ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp thành phố đà nẵng (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Nhà nước cần hoàn thiện luật NSNN, hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, cơ chế quản lý tài chính, ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán công nhằm chuẩn hoá công tác kế toán ở các đơn vị theo hướng tự chủ giúp các đơn vị chủ động cao hơn nữa trong việc điều hành công việc, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ hợp lý. Đồng thời cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin nhƣ hiện nay.

Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công cơ bản; đảm nhiệm vai trò cung cấp một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công có tính chất thiết yếu, đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công đặt dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước.

Hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ thống nhất trong cả chu trình ngân sách, ban hành các Thông tư, hướng dẫn kịp thời với Nghị định của Chính phủ, nội dung cụ thể rõ ràng dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dễ tiếp nhận và vận dụng vào thực tế có hiệu quả. Nhà nước cần xây dựng tiêu chí đánh giá loại hình đơn vị sự nghiệp về chất lƣợng, hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách đƣợc giao, để phân loại đơn vị sự nghiệp tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, đồng thời phát huy hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính trong ở các đơn vị sự nghiệp có thu, cơ chế khoán biên chế và khoán định mức chi thường xuyên cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo định kỳ có công bố rộng rãi, bao gồm việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, thanh tra, kiểm tra tài chính của cơ quan kiểm tra, kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở đó đổi mới cơ chế để công tác thanh tra, giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đạt hiệu quả hơn. Cuối cùng là kiện toàn và xây dựng hệ thống Kho bạc nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước thích hợp để có thể thực hiện tốt chức năng kế toán ngân sách thống nhất.

b. Về phía các cơ quan quản lý tài chính khác

- Kho bạc nhà nước nơi giao dịch cần có sự phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình thanh toán, sử dụng NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp.

- Sở Tư Pháp thành phố Đà Nẵng cần ban hành hướng dẫn công tác lập dự toán, nội dung các phần hành công việc cụ thể chi tiết, công tác kiểm tra quyết toán cho từng loại hình đơn vị theo cơ chế tài chính mới.

3.3.2 Đố vớ á đơn vị sự ng ệp t uộ Sở Tƣ p áp TP Đà Nẵng Các đơn vị cần nhận thức rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán trong hoạt động quản lý. Thực hiện tốt công tác kế toán thì quản lý tài chính của đơn vị mới phát huy hiệu quả. Vì vậy các đơn vị phải bố trí nhân sự làm công tác kế toán phù hợp về số lƣợng và không ngừng nâng cao năng lực nhân viên kế toán, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng dự toán chính xác theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và tình hình thực tế tại đơn vị, thực hiện đầy đủ thống nhất theo các quy trình từ việc sử dụng chứng từ, hạch toán tài khoản, ghi nhận trên sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán.

Trên cơ sở thực tiễn vận dụng, các đơn vị cần phải kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện chính sách kế toán của Nhà nước trong mối quan hệ với chính sách tài chính, chính sách thuế và các chính sách kinh tế liên quan khác, đặc biệt cần tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán và các văn bản, thông tƣ

hướng dẫn có liên quan. Các đơn vị cần chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị phải thiết thực, hiệu quả giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, tuỳ theo nhu cầu chi tiêu của đơn vị trên tinh thần tiết kiệm bằng các giải pháp để tăng thu giảm chi nhƣ:

- Tăng cường các giải pháp tăng thu: Có sự thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ, trong đơn vị; xây dựng kế hoạch và các phương án thực hiện nhằm mở rộng hoạt động, phát triển nguồn thu sự nghiệp; chú trọng đến giải pháp tài chính để động viên CBVC; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào dịch vụ;…

- Và giải pháp tiết kiệm chi: Lãnh đạo các đơn vị thực hiện bằng những hành động cụ thể nhƣ quán triệt; tuyên truyền và vận động CBVC thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng các biện pháp, giải pháp cụ thể thiết thực tùy tình hình thực tế và tính chất công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức…

Đồng thời các đơn vị phải trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng tin học trong tất cả các phần hành công việc; áp dụng và khai thác tối đa tính năng của các phần mềm kế toán có thể kết nối thông tin giữa đơn vị cấp trên giảm thiểu lao động trực tiếp, tiết kiệm thời gian; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng ở chương 2, tác giả đã nêu lên sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài chính của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tƣ pháp TP Đà Nẵng ở chương 3, giúp cho đơn vị nghiên cứu có thể ứng dụng thực hiện trong công tác kế toán nhằm tăng hiệu quả quản lý tài chính, hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị khi vận dụng cơ chế tài chính mới đồng thời đƣa ra các kiến nghị đối với các đơn vị và các cơ quan nhà nước để đảm bảo các điều kiện vận dụng các giải pháp đã nêu. Tuy nhiên với các giải pháp chỉ thực hiện đƣợc trong những điều kiện nhất định của từng đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp thành phố đà nẵng (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)