Giai đoạn IV: Từ CMT8- 1945 đến nay

Một phần của tài liệu truyen kieu trong con mat nguoi doi (Trang 68 - 80)

Cách nạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc, kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội. Với cuộc cách mạng này, tất cả nhũng vấn đề về xã hội và nhân sinh, trong đó bao gồm những vấn đề về văn hóa văn nghệ đều được chú ý đặt để lại, nhận thức lại trên cơ sở một nhãn quan mới, một tư tưởng mới và khác trước.

Nhưng cuộc cách mạng thành công chưa bao lâu thì đất nước ta lại phải lao mình vào cuộc chiến tranh khốc liệt suốt chín năm trời. Tất cả cho kháng chiến. Vì thế, các nhà học thuật, phê bình, nghiên cứu nhạy bén hướng công việc của mình vào mục đích động viên, thúc đẩy cho nền văn nghệ phục vụ kháng chiến thật phát triển và phát triển thần tốc. Việc nghiên cứu, bình luận văn học xưa trong giai đoạn này hầu như không được đặt ra một cách chính thức và bài bản.

Tuy thế, nhưng việc đánh giá lại những giá trị của quá khứ vẫn là một nhu cầu “Phải kiểm điểm lại những giá trị cũ ít nhiều còn vương vấn ở ngay trong tâm trí chúng ta để mà thanh toán với mình cho dứt khoát”.

Và trong công cuộc ấy, “Truyện Kiều” đã được đặt ra trước hết.

Năm 1946, giáo sư Đặng Thai Mai đề cập đến “Truyện Kiều”

trong bài “Cần phải tu dưỡng nghệ thuật”.

Năm 1949, nhà phê bình Hoài Thanh cho xuất bản quyển “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.

Năm 1949, thiếu tướng Thiếu Sơn nói chuyện về “Truyện Kiều” ở trường Thiếu sinh quân liên khu IV và trường phổ thông cấp 3 Đào Duy Từ ở Thanh Hóa.

Năm 1951, đồng chí Lê Duẩn trong báo cáo phong trào cách mạng dân tộc và mặt trận dân tộc ở Nam Bộ có phê bình quyển nghiện cứu về

“Truyện Kiều” của Hoài Thanh, nhân đó nói đến “Truyện Kiều”.

Năm 1952, giáo sư Lê Trí Viễn xuất bản quyển “Việt Nam văn học sử” (Thời đại Lê mạt Nguyễn sơ) có một chương viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Ngoài ra, trong các cuộc tranh luận văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc, trong các trường runh học ở khu V, khu IV, khu III… đều có nói đến, giảng đến, bình phẩm về Nguyễn Du và Truyện Kiều….của rất nhiều văn nghệ sĩ, các nhà giáo, nhà nghiện cứu và đông đảo tầng lớp nhân dân cũng chú ý tham gia…

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phê bình “Truyện Kiều” từ sau cách mạng tháng tám đều không đặt ra các vấn đề cũ xưa mà các giai đoạn khác đã nêu ra như vấn đề về luân lí, đạo đức, không đi vào những chi tiết tủn m3n, vô bổ, không tuyệt đối hóa giá trị văn chương “Truyện KIều”, không thần bí hóa thiên tài nghệ thuật của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đó là quan điểm đúng đắn và tiến bộ vượt trội so với các giai đoạn trước.

Từ ngày hòa bình được lập lai năm 1954, trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng kinh tế và văn hóa, vấn đề kế thừa và phát huy những truyền thống ưu tú của dân tộc được đặt ra một cách nghiêm túc.

Về lại thủ đô, việc in ấn và xuất bản thuận lợi, việc nghiên cứu văn học

trong quá khứ trong đó có thi phẩm “Truyện Kiều” được đặt ra với quy mô sâu rộng.

Trong cuộc tao ngộ của các học gia nghiên cứu “Truyện Kiều”

được đặt ra với phương châm của thời đại mới, chúng ta gặp lai những nhà nghiên cứu phê bình thân yêu có tên tuổi như:

 Giáo sư Đặng Thai Mai.

 Học gia Nguyễn Khánh Toàn.

 Nhà phê bình Hoài Thanh.

 Giáo sư Hoàng Xuân Nhị.

