2. Tác phẩm “Truyện Kiều”
2.4 Gía trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật
2.4.2 Gía trị nghệ thuật
Với “Truyện Kiều” Nguyễn du đã xây dựng thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động: Chỉ với vài nét phát họa, ông đã gợi được
"thần thái" của nhân vật. Nhân vật vừa có nét điển hình, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là tâm lý nhân vật.
“Truyện Kiều” là kết tinh của truyền thống văn học - ngôn ngữ dân tộc, đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm. Nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát đạt đến trình độ bậc thầy mà trước và sau ông,
không ai có thể khôn sánh: với bút pháp trần thuật và cách giới thiệu nhân vật độc đáo, bút pháp tả cảnh ngụ tình, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật làm cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên, thấm đẫm cảm xúc và thế giới tình cảm của nhân vật được bộc lộ trực tiếp.
Ngôn ngữ dân tộc được thể hiện trong "Truyện Kiều" đạt đến mực trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm, kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ được cá tính hóa cao độ, ngôn từ: từ ngữ phong phú, sáng tạo.
Tóm lại, với “Truyện Kiều”, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã xây dựng thành công một thiên thi phẩm mẫu mực về nghệ thuật văn chương truyền thống của dân tộc, Trong thi văn Việt Nam, có thể nói, ít có tác phẩm nào hoàn hảo và tinh vi về nghệ thuật đến bằng Nguyễn Du.
Như giáo sư Hà Như Chi đã từng nhận xét: “ “Truyện Kiều” có cái vẻ thanh quý của một áng văn chương chân chính trang nghiêm, lại có cái tính cách lâm ly của một tâm sự não nề, và cái net sắc sảo của một tài hoa lỗi lạc. Lời thơ thật trong trẻo, nét bút thật tươi tắn, khí văn luôn luôn chuyển biến, hoặc tươi vui êm đềm, hoặc u sầu tê tái, hoặc khóc than oán hận, hoặc mạnh mẽ ngang tàng. “Truyện Kiều” thật đã đến cái đích nghệ thuật và xứng đáng là tinh hoa của một nền thi văn cổ”.
2.5 Nguyễn Du và “Truyện Kiều” trong con mắt người đời
“Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du ra đời đến nay đã trên hai trăm năm nhưng trong nhận thức của hậu thế, tác phẩm tuyệt tác này chưa bao giờ cũ. Dù là có ý thức hay không có ý thức, thì hậu thế của mọi thời đại trong việc nghiên cứu và thưởng thức “Truyện Kiều”
mãi mãi đem đến cho thi phẩm này những màu sắc khác nhau, muôn màu muôn vẻ, những tiếng nói khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau, những
quan niện khác nhau và khác nhau hoàn toàn về nhân sinh và nghệ thuật xung quanh một văn phẩm để đời giá trị.
Nguyễn Du và “Truyện Kiều” trong con mắt người đời muôn thế hệ, từng nhận xét, từng quan điểm, bình phẩm đáng giá nói chung đều liên quan đến tình hình đấu tranh giai cấp trong thực tế của xã hội và nó tiêu biểu, nó làm cho vấn đề “Truyện Kiều” và công tác lí luận phê bình văn học trong đời sống xã hội thêm phong phú và hấp dẫn.
