19,3 3,49

CNC9943 18,7 3,50

VS7295 20,2 4,29

VN378 18,6 3,58

CNC8824 19,0 3,48

LVN399 18,9 3,23

NK4300 (Đ/C) 18,0 3,80

P >0,05 <0,05

CV% 4,0 7,4

LSD05 - 0,45

Kết quả theo dõi số lá của các THL, giống thí nghiệm ở bảng 4.3 cho thấy: Số lá/cây của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 18,0-20,2 lá. Các THL thí nghiệm còn lại có số lá trên cây sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P >0,05).

4.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI)

Chỉ số diện tích lá (LAI) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của lá và năng suất cây ngô. LAI càng lớn thì khả năng quang hợp càng mạnh,

vận chuyển và tích lũy vật chất khô vào bắp càng nhiều làm cho bắp to, hạt chắc, năng suất cao.

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy chỉ số diện tích lá của các THL biến động từ 3,16-4,29 m2 lá/m2đất. THL CNC352, LVN399 chỉ số diện tích lá đạt 3,16 và 3,23m2lá/m2đất nhỏ hơn giống đối chứng, THL VS7295 chỉ số diện tích lá đạt 4,29m2lá/m2đất lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các THL còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng.

4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm

Sự tăng trưởng chiều cao cây khác nhau giữa các THL và khác nhau giữa các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Thông qua nghiên cứu tốc độ tăng trưởng có thể đánh giá được các đặc trưng đặc tính của giống, đồng thời là cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp cây ngô sinh trưởng phát triển tốt.

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

Đơn vị: Cm/ngày

THL/giống

Thời gian từ gieo đến sau trồng …… ngày

20 30 40 50 60

CNC292 1,74 2,34 5,04 5,54 4,97

CNC532 1,70 2,31 4,41 5,36 4,97

CNC1570 1,82 2,11 4,47 5,82 4,76

CNC1618 1,82 2,33 4,38 5,36 5,09

CNC5023 1,75 1,97 5,07 5,34 4,30

CNC9943 1,90 2,21 4,70 5,22 4,65

VS7295 1,71 2,23 4,90 5,93 5,06

VN378 1,81 2,71 5,40 5,61 4,97

CNC8824 1,87 2,65 4,74 5,61 5,51

LVN399 1,79 2,35 4,64 5,65 5,26

NK4300(Đ/C) 1,50 1,99 4,55 4,34 5,55

P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05

CV% 9,9 21,0 14,7 7,9 13,7

LSD05 - - - 0,73 -

Tốc độ tăng trưởng của các THL thí nghiệm thay đổi ở các giai đoạn sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng từ khi mọc và đạt cao nhất vào giai đoạn 50 ngày sau trồng. Sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL giảm dần.

Giai đoạn 20 ngày sau trồng

Giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh, trên các rễ đốt đã hình thành lông hút và bắt đầu hoạt động. Trên mặt đất thân, lá phát triển chậm, lóng thân bắt đầu phân hóa. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL, giống thí nghiệm tăng chậm dao động trong khoảng 1,50-1,90 cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Giai đoạn 30 ngày sau trồng

Cây ngô sinh trưởng nhanh, đồng thời bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL, giống thí nghiệm biến động trong khoảng 1,97-2,71cm/ngày. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Giai đoạn 40 ngày sau trồng

Đây là giai đoạn vươn cao của cây ngô, các bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh, các lóng thân phân hóa mạnh so với 30 ngày. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL, giống thí nghiệm tăng nhanh dao động trong khoảng 4,38-5,40cm/ngày. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Giai đoạn 50 ngày sau trồng

Giai đoạn này bộ rễ đã phát triển hoàn thiện, rễ chân kiềng ăn sâu giúp cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ. Tốc độ tăng trưởng của các THL, giống thí nghiệm dao động từ 4,34-5,93cm/ngày. Các THL thí nghiệm đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cây 95%.