 Các nhà thơ am hiểu và nhiệt tình trong công tác phê bình như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Những nhà nghiên cứu trưởng thành sau cách mạng như:

 Giáo sư Lê Trí Viễn.

 Giáo sư Lê Đình Kỵ…

Và nhiều nhà nghiên cứu trẻ khác… có cả Trương Tửu- tức học gia Nguyễn Bách Khoa ngày trước.Mỗi người một vẻ bằng con đường riêng của mình đến với Thi hào Nguyễn Du. Đặc biệt, đáng chú ý là sự quan tâm đặc biệt của Đảng.

Năm 1955, kỉ niệm 135 năm ngày mất của cụ Nguyễn Du, báo Nhân Dân- cơ quan Trung ương của Đảng có bài xã luận “Bảo vệ giá trị chân chính của Truyện Kiều”

Năm 1965, nhân dịp Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỉ niệm 200 ngày sinh của Nguyễn Du, Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị hướng dẫn cụ thể việc kỉ niệm này. Đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị Trung Ương Đảng nói chuyện về Nguyễn Du.

Nhân ngày kỉ niệm ấy, báo Nhân Dân viết xã luận “Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc”. Năm 1972, nhà xuất bản Đại Học và Trung hoc chuyên nghiệp xuất bản “Truyện Kiều”, Đồng chí Hà Huy Giáp, ủy viên Trung Ương Đảng lại viế bài giới thiệu.

Những công trình nghiên cứu “Truyện KIều” nhân dịp kỉ niệm 135 năm ngày mất của Nguyễn Du vào những năm tiếp sau đó, chủ yếu tập trung vào nội dung xã hội của “Truyện Kiều”, chủ yếu tập trung khai thác và đánh giá những giá rị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến các vấn đề khác như những đặc sắc về ngôn ngữ, về nghệ thuật của Nguyễn Du… Có thể kể ra đây một số luận văn tiêu biểu như:

 “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều” của giáo sư Đặng Thai Mai.

 “Căn bản chủ nghĩa nhân đạo chống phong kiến trong Truyện Kiều” của giáo sư Hoàng Xuân Nhị.

 “Kỉ niệm nhà thơ thiên tài của dân tộc” của tác giả Xuân Diệu.

 “Nguyễn Du hay tấm lòng một người Anh” của tác giả Chế Lan Viên.

 “Truyện KIều và tiếng việt” của tác giả Nguyễn Khánh Toàn.

 “Nguyễn Du” trong “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam”

của phê bình gia Hoài Thanh.

Nhìn chung, nhũng công trình nghiên cứu trên đều khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Du về giá trị nhân đạo, về mặt phản ánh hiện thực. Ý hiến cụ thể tuy có khác nhau nhưng về nguyên tắc thì tất cả đều nhất trí.

Hoài thanh cho Truyện Kiều là “một tiếng kêu thương”, “một bản tố cáo”, một giấc mơ” và cuối cùng là “một cái nhìn bế tắc”… “Vấn đề Nguyễn Du đặt ra không phải là vấn đề thay đổi một ông vua hay một triều đại, mà là cả một xã hội vạn ác. Vấn đề Nguyễn Du đặt ra trên thực chất là vấn đề chế độ, mặc dù Nguyễn Du chưa biết thế nào là một chế độ”.

Nhà thơ Xuân Diệu thì gọi Truyện Kiều là “một tiếng khóc vĩ đại…”, “Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”.

Giáo sư Đặng Thai Mai, giáo sư Hoàng Xuân Nhị đánh giá cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa trong “Truyện Kiều” phần naò có dè dặt, tuiy vẫn coi nó là giá trị cơ bản của tác phẩm.

