Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đăklăk (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK NÔNG

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh

Sơ đồ 2.1. cơ cấu tổ chức bộ máy

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Phòng khách hàng doanh nghiệp (Phòng KHDN)

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng.

Quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...).

-Phòng khách hàng cá nhân (Phòng KHCN)

Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV.

- Phòng Giao dịch khách hàng (Phòng GDKH)

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ NH như: Rút, gửi tiền, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương...

Khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, kế toán trưởng, người giao dịch...)...

-Phòng Kế hoạch tổng hợp (Phòng KHTH)

Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại CN.

Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường ở CN và đề xuất phương án xử lý.

-Phòng Quản trị tín dụng (Phòng QTTD)

Bảo lãnh các khoản tín dụng vượt mức. Tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dụ án trung dài hạn. Tái thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay. Định kỳ kiểm soát tín dụng và việc giải ngân vốn vay. Kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Giám sát các khoản vay vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo, các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng

Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại CN. Giám sát việc tuân thủ các quy định của NHNN,quy định và chính sách của NHTMCPĐT&PTVN.

Tổng hợp và đánh giá thực hiện các loại báo cáo tín dụng.

-Phòng Quản lý rủi ro (Phòng QLRR)

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của CN; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

Điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng, giảm nợ xấu của CN, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

-Phòng Tổ chức hành chính (Phòng TCHC)

Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch, phát triển mạng lưới thành lập hay giải thể các đơn vị trực thuộc CN.

Lập phương án và tổ chức tuyển dụng nhân sự, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch và nhận xét cán bộ công nhân viên. Quản lý thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm của cán bộ công nhân viên, thực hiện nội quy cơ quan.

Thực hiện ủy quyền của Giám đốc ký một số công văn trong phạm vi

nội bộ do GĐ quy định.

-Phòng Tài chính kế toán (Phòng TCKT)

Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở CN.

Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo NH TMCPĐầu tư và Phát triển VN, Ban giám đốc CN.

-Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của CN, thu chi tiền mặt. Quản lý các chứng chỉ tiền gửi có giá, hồ sơ tài sản cầm cố thế chấp. Thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho CN, thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng.

2.1.3. Kế quả các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư - chi nhánh Đak Nông thời gian qua (2013-2015)

a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV – CN Dak Nông trong giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

2. Nguồn vốn huy động đến 31/12 702 931,3 1039

4 Chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đên 31/12 theo

kế hoạch 900 1100

4. Tỷ trọng số dư huy động của Chi nhánh/Tổng

số dư huy động của toàn dịa bàn 19,4 19,6 18,9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015 của BIDV Dak Nông)

Đak Nông là môt tỉnh còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân thấp vì

vậy việc huy động tại chỗ có nhiều khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện hệ thống BIDV đang thừa thanh khoản nên đã không khuyến khích các đơn vị cơ sở tăng huy động nên trong năm 2014, hội sở đã áp NIM = 0%/năm đối với phần huy động vốn vượt từ 2% trở lên so với KH. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh từ phía các Chi nhánh của các NH trên địa bàn ngày càng diễn ra gay gắt. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của toàn Chi nhánh, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tốt cả về quy mô và thị phần huy động vốn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng trong cả hai năm 2014 và 2015. Cụ thể, năm 2014 huy động vốn bình quân tăng 14% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 14% so với năm 2014. So với kế hoạch, năm 2014 vượt 2%

nhưng năm 2015 không đạt kế hoạch đề ra.

Xét về mặt cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn, thị phần huy động vốn của Chi nhánh thể hiện qua tỷ trọng số dư huy động của Chi nhánh so với tổng số dư huy động của các Chi nhánh NH trên địa bàn cả ba năm đều nằm trong khoảng trên dưới 19%. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn không có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2014 tăng một ít so với năm 2013 (19,6% so với 19,4%) nhưng năm 2015 có giảm nhẹ xuống còn 18,9% . Lý do cơ bản là điều hành lãi suẩt của Hội sở không nhằm tạo lợi thế cnạh tranh về lãi suất.

b. Kết quả hoạt động cho vay

Bảng 2.2. Dư nợ và chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay của BIDV Dak Nông từ 2013 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Tổng dư nợ cho vay đến 31/12 1723 2282 3195

2 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 32,4 40,08

2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ (%) 11,5 8,7 6 3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 0,8 0,61 0,76

4

Tỷ trọng dư nợ cho vay của Chi nhánh / Tổng dư nợ cho vay của các Chi nhánh NH trên toàn tỉnh Đak Nông (%)

18,5 20,5 22,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015 của BIDV Dak Nông) Kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy hoạt động cho vay của Chi nhánh BIDV Đak Nông có tăng trưởng khá cao và liên tục và cao hơn rất nhiều so với hoạt động huy động vốn. Năm 2014 dư nợ cho vay tăng đến 32,4%; với số tăng ròng lớn 559 tỷ đ so với năm 2013 (trong khi mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn là 19%) . Năm 2014, Chi nhánh BIDV Đắk Nông đã được Hội sở chính ghi nhận trong top 05 Chi nhánh đạt danh hiệu Chi nhánh có mức tăng trưởng tín dụng bán lẻ xuất sắc nhất toàn hệ thống. Qua năm 2015, dư cho vay đến 31/12/2015 tăng 918 tỷ đồng, tương đương mức tăng 40, 08% so với đầu năm cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng cho vay của toàn ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 29,22%.

Về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm qua 3 năm từ 11,5% năm 2013 xuống còn 8,7% năm 2014 và 6% năm 2015.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng trở lại trong năm 2015 sau khi đã giảm trong năm 2014, nhưng vẫn khống chế dưới mức 1% .

Về phương diện cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng nói chung, thị phần tín dụng tăng đều qua các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay của Chi nhánh so với tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh Đak Nông từ 18,5% năm 2013 lên 22,3% năm 2015 (đứng thứ hai trên địa bàn chỉ sau Ngân hàng Nông nghiệp)

c. Kết quả tài chính

Bảng 2.3. Kết qủa tài chính của Chi nhánh qua 3 năm 2013 – 2015 ĐVT: tỷ đ

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015 Chênh lệch thu – chi ròng tại Chi nhánh 33,8 40,34 70,847

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (%) 105 106 109

Tốc độ tăng so với năm trước (%) 18 19 70

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015 của BIDV Dak Nông) Trong điều kiện hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, chênh lệch thu – chi ròng của Chi nhánh có mức tăng khá cao. Năm 2014 chênh lêch thu nhập – chi phí đã tăng 19% tương ứng số tuyệt đối là 6,54 tỷ đ so với năm 2013, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra 6%. Đặc biệt, năm 2015, chênh lệch thu nhâp – chi phí đã tăng 70% so với năm 2014, một mức tăng rất cao, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 30,5 tỷ đ, vượt mức kế hoạch là 9%.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đăklăk (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)