Giai đoạn 60 ngày sau trồng

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL tham gia thí nghiệm bắt đầu giảm so với 50 ngày sau trồng, chiều cao cây đi vào ổn định để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi bông cờ và bắp. Tốc độ tăng trưởng của các THL biến động từ 4,30-5,55 cm/ngày. Riêng giống đối chứng, chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

4.4. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm

4.4.1. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong công tác chọn tạo giống ngô, nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu.

Bảng 4.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu đục thân và khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên

THL/giống Sâu đục thân (điểm) Gãy thân (điểm)

CNC292 1 1

CNC352 2 1

CNC1570 1 1

CNC1618 1 1

CNC5023 1 1

CNC9943 1 1

VS7295 1 1

VN378 1 1

CNC8824 1 1

LVN399 1 1

NK4300 (Đ/C) 2 1

Sâu đục thân là loại sâu phá hoại ngô làm cho năng suất giảm mạnh.

Khi còn non sâu cắn rách lá tạo thành một đường thẳng trên lá. Sâu 3 tuổi đục vào thân và bắp. Sâu phát triển mạnh nhất vào hai giai đoạn khi ngô 5-6 lá và lúc ngô trỗ cờ. Sâu có thể phát sinh rộng, có thể 3-4 lỗ đục trên thân dẫn đến cây phát triển kém, năng suất giảm, gặp mưa to gió lớn dễ đổ gãy. Bắp ngô giảm quá trình tích lũy vật chất nuôi hạt, bắp nhỏ, hạt lép.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy: các THL, giống thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ nhẹ, đánh giá điểm 1-2. THL CNC352 mức độ nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 2 tương đương so với công thức đối chứng. Các THL còn lại trong thí nghiệm mức độ nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 1 tốt hơn so với công thức đối chứng.

4.4.2. Khả năng chống đổ

Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo nhưng có sinh khối rất lớn. Hàng năm nước ta có rất nhiều đợt bão, khi gặp gió bão nguy cơ bị gãy đổ rất cao.

Mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, chính vì vậy lựa chọn được các giống có khả năng chống đổ tốt luôn được các nhà chọn tạo giống quan tâm.

Kết quả theo dõi khả năng chống đổ của các THL, giống thí nghiệm cho thấy các THL, giống thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt, tỷ lệ gãy thân nhỏ hơn 5% nên đánh giá điểm 1.

4.5. Trạng thái cây, độ bao bắp của các THL thí nghiệm

Trạng thái cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ đồng đều, tính ổn định của giống. Độ bao bắp liên quan đến quá trình bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Bảng 4.6. Trạng thái cây và độ bao bắp

của các THL thí nghiệm vu ̣Xuân 2018 tại Thái Nguyên THL, giống Trạng thái cây

(điểm)

Độ bao bắp (điểm)

CNC292 1 2

CNC532 1 2

CNC1570 2 2

CNC1618 2 1

CNC5023 3 2

CNC9943 1 2

VS7295 3 2

VN378 1 1

CNC8824 2 2

LVN399 2 2

NK4300 (Đ/C) 2 2

- Trạng thái cây: đánh giá bằng phương pháp cảm quan dựa vào độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại của sâu bệnh, đổ gãy. Thời điểm đánh giá là 2 tuần trước khi thu hoạch. Trạng thái cây của các THL, giống thí nghiệm được đánh giá điểm 1 - 3. THL CNC292; CNC352; CNC9943; VN378 có trạng thái cây được đánh giá ở thang điểm 1 tốt hơn so với công thức đối chứng. THL CNC5023, VS7295 trạng thái cây đánh giá điểm 3 kém hơn giống đối chứng. Các THL còn lại trạng thái cây đánh giá điểm 2 bằng giống đối chứng.

- Độ bao bắp: là đặc trưng của từng THL. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường tác nhân gây hại bên ngoài như mưa, gió, sâu, bệnh…

độ bao bắp là tính trạng do đơn gen quy định nên ít ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Kết quả ở bảng 4.6 cho thấyTHL VN378 và CNC1618 có độ bao bắp tốt đánh giá điểm 1. Các THL còn lại có độ bao bắp đánh giá thang điểm 2 tương đương so với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)