Giá trị hiện thực của tác phẩm nói chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định “Truyện Kiều” có phản ánh hiện thực nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX nhưng nhận thức nội dung hiện thực ấy phải thận trọng, vì “Truyện Kiều” không phải là một sáng tác hoàn toàn của Nguyễn Du mà là một tác phẩm dựa theo cốt truyện của một tác phẩm nước ngoài.( giáo sư Nguyễn Lộc)

Phê bình gia Hoài Thanh viết: “Cái xã hội mà Nguyễn Du tố cáo là xã hội nào? Là xã hội Trung Quốc thời Gia Tĩnh triều Minh? Hay là xã hội Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn? Ta không nên quên là Nguyễn Du viết theo quyển truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ta chớ có đi tìm ở đây những chi tiết cụ thể về xã hội Việt Nam thời trước, thí dụ tình hình trong các nhà chứa đĩ. Những nét bút tố cáo của Nguyễn Du sở dĩ sinh động như vậy, là vì tuy dựa vào một câu chuyện của Trung Quốc, Nguyễn Du đã xuất phát từ thực tế Việt Nam, từ những kinh lịch của bản thân mình… Vậy nếu ta không câu nệ, không nệ văn mà hại lời, không nệ lời

mà hại ý, biết lấy ý mà đón lấy cái chí của cổ nhân, thì cái hiện thực mà Nguyễn Du tố cáo chính là cái hiện thực đương thời ở Việt Nam”.

Giáo sư Đặng Thai Mai cũng có nhận định tương tự: “Tập truyện của Nguyễn Du cố nhiên không phải là bức chân dung chụp lấy mọi nét đặc sắc kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Nhà thi sĩ không phải là nhà khoa hoc xã hội. Trong tác phẩm của Nguyễn Du, ta chỉ nên nhận lấy những nỗi mâu thuẫn của xã hội phong kiến trên con đường phân hóa”.

Năm 1965, kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du đánh dấu một giai đoạn mới trong việc nghiên cứu Nguyễn Du và Tuyện Kiều theo quan điểm của chủ nghĩa Marx. Trong chỉ thị Ban Bí thư Trung Ương Đảng về việc kỉ niệm Nguyễn Du có những đánh giá hết sức cơ bản về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Bản chỉ thị viết: “…mặc dù nhà thơ có bị hạn chế trong ý thức hệ phong kiến mà biểu hiện tập trung nhất là tư tưởng định mệnh, toàn bộ tác phẩm của ông đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát của thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp lên vận mệnh con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những người bị áp bức, đau khổ”.

“Tác phẩm Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. Chính vì vậy, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, được đông đảo nhân dân ta từ thế hệ này qua các thế hệ khác hết sức yêu mến… Về nghệ thuật, Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉng cao của thơ ca cổ điển của dân tộc, trong tác phẩm đó ta có thể rút ra nhiều bài học king nghiệm bổ ích cho việc sáng tác nghệ thuật ngày nay”.

Có thể nói, theo giáo sư Nguyễn Lộc, thì phong trào văn hóa văn nghệ lúc này, được sự chỉ đạo thống nhất của Đảng, việc nghiên cứu

Nguyễn Du và Truyện Kiều trong đợt kỉ niệm này tiến hành trên một quy mô sâu rộng và toàn diện.

Trên Tạp chí văn học cũng như trong một số hội nghị chuyên đề do viện văn học tổ chức đã tiến hành rộng rãi việc trao đổi về hiệu đính và chú thích Truyện Kiều, sau đó, cho ra đời những bản Kiều hiệu đính và chú thích mới. Nhiều văn bản tác phẩm của Nguyễn Du và các tác phẩm của ông được xuất bản và “làm mời” một cách chính xác, khoa học và trọn vẹn

Ngoài những vấn đề thuộc pham vi văn học, việc nghiên cứu Truyện kiều trong đợt kỉ niệm này chủ yếu nhằm đi sâu hơn vào nội dung xã hội của tác phẩm, cũng như vào những đặc trưng nghệ thuật như:

 Diễn văn của học gia Nguyễn Khánh Toàn, chủ nhiệm ủy ban khoa học xã hội Việt Nam trong buổi lễ kỉ niệm.

 Tiểu luận của các tác giả Hà Huy Giap, Hoài Thanh, Trần Văn Giàu có tính chất đánh giá chung về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

 Các tiểu luận khác của các tác giả như Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Lưu Trọng Lư, Cao Huy Đỉnh, Hoàng Ngọc Hiến…đi sâu vào từng mặt của tác phẩm

Và bấy nhiêu công trình công phu ấy đã được tập hợp khá đầy đủ và chuẩn xác trong tập kỷ yếu “Kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du”

và tập bút kí tiểu luận của tác giả Xuân DIệu, và chuyên luận của Lê Đình Kỵ.

Về phương diện nghệ thuật, thì ngôn ngữ Truyện Kiều là một đề tài được nhiều người chú ý. Ở đây, có người đi sâu vào cái ngôn ngữ đa dạng của Nguyễn Du như

 Tác giả Đào Thản có bài “ Đi tìm một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều”.

 Tác giả Hoàng Văn Hành với bài “Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện phong phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du”.

 Tác giả Nguyễn Phan Cảnh có bài “Mô hình cơ cấu ngữ âm học của vần hiệp trong Truyện Kiều và vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.

 Giáo sư Nguyễn Lộc với bài “Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều”…

Ngoài ra, ngoài những tiểu luận đi vào những khía cạnh như thế, tập bút kí tiểu luận “Thi hào dân tộc Nguyễn Du” của Xuân Diệu,

“Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguễn Du” của Lê Đình Kỵ đều là những công tri2ng có quy mô trong đợt kỉ niệm này.

Khi nói về việc nghiên cứu bình luận “Truyện Kiều” và Nguyễn Du, ta không thể không nhắc tới một số bài thơ tiêu biểu thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá Truyện Kiều của một số nhà thơ tiêu biểu như một số nhà thơ và bài thơ dưới đây:

STT TÁC GIẢ TÁC PHẨM

CÁC BÀI THƠ CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1. Anh Thơ.  Qua sông Tiền Đường.

 Bói Kiều.

2. Bằng Việt.  Đọc lại Nguyễn Du.

3. Bùi Giáng.  Vịnh ngày tái hợp.

 Tố Như trùng lai.

 Nguyễn Du.

4. Bùi Mạnh Nhị.  Đề tặng phòng văn giáo sư Lê Trí Viễn.

5. Bùi Quang Thanh.  Ghi ở nhà lưu niệm Nguyễn Du.

6. Chế Lan Viên.  Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ.

 Gửi Nguyễn Du.

 Kỉ niệm Nguyễn Du ( 2 bài).

 Đọc Kiều (3 bài).

 Thơ bình phương- Đời lập phương.

7. Đào Duy Anh.  Viết sau khi hoàn thành Từ điển Truyện Kiều.

8. Đặng Ca Việt.  Thơ năm thứ cỏ.

9. Đặng Hiển.  Đọc “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

10. Đặng Hồng Chương  Viếng mộ Nguyễn Du.

11. Đoàn Tuấn- Lê Minh Quốc.

 Đọc lại Truyện Kiều.

12. Đoàn Thị Lam Luyến  Kiều có ở trong em.

 Gọi Thúy Kiều.

 Nợ Tiền Đường.

13. Đồng Thị Chúc.  Thăm cụ Nguyễn Du.

14. Hà Nguyên Dũng.  Khi đọc Truyện Kiều.

15. Hải Thanh.  Thác lới Thúc Sinh.

16. Hoài Yên.  Nghĩ về em.

17. Hoàng Dân.  Thúy Vân.

 Thằng bán tơ.

18. Hoàng Đại Nguyên.  Viếng mộ cụ Tiên Điền.

19. Hoàng Trung Thông.  Thăm mộ Nguyễn Du.

20. Hoàng Trung Thủy.  Giảng Kiều ở Vũng Tàu.

21. Hoàng Tuấn.  Vịnh nàng Kiều.

22. Hoàng Vũ Thuật.  Trưa trong vườn Nguyễn Du.

23. Hồ Dzếnh.  Mối tình đầu.

24. Hồ Văn Hảo.  Nguyễn Du.

25. Hồng Nhu.  Mưa trên sông Tiền Đường.

26. Huy Cận.  Ngày xuân nghĩ đến Nguyễn Du.

 Nhớ Tố Như.

27. Huy Lực.  Ngước nhìn Nguyễn Du.

28. Huy Thông.  Nguyễn Du.

29. Kim Chuông.  Nghĩ cùng Thúy Vân ngày Kim- Kiều

hội ngộ.

30. Lê Đại Thanh.  Nguyễn Du.

31. Lê Minh Hoài.  Ngẫu hứng đàn Kiều.

32. Lê Thu Yến  Mùa xuân với Nguyễn Du.

 Duyên nợ với Kiều.

