Một số hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)

Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.2. Một số hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt

Chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau:

a. Giai đoạn 1

Lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 - 60kg. Đây là thời kì cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm

cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, lợn trở nên ngắn đòn, ít thịt vì cơ bắp nhở, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn.

Nhưng nếu dư thừa chất dưỡng sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ đào thải ở dạng ure gây hại cho mối trường, lợn dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho lợn ăn theo khẩu phần có từ 3100 - 3250 Kcal.

b. Giai đoạn 2

Lợn thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 - 105kg. Đây là thời kỳ lợn tích lũy vào các cơ, các mô liên kết nên lợn sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này lợn cần nhiều glucid, lipit hơn giai đoạn 1, ngược lại các nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin sẽ ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm lợn trở nên gầy, cơ bắp dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi cần sử dụng thức ăn có khẩu phần protein thô từ 14 - 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 - 3100Kcal.

2.2.2.2. Kỹ thuật cho ăn a. Số lượng thức ăn

Theo như phần trình bày về dinh dưỡng ở trên thì cơ thể lợn phát triển theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu cơ thể lợn sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào. Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho lợn ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp lợn tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho lợn ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn lợn thịt và tăng tỉ lệ nạc.

c. Cách cho ăn

Nên bố trí máng ăn cho đủ số lợn trong đàn để hạn chế mức ăn không đồng đều và nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tập cho lợn có phản xạ ăn theo giờ để tăng khả năng tiêu hóa. Trong khi ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong chuồng. Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố, nấm mốc.

Nước uống cho lợn cần phải sạch sẽ và đầy đủ.

2.2.2.3. Kỹ thuật chăm sóc a. Phân lô, phân đàn

Sau khi cai sữa lợn con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Khi ghép tránh không để cho lợn phân biệt đàn hoặc cắn xé lẫn nhau.

- Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 - 35kg có 0,4 - 0,5m²/con, từ 35 - 100kg có 0,8m²/con.

* Lưu ý: Nên nuôi tách riêng lợn thịt đực và cái vì giới tính có liên quan đến mức tăng trọng của lợn, nhất là từ giai đoạn lợn đạt từ 50kg trở lên.

Một số đặc điểm khác nhau về cơ bản dinh dưỡng giữa lợn đực và lợn cái như là: khả năng tăng trưởng cơ của lợn đực cao hơn lợn cái; lợn đực cần nhiều protein và axit amin hơn lợn cái vào giai đoạn 50 - 90kg; lợn cái được cho ăn tự do đến 40 - 45kg còn lợn đực thì có thể ăn tự do cho tới 55 - 60kg và sau đó được nuôi tách riêng và cho ăn với mức năng lượng hạn chế khác nhau.

Mặt khác khẩu phần của lợn đực cần nhiều lysine hơn lợn cái.

b. Chuồng trại và vệ sinh

- Việc quản lý đàn lợn thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí... cũng rất quan trọng.

- Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung bình từ 0,5 - 1m/s nếu thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, đề phòng có sự cố mất điện, quạt không chạy dẫn đến đàn lợn bị chết do ngợp.

- Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trượt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.

- Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng đông bắc tây nam để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chỗ phơi nắng khoảng 2/3 diện tích chỗ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho lợn, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng băng tia tử ngoại.

- Quanh chuồng nên trồng cây che mát, tuy tốt vào ban ngày, nhưng về đêm nếu không khí ngưng đọng, không có gió, cây hô hấp thải CO2 cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của lợn nuôi.

- Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi lợn cao sản thì chỉ tắm lợn trong trường hợp thật cần thiết vì việc tắm cho lợn sẽ làm cho lợn tăng độ dày của lớp mỡ lưng (đây là phản ứng của lợn để chống lại nước lạnh). Như vậy

lợn sẽ mất nhiều năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỷ lệ nạc. Mặt khác, tắm lợn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những lợn yếu trong đàn dễ nhiễm bệnh.

- Nên tổ chức vệ sinh và sát trùng chuồng trại tốt trong suốt quá trình nuôi.

2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hội chứng hô hấp ở lợn

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9] bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…

Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [6] khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số

kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.

Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [27] lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Nguyễn Chí Dũng (2013) [3] đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% - 38,18%).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [8] nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E.coli, Salmonella và Clostridium.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [7] Lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [4] đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E.coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%.

Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [28] đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E.coli Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan

trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E.coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, SalmonellaStreptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [8] đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

*Bệnh viêm khớp

Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993) [19] về vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh khó thở truyền nhiễm cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn S. suis là 74%. Từ các kết quả nghiên cứu về bệnh cầu khuẩn ở lợn. Theo nghiên cứu của Khương Thị Bích Ngọc (1996) [15] đã chế tạo vắc - xin cầu khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt hiệu quả bảo hộ cao. Cù Hữu Phú (1998) [21] đã phân lập được vi khuẩn S. suis từ bệnh phẩm của lợn ốm chết nghi do vi khuẩn S.

suis gây ra ở cả 2 phương thức chăn nuôi là rất cao, trong đó chăn nuôi tập trung chiếm 93,9%, chăn nuôi hộ gia đình chiếm 95,3%.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Katri Levolen (2000) [30] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).

Theo Herenda và cs. (1994) [29], viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.

Sokol và cs. (1981) [31], cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)