Khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng bình (Trang 112 - 119)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI –

3.2.3. Khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất: Chính phủ cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện cho hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ, trong đó có hoạt động của các NHTM bởi tính đặc thù của các loại hình này. Việc hoàn thiện Luật tổ chức tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với những biến động của thị trường, tránh tình trạng chồng chéo, phức tạp.

Thực tiễn hoạt động Luật NHNN và Luật tổ chức các tổ chức tín dụng có hiệu lực có hiệu lực vào tháng 10 năm 1998, cho thấy một số bất cập và không phù hợp trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, chưa thực sự xóa bỏ hoàn toàn tính bao cấp, thiếu bình đẳng của các Ngân hàng trong cùng hệ thống. Vì vậy, các hoạt động của lĩnh vực tiền tệ - tín dụng Ngân hàng chỉ có thể được kiểm soát chặt chẽ khi hệ thống Luật NHNN và Luật tổ chức tín dụng được ban hành một cách chặt chẽ, rõ ràng về thao tác nghiệp vụ, nội dung, tính chất của chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ, phát huy thế mạnh, sẵn sàng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

Thứ hai: NHNN cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn. Chẳng hạn, hàng năm 6 tháng một lần, tiến hành thanh tra NHTM, nên có những đánh giá công khai hoạt động của Ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền.

Công khai hoạt động của Ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống

NHTM vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ ba: NHNN cần mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của người dân trong quá trình mở tài khoản tiền gửi tại NHTM.

Thứ tư: NHNN cần quan tâm tới chính sách tỷ giá hơn nữa, tránh tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn nội ngoại tệ, hay sự mất giá quá cao đồng nội tệ so vợi ngoại tệ mạnh.

Thứ năm: cùng với chính phủ, NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các NHTM thu hút được các nguồn vốn lớn, chi phí thấp trong thanh toán, nhờ đó mà nâng cao được kết quả huy động tiền gửi trong dân cư.

Cụ thể hơn, trước mắt NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định việc xử lý các giao dịch ATM: quản lý rủi ro đối với giao dịch thực hiện tại ATM, yêu cầu liên kết trong việc thanh toán phát hành thẻ, kết nối mạng máy ATM, NHNN cần ban hành các văn bản pháp luật liên quan đén chữ ký điện tử, thẻ toán, thẻ tín dụng… để các NHTM xây dựng quy trình nghiệp vụ đúng pháp luật, bắt nhịp với cấu trúc chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng đang được triển khai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Lâu nay, lãi suất luôn là tiêu chuẩn đầu tiên khi khách hàng lựa chọn một ngân hàng để gửi tiền. Tuy nhiên, với điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và sự quản lý triệt để của NHNN như hiện nay thì công cụ này đã tỏ ra kém hiệu quả. Có nhiều yếu tố khác nữa tác động tới lựa chọn của người gửi tiền như: sự tin cậy, uy tín ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh, thương hiệu uy tín, kinh doanh hiệu quả sẽ tạo được niềm tin; có mạng lưới rộng khắp và tính tương tác cao giữa các sản phẩm tiện ích sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng khác. Bởi nhiều khách hàng hiện nay không đơn thuần chỉ gửi tiền lấy lãi, mà còn có nhu cầu giao dịch linh hoạt, sử dụng dịch vụ thẻ hiện đại và thuận tiện, hay có thể kết nối với các kênh đầu tư, bảo hiểm .

Như vậy, bài học cho MB - Quảng Trị là phát huy tối đa tính năng động trong đầu tư, ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm, nâng cao tiềm lực tài chính, hoạt động hiệu quả và đặc biệt là có được sự lành mạnh trong hoạt động để củng cố sự bền vững và khả năng chống đỡ với những cơn bão khắc nghiệt của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi dân cư là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, với khả năng huy động vốn của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Do đó, các NHTM rất cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hiệu quả nguồn tiền gửi dân cư cũng như cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, NHNN Việt Nam và các cơ quan ban ngành liên quan.

Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Trị, thì nội dung luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động tiền gửi dân cư, vai trò, các tiêu chí về định tính và định lượng để đánh giá; các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi dân cư của một ngân hàng.

2. Đánh giá thực trạng huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Quảng Trị trong thời gian qua, từ đó rút ra được một số thành công và các mặt còn hạn chế cùng những nguyên nhân của các hạn chế trong công tác huy động tiền gửi dân cư.

3. Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng trong hoạt động huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Quảng Trị, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi dân cư trong thời gian tới cũng như đề xuất, khuyến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Quân đội.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, nhưng

với kiến thức và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý Hội đồng, Thầy Cô giáo và những người quan tâm để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Ngọc Anh (2017), “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Hoá”, Tạp chí Công thương (số 3) tháng 03 năm 2017.

[2] MB Quảng Trị, Báo cáo tài chính ngân hàng năm 2015 – 2017.

[3] MB Quảng Trị, Báo cáo thuyết minh tài chính ngân hàng năm 2015 - 2017.

[4] MB  Quảng Trị, Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2015 - 2017 [5] MB – Quảng Trị, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng

năm 2015 - 2017.

[6] Phan Thị Kim Cúc (2016), Hoàn thiện công tác huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Việt Nam

[7] Trịnh Thế Cường (2015). “Giải pháp nhân cao hiệu quả huy động vốn của Agribank”, Tạp chí Tài chính (số tháng 8 kỳ 2) năm 2015.

[8] Nguyễn Đăng Dờn (2011), Quản trị NHTM hiện đại, Nxb.Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

[9] Phan Thị Phương Dung (2015), Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Việt Nam.

[10] Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb.Thống kê, Hà Nội.

[11] Đường Thị Thanh Hải (2014), “Nâng cao hiệu quả huy động vốn”, Tạp chí Tài chính (số tháng 05) năm 2014.

[12] Trương Thanh Hải (2014), Huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Việt Nam.

[13] Vũ Thị Phương Hạnh (2015), Giải pháp marketing trong huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Việt Nam.

[14] Lê Bá Khánh Hoàng (2018), Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[15] Nguyễn Thị Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb.Thống kê, Hà Nội.

[16] Phạm Thị Linh (2011), “Hệ thống ngân hàng một số nước châu Á, những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Hà Nội.

[17] Nguyễn Hoài Linh (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[18] Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị các năm 2015, 2016, 2017.

[19] Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[20] Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM:

Kinh nghiệm của Mỹ và một vài gợi ý cho Việt Nam”; Tạp chí công thương (số 3) tháng 03 năm 2017.

[21] Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[22] Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng bình (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)