ĂN MÒN KIM LOẠI

Một phần của tài liệu 17 bài tập 12 CHƯƠNG 5 (Trang 20 - 24)

CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Cho biết các trường hợp sau đây là ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa. Nêu rõ kim loại nào bị ăn mòn trong các trường hợp sau:

a. Để một thanh sắt nguyên chất ngoài không khí ẩm b. Nhúng thanh Fe vào dd CuCl2

c. Nhúng một thanh Zn nguyên chất vào dd HCl

d. Nhúng 2 thanh Fe và Cu không tiếp xúc nhau vào dd H2SO4

e. Một miếng tôn để ngoài không khí ẩm f. Một hợp kim sắt để ngoài không khí ẩm

g. Nhúng Fe vào dd HCl có nhỏ thêm vài giọt CuSO4

h. Một miếng sắt tây bị trầy sướt tới lớp bên trong để ngoài không khí i. Nhúng một thanh Fe vào dd FeCl3

j. Một sợi dây gồm 2 đoạn Fe và Al nối với nhau để ngoài không khí k. Một chìa khóa làm bằng hợp kim thép rơi xuống giếng

2. Nêu các quá trình xảy ra ở các điện cực khi xảy ra ăn mòn điện hóa sau:

a. 2 thanh Zn và Cu nối với nhau bằng 1 dây dẫn, cùng nhúng vào dd HCl

...

...

b. Một miếng thép ngoài không khí ẩm.

...

...

c. Gắn một miếng kẽm vào vỏ tàu biển làm bằng thép (hợp kim Fe-C)

...

...

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu 1. Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì Kẽm là cực âm, sắt là cực dương

Câu 2. Bản chất của ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học giống là cả 2 đều là quá trình oxi hoá khử và khác nhau là ăn mòn hóa học không có phát sinh dòng điện

Câu 3. Ăn mòn kim loại là Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường

Câu 4. Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là quá trình khử Cu

Câu 5. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại Al để ngoài không khí ẩm.

Câu 6. Trong không khí ẩm, vật làm bằng Sắt tây ( sắt tráng thiếc) sẽ xảy ra hiện tƣợng sắt bị ăn mòn điện hoá.

Câu 7. Trong không khí ẩm, vật làm bằng Sắt nguyên chất sẽ xảy ra hiện tƣợng sắt bị ăn mòn điện ho

Câu 8. Trong không khí ẩm, vật làm bằng Hợp kim gồm Al và Fe sẽ xảy ra hiện tƣợng sắt bị ăn mòn điện hoá.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

A.O2 B.CO2 C.H2O D.N2 Câu 2: Phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại ?

A.phản ứng trao đổi B. phản ứng thuỷ phân.

C. phản ứng axit - bazơ . D. phản ứng oxi hoá-khử . Câu 3: Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:

A. Có phát sinh dòng điện

B. Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng C. Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh

D. Đều là các quá trình oxi hóa khử

Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về ăn mòn hóa học?

A. Ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện.

B. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện một chiều . C. Ăn mòn hóa học là quá trình oxihoá - khử . D. Nhiệt độ càng cao thì kim loại bị ăn mòn càng nhanh . Câu 5: Điều kiện cần và đủ để xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp qua dây dẫn B. bản chất của 2 điện cực phải khác nhau.

C.2 điện cực cùng tiếp xúc với dd chất điện li (axit hay baz hay muối) D. Cả 3 điều kiện trên

Câu 6: Trong ăn mòn điện hóa học xảy ra

A. sự oxihóa ở cực dương (catot).

B. sự khử ở cực âm (anot).

C. sự oxihóa ở cực dương (catot) và sự khử ở cực âm (anot).

D. sự oxihóa ở cực âm (anot) và sự khử ở cực dương (catot).

Câu 7: Trong không khí ẩm Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với

A. Mg B.Zn C. Al D. Cu Câu 8: Trường hợp nào sau đây kim lọai bị ăn mòn điện hóa học ?

A. Cho kim lọai Fe vào dung dịch HCl B. Thép cacbon để trong không khí ẩm . C. Đốt dây Fe trong khí Oxi D. Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng .

Câu 9: Một sợi dây Al nối với một sợi dây thép (Fe) khi để ngòai không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tƣợng gì ? A.Dây thép và dây Al đều bị đứt. B.Ở chổ nối Fe (thép) bị mủn ra và bị đứt .

C.Ở chổ nối dây Al bị mủn ra và bị đứt . D.không xảy ra hiện tƣợng gì cả .

Câu 10: Ngâm 1 lá Fe trong dd HCl, Fe phản ứng (bị ăn mòn) chậm. Nếu thêm vào dd trên vài giọt dd CuSO4 , quan sát hiện tƣợng ta thấy

A. không có bọt khí H2 sinh ra B. bọt khí H2 sinh ra ít và chậm dần C. Dung dịch không đổi màu D. H2 thóat ra nhiều hơn do Fe bị ăn mòn điện hóa Câu 11: Kim lọai có thể dùng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép là

A.Zn B.Cu. C.Ni. D.Sn.

Câu 12. Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:

A. Sắt bị ăn mòn, kẽm đƣợc bảo vệ B. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá

C. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá. D. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương.

Câu 13. Bản chất của ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học giống và khác nhau là A. Giống là cả 2 đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

B. Giống kà cả 2 đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hoá học mới là quá trình oxi hoá khử C. Giống là cả 2 đều là quá trình oxi hoá khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện

D. Giống là cả 2 đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

Câu 14. Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao C. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

D. Tất cả đều đúng

Câu 15. “ăn mòn kim loại “ là sự phá huỷ kim loại do A. Tác động cơ học

B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện D. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh

Câu 16. Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là

A. quá trình khử Cu B. quá trình khử ion H+. C. quá trình oxi hoá ion H+. D. quá trình khử Zn

Câu 17. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là:

A. Cu B. Mg C. Al D. Zn

Câu 18. Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?

A. Sắt tây ( sắt tráng thiếc). B. Sắt nguyên chất C. Tôn ( sắt tráng kẽm). D. Hợp kim gồm Al và Fe

Câu 19. Vỏ tàu biển làm bằng thép thường có ghép những mảnh kim loại khác để làm giảm ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây phù hợp tốt nhất cho mục đích này là:

A. Magiê B. Chì C. Đồng D. Kẽm

Câu 20. Cách li kim loại với môi trường là một trong những biện pháp chống ăn mòn kim loại. Cách làm nào sau đây thuộc về phương pháp này:

A. Mạ một lớp kim loại( nhƣ crom, niken) lên kim loại

B. Toạ một lớp màng hợp chất hoá học bền vững lên kim loại( nhƣ oxit kim loại, photphat kim loại) C. Phủ một lớp sơn, vecni lên kim loại

D. Tất cả đều thuộc phương pháp trên

Câu 21. Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Ancol etylic. B. Dây nhôm C. Dầu hoả. D. Axit clohydric.

Câu 22. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa đƣợc Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn đƣợc nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 23. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 24. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

A. Sn bị ăn mòn điện hóa B. Fe bị ăn mòn hóa học C. Fe bị ăn mòn điện hóa D. Sn bị ăn mòn hóa học.

Câu 25. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 26. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV

Câu 27. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trongdung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lƣợng

A. điện cực Zn giảm còn khối lƣợng điện cực Cu tăng B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng

C. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm

D. điện cực Zn tăng còn khối lƣợng điện cực Cu giảm

Một phần của tài liệu 17 bài tập 12 CHƯƠNG 5 (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)