33. Lê Trí Viễn.  Đêm ấy đêm này.

34. Lê Xuân Đố.  Nguyễn Du.

35. Lương Khắc Thanh.  Trước nhà thờ cụ Nguyễn Tiên Điền.

36. Mai Quốc Liên.  Bất chợt Tiền Đường.

37. Ngân Vịnh.  Trước mộ Nguyễn Du.

38. Ngô Thế Oanh.  Vườn Nguyễn Tiên Điền.

39. Ngô Văn Phú.  Đêm vũ hội.

40. Ngô Viết Dinh.  Em có trong Kiều.

 Trái tim Kiều.

41. Nguyễn Bính.  Kính tặng Nguyển Du và Truyện Kiều.

42. Nguyễn Chí Tình.  Bói Kiều cho em.

43. Nguyễn Định.  Ngày xuân đọc Kiều.

44. Nguyễn Đỗ Lưu.  Gặp Nguyễn Du ở Matxcova.

45. Nguyễn Hữu Khanh.  Thúy Vân.

46. Nguyễn Khắc Kình.  Đọc Kiều.

47. Nguyễn Ngọc Quế.  Một chiều Nghi Xuân.

48. Nguyễn Như Thuần.  Một thoáng Kiều.

49. Nguyễn Quảng Tuân.  Vui với Truyện Kiều.

50. Nguyễn Tài Đại.  Đời Kiều qua bốn lần đánh đàn.

51. Nguyễn Thanh Kim.  Hoa Đại trước nhà Nguyễn Du.

52. Nguyễn Trọng Hoàn.  Nguyễn Du viết Kiều.

53. Nguyễn Thị Ngọc Điệp.

 Bài thơ về cỏ non.

54. Nguyễn Văn.  Tiếng khóc chiều xuân.

55. Nguyễn Viết Lãm.  Đêm thơ trên vườn hoa Nguyễn Du.

56. Nguyễn Vũ Tiềm.  Mượn sóng Tiền Đường.

57. Nguyễn Xuân Sanh.  Nhớ Nguyễn Du.

58. Phan Cung Việt.  Chiếc gối.

59. Phan Thị Thanh Nhàn.  Ở sông Tiền Đường.

60. Phan Xuân Hạt.  Cô giáo giảng Kiều.

 Trăng rằm.

61. Phương Dung.  Qua sông rớt một câu Kiều.

62. Phương Thúy.  Xưa nay.

63. Quỳnh Như.  Trước nhà lưu niệm.

64. Tạ Hữu Yên.  Với Kiều.

65. Tạ Văn Sĩ.  Đêm trăng nhớ Kiểu.

66. Tế Hanh.  Nguyễn Du.

 Bài học nhỏ về nhà thơ lớn.

 Bình luận Truyện Kiều.

 Bói Kiều.

67. Thạch Qùy.  Tiên Điền, nghĩ lại.

 Nghe ban đọc Kiều ở chiến hào biên giới.

68. Thai Sắc.  Với Thúy Kiều.

69. Thái Thăng Long.  Với Nguyễn Du.

70. Thu Nguyệt.  Một nửa vầng trăng.

71. Tố Hữu.  Kính gửi cụ Nguyễn Du.

72. Trần Chấn Uy.  Giấc mơ- gửi Thúy Kiều.

 Viếng trước mộ cụ Nguyễn Du.

73. Trần Dzạ Lữ.  Cảm ơn cô giáo dạy văn

 Đầu năm bói Kiều cho một người ở Tây Đô.

74. Trần Hiếu Long.  Cảm đề tác giả Đoạn Trường Tân Thanh.

75. Trần Lê Văn.  Chiếc đồng hồ và chàng Kim Trọng.

 Nghe chuyện cô Kiều.

76. Trần Mạnh Hảo.  Ru em Thúy Kiều.

 Đêm viết Kiều.

77. Trần Ngọc Hưởng.  Thoa vàng.

 Vầng sánh tình yêu.

78. Trần Ninh Hồ.  Lời quê ơi.

79. Trần Quốc Toàn.  Bói Kiều.

80. Trần Thanh Đạm.  Nói với con.

 Với Nguyễn Du.

81. Trinh Đường.  Bói Kiều.

Một phần của tài liệu truyen kieu trong con mat nguoi doi (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w