Phần II. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
2. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Nhà trường đã xác định được kế hoạch cải tiến phù hợp:
Tham mưu, đề xuất với cấp trên đầu tư cung cấp hệ thống nước sạch cho nhà trường năm học 2014-2015; xây dựng thêm khu vệ sinh học sinh vào những năm học 2015 - 2016.
4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Không đạt
Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường cơ bản xác định được điểm mạnh của tiêu chí.
Thư viện nhà trường được công nhận đạt chuẩn theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2003, về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Thư viên hoạt động đúng theo quy định và có hiệu quả phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Thư viện có trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý.
2. Điểm yếu:
Nhà trường đã xác định đúng điểm yếu, đó là:
Thư viện trường chưa bố trí được cán bộ thư viện chuyên trách quản lý nên mọi công tác sắp xếp, giới thiệu sách làm chưa được tốt; Thư viện có trang bị máy vi tính nhưng chưa được kết nối mạng internet.
Nhà trường chưa có website để đăng tải thông tin và các tài liệu học tập của trường cho học sinh tra cứu học tập.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến phù hợp với điều kiện của đơn vị:
Năm học 2014 - 2015, có kế hoạch bố tri sắp xếp cán bộ chuyên trách công tác thư viên, xây dựng website cho trường và kết nối mạng internet cho máy tính phòng thư viên để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh.
Hàng năm, nhà trường tiếp tục mua và bổ sung một số loại sách tham khảo, báo, tạp chí.
4. Những nội dung chưa rõ: Các kế hoạch hoạt động của thư viên chưa được lãnh đạo trường phê duyệt, nhà trường cần bổ sung cho phù hợp.
5. Đánh giá tiêu chí: Không đạt
Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường đã đánh giá điểm mạnh đúng với nội hàm mô tả hiện trạng:
Nhà trường đã được đầu tư tương đối đầy đủ các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học cho tất cả các môn học đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu dạy và học tối thiểu theo quy định. Thiết bị được bố trí sắp xếp khá hợp lý thuận lợi cho giáo viên.
Thiết bị, đồ dùng thường xuyên được kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung hàng năm.
2. Điểm yếu:
Nhà trường đã xác định đúng điểm yếu, đó là: Tuy có được quan tâm đầu tư nhưng nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế.
Thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường tuy có nhưng chưa đồng bộ giữa các bộ môn và bị hư hỏng nhiều do chất lượng sản xuất.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cải tiến khá phù hợp:
Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ quản lý thiết bị lập kế hoạch mua sắm, bổ sung thêm thiết bị dạy học hàng năm. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng tăng cường việc giám sát, kiểm tra tạo thói quen cho giáo viên tự giác hơn trong quá trình sử dụng các thiết bị dạy học.
Chỉ đạo giáo viên duy trì việc sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên.
Lãnh đạo nhà trường khuyến khích giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy.
4. Những nội dung chưa rõ: Nội dung mô tả cần mô tả rõ thêm chỉ số b “sử
dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 3:
- Điểm mạnh cơ bản của trường:
Cơ sở vật chất của nhà trường nhìn chung tương đối đầy đủ đảm bảo nhu cầu cơ bản cho công tác dạy và học. Việc bố trí các khu phòng làm việc, học tập và các công trình phục vụ khá phù hợp, tạo được vẽ mỹ quan; môi trường cảnh quan xung quanh đảm bảo. Trường đã được công nhận đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp mức độ cao. Các phòng học bộ môn tương đối đầy đủ, đáp ứng cho hoạt động dạy và học. Công tác thư viện, thiết bị cũng được nhà trường quan tâm đầu tư và hoạt động có hiệu quả; thư viện trường đã được công nhận đạt chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2003, về việc ban hành
Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Nhà trường không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị hàng năm phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý, dạy và học.
- Điểm yếu cơ bản của trường:
Hàng rào hai bên và phía sau chưa được xây dựng kiên cố; trường chưa có nhà đa năng để cho các em luyện tập thể thao khi trời mưa. Hệ thống cấp, thoát nước cho phòng học bộ môn hóa, sinh chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh dụng cụ thực hành. Các phòng thực hành lý, hóa, sinh được sử dụng từ các phòng học nên diện tích và qui cách chưa đạt theo tiêu chuẩn qui định. Bàn ghế học sinh đã sử dụng qua 10 năm, có nhiều bàn ghế đã bị hư hỏng.
Dãy nhà hiệu bộ đã cũ và xuống cấp, trong mùa mưa trần bị dột nên ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận hành chính. Phòng y tế sử dụng từ phòng tạm nên còn ẩm thấp, chưa đúng qui cách, các thiết bị y tế chưa đầy đủ, chưa có cán bộ y tế chuyên trách
Số lượng máy tính trong nhà trường còn ít, chưa đủ phục vụ cho nhu cầu dạy và học môn tin học, máy tính của nhà trường đa phần đã cũ và hư hỏng thường xuyên nên việc sử dụng có lúc gặp khó khăn.