Vâng, hơn hai trăm năm đã trôi qua, cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Du đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới nghiên cứu, phê bình và đã là đề tài tranh luận trong các dịp lễ tết hay lúc đồng áng khuây khỏa, “Truyện Kiều” đã được vang lên và trở thành đề tài của nhiều câu chuyện trong quần chúng nhân dân. Thật vậy, đời sống của những tác phẩm văn học kiệt xuất không bao giờ bình lặng. Bao quanh nó dù hàng trăm năm, hàng thập kỉ, thậm chí hàng thế kỉ là những cuộc tranh cãi đa chiều. “Truyện Kiều” của chúng ta cũng không nằm ngoài cái vòng xoay ấy của tạo hóa, “…con tạo xoay vần”… nhưng nếu như trong thời đại phong kiến đương thời và những năm đầu của thế kỉ hai mươi và cho đến hiện nay vẫn còn nhiều những luồng ý kiến khác nhau về các mặt giá trị của tác phẩm. Nhưng cơ bản cho đến ngày hôm nay, dù phong ba có ập đến chân của Nguyễn thế nào đi chăng nữa thì chân lí mãi là chân lí, cái gì là tinh túy thì vẫn là tinh túy dù tro tàn phong vũ cũng không thể thay đổi, và đã là vàng thì qua lửa đỏ vàng lại càng sáng và có giá trị.Giáo sư Phong Lê trong bài viết “Nghìn năm sau nhờ Nguyễn Du”
đã mạnh mẽ khẳng định: “Dẫu với thể truyện thơ gồm con số hàng trăm…, “Truyện Kiều” vẫn có thể thoát ra khỏi mặt bằng chung, để trở thành một hiện tượng thơ nổi bật, không bị khuất lấp bởi một đồng phục cơ bản là giống nhau, ở khuôn hình văn chương và ý thức hệ”. Theo giáo
sư thì đến nay, vẫn chưa có ai hơn hoặc thay thế được Nguyễn Du và hiện tượng đó không thể coi là điều bình thường trong sự phát triển của các nền văn học dân tộc. Và giáo sư- nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú cũng khẳng định trong tham luận “Nguyễn Du trong thời đại Hồ Chí Minh” rằng: “Truyện Kiều vẫn là tác phẩm được quan tâm nhiều nhất trong đời sống nghiên cứu văn học Việt Nam xưa nay”.
Ngay từ khi ra đời, “Truyện KIều” đã được đặc biệt chú ý. Tương truyền rằng, sau khi viết xong tác phẩm, Nguyễn Du đã đưa ngay tác phẩm của mình cho Phạm Qúy Thích đọc, Phạm Qúy Thích có sửa chữa đôi chỗ, rồi đưa ra bình luận, ngâm vịnh với học trò. Bài “Tổng vinh Truyện Kiều” có lẽ là bài đầu tiên, một tác phẩn tiên khởi bình luận về
“Truyện Kiều”. Bài vịnh ấy có nội dunh như sau:
Bài 1
“Ví chăng đến kiếp sóng dồi
Yên hoa còn nợ nửa đời chưa xong Nỡ vùi mặt ngọc đáy sông
Lòng băng tuyết chẳng thẹn cùng Kim Lang Căn duyên vì giấc đoạn trường
Cung đàn bạc mệnh oán thương còn dài Tài tình là lụy muôn đời
Khúc Tân Khanh ấy vì ai đau lòng” . ( Nguyễn Can Mộng dịch )
Bài 2
“Tiền Đường chẳng đón giai nhân Yên hoa nửa kiếp hàm oan nợ dài Há đem mặt ngọc sóng vùi
Lòng băng vẫn xứng với người tình chung
Mộng sầu biết số long đong
Cung đàn dù đứt, hơn trong dạ đầy Chút tài gây lụy xưa nay
Tâm Khanh khúc ấy khóc vay ai nào”.
(Hoàng Tầm Phương dịch) Bài 3
“ Hồng nhan vốn chẳng đến Tiền Đường Nửa kiếp yên hoa nợ vẫn mang
Mặt ngọc dễ hầu vùi đáy nước
Tiết băng không thẹn đối lòng chàng Đoạn Trường tỉnh giấc nguồn cơn rõ Bạc mệnh đàn xong mối hận vương Một mảnh tài tình muôn thuở lụy Tân Khanh đau xót tỏ tình thương” . (Lê Thước dịch )
Bài 4
“ Sông Tiền chưa chắc hẹn giai nhân Cái nợ yên hoa chót nợ nần
Sóng bạc nỡ gieo người quốc sắc Lòng son gửi lại khách tình quân Mộng tàn giấc diệp này thôi kiếp Đàn đứt giây đồng vẫn giận thân Một mảnh tài tình muốn thuở lụy Thương ai giéo giắt đã nên vần”.
( Lãng Ngâm Tư dịch )
Từ đó cho đến nay, đã có hàng trăm, hàng ngàn tác giả thuộc nhiều chính kiến khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của xã hội đã tham
gia nghiên cứu, bình luận. Trong lịch sử văn học Việt Nam từ lúc khai thiên đến nay, chưa có một tác phẩm văn học thứ hai nào được giới nghiên cứu và quần chúng nhân dân quan tâm một cách sâu sắc và chu đáo đến như vậy. Theo giáo sư Nguyễn Lộc, thì lịch sử nghiên cứu, phê bình về tác phẩm tuyệt tác này có thể chia làm bốn giai đoạn: