CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng bình (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2018-2022

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế là một thực tiễn không thể đảo ngược và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động của Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Ngày càng nhiều hơn các Ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hay sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế cho quốc gia… Như vậy, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống MBBank nói riêng đã và đang đứng trước thời cơ với những thách thức lớn. Nguồn vốn lớn là thế mạnh, là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của bất cứ Ngân hàng nào. Định hướng huy động tiền gửi dân cư của MBBank trong giai đoạn này là duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn trong dân cư hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn, nhàn rỗi trong dân cư. Đồng thời phát huy tín nhiệm cao của MBBank ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng khác.

Điều kiện nền kinh tế vĩ mô nước ta tương đối ổn định, tăng trưởng bền vững: Trong những năm qua mức tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt trên 5%/năm, trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ phát triển kinh tế chung toàn cầu hậu suy thoái kinh tế thế giới, tình hình kinh tế đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây chính là cơ sở quan trọng để hệ thống Ngân hàng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế

giới. Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực tăng lên: Cơ hội để học tập, tiếp thu các kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của Ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, việc hợp tác dưới hình thức liên doanh, góp vốn, góp cổ phần có thể đem lại hiệu quả cao cho các Ngân hàng trong nước nếu tận dụng được các thế mạnh của Ngân hàng nước ngoài về thương hiệu, công nghệ, mạng lưới.

Thị phần có thể mở rộng: Lợi thế am hiểu khách hàng và thị trường nội địa; nếu kết hợp tốt với khả năng điều hành, quản trị, uy tín kinh doanh thì vẫn có thể mở rộng thị trường.

Từ nay đến năm 2022, với vị thế là NHTMCP lớn xét về quy mô, uy tín cũng như hiệu quả, MBBank cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong ngành. Đầu tiên phải kể đến sự cạnh tranh của nhóm ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV… Những ngân hàng này có sức ảnh hưởng lớn đối với cả nền kinh tế, là những NHTM Quốc doanh hoạt động được hỗ trợ nhiều của Nhà nước, luôn đi đầu trong thực thi các chính sách nhằm ổn định thi trường tài chính, phát triển kinh tế xã hội nên tạo được lòng tin của các đối tượng khách hàng. Những ngân hàng này luôn chiếm thị phần lớn, ổn định. Tiếp đến là nhóm các NHTMCP có quy mô tương đương, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Sacombank, Techcombank, ACB, Eximbank,... Đây là nhóm ngân hàng chia sẻ với nhau thị phần tương đối của nền kinh tế sau thị phần của các ngân hàng lớn.

MBBank chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng trong nhóm này và đây cũng là thị phần nơi mà MBBank có thể giành giật để phát triển quy mô của mình nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Cuối cùng là nhóm NHTMCP có quy mô nhỏ hơn luôn bám đuổi phía sau, như: VPbank, VIB, HDBank, SHB,… Tuy những Ngân hàng này ít có sự đối trọng với MBBank nhưng đều là những Ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển quy mô, mở rộng địa bàn hoạt động nên luôn là những đối thủ tiềm ẩn tạo áp lực lớn đến MBBank trong cả hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, xét trong tiến trình hội nhập thì tổng nguồn vốn hiện nay của MBBank còn rất khiêm tốn. Vì vậy, việc nâng cao thế mạnh về nguồn vốn trong tương lai là điều kiện tiên quyết để MBBank phát triển, gia nhập nhóm các ngân hàng đầu ngành và là một trong những NHTM chủ đạo ở Việt Nam trong thập niên tới.

Định hướng cơ bản trong hoạt động huy động vốn mà MBBank đặt ra trong thời gian tới là:

+ Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân 18-25%/năm.

+ Tăng mạnh vốn trung và dài hạn.

+ Tiếp tục đẩy mạnh tốc độ huy động tiền VNĐ trong dân cư để nâng tỷ trọng vốn VNĐ trong tổng nguồn vốn.

+ Quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định.

+ Đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro, tạo ổn định.

Với những định hướng trên, việc mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn vốn sẽ là điều kiện tiên quyết để MBBank giữ được vị thế của một NHTM lớn, cũng như việc hướng đến mục tiêu trở thành một NHTM chủ đạo tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

3.1.2. Mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2018-2022

Giai đoạn 2013-2018 được xem là giai đoạn hồi phục đối với các NHTM nói chung và MB - Quảng Trị nói riêng, duy trì hoạt động ổn định và tạo được đà phát triển cho giai đoạn mới.

Định hướng huy động tiền gửi trong dân cư của MB – Quảng Trị không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh mà phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch trung ương giao. Nhiệm vụ trung tâm là giữ khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới. Dựa trên số lượng khách hàng sẵn có để khai thác, bán chéo các sản phẩm dịch vụ.

Trên cơ sở định hướng huy động tiền gửi trong dân cư của Hội sở

chính, MB - Quảng Trị đã định hướng cụ thể cho hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn tới như sau:

+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng huy động vốn ở mức 18%.

+ Công tác khách hàng giai đoạn tới là chuyển từ thế thụ động sang thế chủ động, tức là không chờ khách hàng đến tìm mà Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, thực hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới bằng cách cung cấp các dịch vụ tốt nhất với thái độ tận tình, hòa nhã.

+ Đề xuất kịp thời với Hội sở để điều hành linh hoạt chính sách lãi suất nhằm tạo sức hấp dẫn với người gửi tiền. Triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi dân cư với nhiều mức lãi suất hấp dẫn.

+ Tăng cường quy mô và hiệu quả công tác tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, từ đó tạo động lực thu hút vốn. Tìm kiếm khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, các dự án vay vốn tốt, có hiệu quả để cho vay, hạn chế cho vay các khách hàng hoạt động thương mại ở những ngành có mức độ rủi ro cao.

+ Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng, từ đó tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn và tăng doanh số thanh toán qua thẻ, tận dụng nguồn vốn với chi phí rẻ. Tìm kiếm địa điểm để triển khai lắp đặt thêm máy ATM sẽ nhận vào các năm tiếp theo. Nâng cao hiệu quả quảng cáo và giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm, chính sách khách hàng, mạng lưới giao dịch và máy ATM… của Ngân hàng tới các khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng bình (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)