Ưu và nhược điểm của Marketing trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trực tiếp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đà nẵng (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TIẾP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.3. Ưu và nhược điểm của Marketing trực tiếp

Hiện nay marketing trực tiếp đang phát triển với nhịp độ nhanh hơn cả marketing tại cửa hàng và được các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ, các công ty dịch vụ và các tổ chức khác sử dụng. So với marketing thông thường thì marketing trực tiếp có nhiều điểm vượt trội như:

- Có thể đo lường: Với Marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể biết chính xác bao nhiêu phúc đáp lại của khách hàng, phúc đáp trực tiếp từ khách

14

hàng nào. Từ những thông tin đó có thể sử dụng để quyết định tiếp tục, mở rộng hoặc điều chỉnh lại kế hoạch marketing.

- Có thể kiểm tra: Marketing trực tiếp, doanh nghiệp xác định thời hạn được xác định cụ thể, mỗi bước được kiểm tra cẩn thận, phân tích kết quả trước khi triển khai các bước chính tiếp theo.

- Mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng: Với marketing trực tiếp qua tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng và gia tăng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng của mình.

- Duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng: Việc thu hút, tìm kiếm một khách hàng mới bao giờ cũng mất thời gian và chi phí cao hơn so với duy trì khách hàng cũ. Marketing trực tiếp là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp duy trì thường xuyên quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp có thể gửi các thông tin đến khách hàng mỗi hoặc vài tháng ngay cả khi họ không phát sinh giao dịch trong một khoảng thời gian.

- Hỗ trợ hệ thống tương tác doanh nghiệp – khách hàng: Khi sử dụng Marketing trực tiếp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp cho marketing trực tiếp đều được tập trung hướng tới đối tượng khách hàng có nhu cầu và có khả năng mua sản phẩm, do đó hiệu quả sẽ cao cùng với chi phí thấp. Bên cạnh đó, marketing trực tiếp cũng giúp doanh nghiệp cá nhân hóa quan hệ mua bán với khách hàng, nhờ khả năng này mà khách hàng có xu thế muốn duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực: Marketing trực tiếp cùng lúc đóng các vai trò sau: Là cách thức truyền thông (quan hệ cá nhân); là chiến thuật (mục tiêu là khách hàng nói chung hoặc một phân khúc thị trường); là cách thức phân phối (không qua trung gian; là cách thức bán hàng (trực tiếp)). Như vậy, hoạt động marketing trực tiếp đã kết hợp sức mạnh của quảng cáo, kích thích tiêu thụ, bán hàng với chi phí thấp tính trên hiệu quả thực tế.

15

- Kêu gọi hành động của khách hàng: Marketing trực tiếp khác với hoạt động khuếch trương khác ở chỗ là nó tìm kiếm các đơn đặt hàng thực cho từng món hàng và thu thập thông tin nhanh chóng nhất trong khi các hoạt động khuếch trương truyền thống tập trung vào việc tìm cách thay đổi thái độ và xây dựng lòng trung thành của khách hàng qua việc tìm cách lôi cuốn và chế ngự tình cảm của khách hàng. Khách hàng sẽ hồi đáp lại không chỉ bằng đơn hàng mà còn cung cấp những thông tin cần thiết cho các hoạt động sau này của doanh nghiệp.

- Tính linh hoạt cao: Vì marketing trực tiếp sử dụng hàng loạt công cụ phong phú, có tỉ lệ thành công cao, nên có thể áp dụng hầu hết các loại hình doanh nghiệp (từ siêu nhỏ đến đa quốc gia…) với các loại sản phẩm (hàng công nghiệp –marketing B2B, hàng tiêu dùng – Marketing B2C, C2C…).

- Đảm bảo bí mật: Việc cá nhân hóa sự giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp khiến cho marketing trực tiếp có khả năng đảm bảo bí mật về chiến dịch với các đối thủ cạnh tranh. Với khả năng “tàng hình chiến lược” các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có cơ hội biết được thực sự doanh nghiệp đang làm gì và khi nhận ra thì đã quá muộn để phản công.

* Bên cạnh những ưu điểm như trên, marketing trực tiếp còn tồn tại một số nhược điểm:

+ Marketing trực tiếp không thể thiếu sự hỗ trợ của các công cụ Marketing khác.

+ Marketing trực tiếp đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu tốt. Để có cơ sở dữ liệu tốt, đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư đặc biệt, doanh nghiệp phải đầu tư vào phần cứng máy tính, phần mềm cơ sở dữ liệu, chương trình phân tích, liên kết liên thông và đội ngũ nhân viên giỏi.

+ Marketing trực tiếp đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất về công nghệ tương đối tốt và đồng bộ.

16

+ Marketing trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng ứng dụng công nghệ, khả năng truyền thông cũng như tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng một cách hiệu quả.

+ Để công tác marketing trực tiếp hiệu quả, đòi hỏi môi trường bên ngoài doanh nghiệp tức khách hàng phải có cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng công nghệ tương thích thì mới kết nối được giữa người truyền thông và người tiếp nhận thông tin truyền thông.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trực tiếp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đà nẵng (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)