Số nhà vệ sinh cho học sinh còn ít, chưa đáp ứng theo yêu cầu; Chưa có nguồn nước sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cũng như trong việc chăm sóc cây xanh.
Thư viện trường chưa bố trí được cán bộ thư viện chuyên trách quản lý nên mọi công tác sắp xếp, giới thiệu sách làm chưa được tốt; Thư viện có trang bị máy vi tính nhưng chưa được kết nối mạng internet. Nhà trường chưa có website để đăng tải thông tin và tài liệu học tập của trường cho học sinh tra cứu học tập.
Thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường tuy có nhưng chưa đồng bộ giữa các bộ môn và bị hư hỏng nhiều do chất lượng sản xuất.
- Kiến nghị đối với trường:
Nhà trường xây dựng kế hoạch tham mưu với các cấp, các ngành tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bão phục vụ tốt cho công tác dạy và học của nhà trường.
Hàng năm, đơn vị có kế hoạch dành một phần kinh phí để bổ sung trang thiết bị dạy học và sách tham khảo cho thiết bị và thư viện của trường để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường đã xác định được điểm mạnh cơ bản của tiêu chí: Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành. Nhà trường phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động, cùng nhà trường giáo dục học sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học.
2. Điểm yếu:
Xác định đúng điểm yếu: Một số thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết năng lực hoạt động và chưa chủ động tham mưu với Lãnh đạo nhà trường trong công tác giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh một số lớp
hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, chưa làm hết quyền, trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như Điều 4 Điều lệ cha mẹ học sinh quy định.
Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa giáo dục, quản lý tốt con em mình trong việc học tập và rèn luyện.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường có đề ra phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và nêu được thời gian hoàn thành: Trong những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp, tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực hơn. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học tập của học sinh đến cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức; qua đó để cha mẹ học sinh có ý thức phối hợp với nhà trường giáo dục con em mình đạt hiệu quả cao hơn.
4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;
c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
1. Điểm mạnh:
Đoàn thống nhất với điểm mạnh nhà trường đã xác định:
Nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và PHHS trong các mặt hoạt động giáo dục; đồng thời phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Hàng năm, nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2. Điểm yếu:
Nhà trường đã xác định đúng điểm yếu, đó là:
Do địa bàn dân cư phân tán nên công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội chưa thường xuyên. Chưa huy động hết nguồn lực của các tổ chức xã hội và cá nhân ngoài nhà trường tham gia đóng góp vào hoạt động giáo dục.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Nhà trường đã xác định đúng kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2014 - 2015, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục; phối hợp và quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các doanh nghiệp, cá nhân để vận động sự đóng góp hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục.
Làm tốt hơn công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để tạo thêm sự hỗ trợ về tinh thần, vật chất cho nhà trường.
4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
1. Điểm mạnh:
Đoàn nhận thấy điểm mạnh nhà trường đã xác định chưa thực sự nổi bật so với nội hàm từng chỉ số: Nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức nhiều chuyên đề để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó nhà trường đã phối hợp tốt với Ban quản lý khu di tích lịch sử Hòn Đất để học sinh chăm sóc di tích lịch sử địa phương; qua đó giáo dục học sinh thực hiện tốt phong trào:
“Uống ước nhớ nguồn – Đền ơn đáp nghĩa”.
2. Điểm yếu:
Nhà trường đã xác định đúng điểm yếu, đó là:
Công tác phối hợp với tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc cho học sinh qua việc chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa địa phương chưa được thường xuyên.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường chưa thật cụ thể: Năm học 2014 - 2015 nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể hơn việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc cho học sinh. Việc sinh hoạt truyền thống cho học sinh, nhà trường chỉ đạo Đoàn trường tổ chức có nội dung phong phú hơn, để huy động sự hứng thú tham gia của học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch cho học sinh thường xuyên chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt Đánh giá chung
- Điểm mạnh cơ bản của trường:
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành. Nhà trường phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động, cùng nhà trường giáo dục học sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học.
Nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và PHHS trong các mặt hoạt động giáo dục; đồng thời phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Hàng năm, nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhà trường phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về trường thống lịch sử, văn hoá, dân tộc. Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, Đoàn - Đội tổ chức nhiều chuyên đề: “ Em yêu quê hương em”,
“chúng em là thuyết minh viên”... Bên cạnh đó nhà trường đã phối hợp tốt với Ban quản lý khu di tích lịch sử Hòn Đất chăm sóc di tích lịch sử .
- Điểm yếu cơ bản của trường:
Một số thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết năng lực hoạt động và chưa chủ động tham mưu với Lãnh đạo nhà trường trong công tác giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh một số lớp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, chưa làm hết quyền, trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như Điều 4 Điều lệ cha mẹ học sinh quy định. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa giáo dục, quản lý tốt con em mình trong việc học tập và rèn luyện.
Do địa bàn dân cư phân tán nên công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội chưa thường xuyên. Chưa huy động hết nguồn lực của các tổ chức xã